Công viên Thống Nhất buộc người ăn mặc chỉnh tề mua vé vào cổng: chuyện lạ đời!
Đó là phản hồi của nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online khi đọc bài ‘Xin dừng bán vé vào công viên Thống Nhất vì không đủ trả lương cho người bán vé’.
Cổng công viên Thống Nhất trên phố Trần Nhân Tông – Ảnh: NAM TRẦN
Cụ thể, vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về việc hạ thấp hàng rào Công viên Thống Nhất, tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông và phố Nguyễn Đình Chiểu.
Ngoài ra, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề xuất dừng bán vé vào công viên Thống Nhất từ ngày 1-1-2023. Bởi theo sở này, công viên Thống Nhất mỗi năm thu về được khoảng 700 triệu đồng, chỉ giải quyết được hơn 50% kinh phí trả lương cho nhân viên bán vé.
Trước thông tin người dân phải mua vé khi vào công viên Thống Nhất, bạn đọc Dung thấy quá lạ bởi theo bạn đọc này, các công viên tại TP.HCM đều mở cửa cho người dân vào tập thể dục, sinh hoạt miễn phí.
Video đang HOT
Chỉ có bộ phận giữ xe thu tiền nếu người dân vào công viên có nhu cầu gửi xe. “Công viên mà lại đi thu tiền vé vào. Lạ đời!”, bạn đọc Dung bày tỏ.
Tương tự, bạn đọc Đức Hùng cho rằng công viên là nơi công cộng để người dân được hưởng không gian xanh. Do đó kiểu bán vé tận thu là đi ngược với tính cộng đồng vui chơi giải trí.
“Các công viên tại TP.HCM từ lâu đã tháo bỏ hàng rào xung quanh gây cản trở, ngăn cách trong ngoài công viên. Mọi người ai cũng có thể tự do ra vào bất kể thời gian.
Hà Nội ngàn năm văn hiến, còn tồn tại việc bán vé vào công viên cho thấy đi ngược lại nét văn hóa cộng đồng”, bạn đọc Đức Hùng viết thêm.
Còn bạn đọc Tho bất ngờ: Giờ mới biết muốn vào công viên phải mua vé. Rồi công viên Thống Nhất còn tuyển 22 người bán vé. Trong khi đó tiền bán vé không đủ trả công cho nhân viên bán vé.
“Vậy sao không khuyến khích dân chúng tập thể dục. Số tiền bù trả lương thì mua sắm, trang bị dụng cụ tập thể dục và không cần vé như các công viên ở Sài Gòn”, bạn đọc Tho đề xuất.
Cũng tỏ ra bất ngờ và không đồng tình với cách làm của bộ phận quản lý công viên Thống Nhất, bạn đọc Đỗ Quang cho rằng đã dỡ rào công viên thì nên dỡ đi luôn, sao lại phải hạ thấp nữa.
“Hạ thấp nghĩa là vẫn có tường rào, vẫn ngăn cách. Tôi nghĩ Nhà nước nên làm những con đường chạy quanh công viên, những đường xương cá cho cô bác dạo chơi. Các vị đừng tư duy nửa vời nữa…”, bạn đọc Đỗ Quang hiến kế.
Theo quy định, hiện những người tới công viên Thống Nhất “mặc đồ ở nhà” đi tập thể thao sẽ được miễn phí vé vào cổng, còn những người ăn mặc chỉnh tề phải mua vé với giá 4.000 đồng/vé. Thật sự không hiểu nổi ai đã ra cái quy định này? Cạn lời!
Bạn đọc Trung Vũ
Việc bán vé vào công viên Thống Nhất đã là chuyện lạ nhưng theo bạn đọc Đức Nguyễn, chỉ nội đội ngũ bán vé mà phải cần đến những 22 người thì càng vô lý hơn.
Nó cho thấy sự cồng kềnh, kém hiệu quả. Như vậy không có đủ tiền trả công cho nhân viên bán vé là điều đương nhiên.
“Lý do mà những người quản lý công viên Thống Nhất đưa ra thật nực cười. Nếu thu đã không đủ chi thì sau này công viên sẽ được chăm sóc ra sao để không trở thành công viên rác và cỏ dại”, bạn đọc có nick name Huu Nuu viết.
Hà Nội: Yêu cầu khẩn trương kiểm tra, đánh giá với các dự án lát đá vỉa hè
Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản báo cáo số 8258/SXD-GĐXD ngày 10/11/2022 về lát đá vỉa hè trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các dự án lát đá vỉa hè.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các dự án lát đá vỉa hè. Ảnh tư liệu: Trung Nguyên/Báo Tin tức
UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Văn bản số 1385/UBND-ĐT ngày 08/4/2019 của UBND thành phổ về việc chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận và văn bản đề nghị của Sở Xây dựng số 8258/SXD-GĐXD ngày 10/11/2022.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra đánh giá, thực hiện các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng hỏng hóc, xuống cấp của vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện khi tham gia giao thông và mỹ quan đô thị.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 1385 để phối hợp với các sở, ngành thành phố và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng vật liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè và thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình theo phân cấp, đảm báo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Lâu nay, việc lát đá vỉa hè được giao cho các quận, huyện làm chủ đầu tư xây dựng nhưng trong quá trình thực hiện có nơi, có lúc chưa được đồng bộ, chưa đúng quy chuẩn, quy định dẫn tới có nơi chưa đáp ứng chất lượng và mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, còn có địa phương quản lý còn chưa tốt dẫn tới vỉa hè bị lấn chiếm, xe cộ cày xới gây hư hỏng, bức xúc trong dư luận.
Một bất cập nữa là các quận huyện lên kế hoạch xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chưa hợp lý về mặt thời gian, có nơi thường làm vào dịp Tết Nguyên đán gây cản trở giao thông đi lại, ảnh hưởng cuộc sống người dân, nhất là khu vực các quận trung tâm.
Lãng phí ba tòa nhà tái định cư 'bỏ hoang' trên đất vàng giữa lòng khu đô thị Ba tòa nhà tái định cư N3, N4, N5, cao 6 tâng, với 150 căn hô nằm trên "đât vàng" trong Khu đô thị Sài Đồng (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nôi) được xây dựng và hoàn thiên thiên từ năm 2001 - 2006 để tái định cư tại chỗ cho người dân khi giải phóng mặt bằng mở rộng phố...