Công việc mới của cựu công chúa Nhật Bản
Nửa năm sau khi bắt đầu cuộc sống mới tại Mỹ, cựu công chúa Mako đang tham gia vào các hoạt động nghệ thuật tại bảo tàng MET ở New York.
Mako Komuro, cựu công chúa của Hoàng gia Nhật Bản, bắt đầu công việc mới sau chuyển đến Mỹ cùng chồng vào tháng 11 năm ngoái, theo Japan Times.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực nghệ thuật, Mako đang tham gia vào các hoạt động tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (MET) ở thành phố New York.
Cựu công chúa Mako có nhiều năm theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật. Trước khi sang Mỹ, truyền thông dự đoán cô sẽ làm việc cho bảo tàng MET. Ảnh: Reuters.
Song, nguồn thạo tin cho biết cựu công chúa chưa phải là nhân viên chính thức của bảo tàng. Việc tham gia là hoạt động tự nguyện.
Gần nhất, cựu công chúa tham gia vào một triển lãm tranh treo tường lấy cảm hứng từ một nhà sư từng đi dọc nước Nhật trong thế kỷ 10 để truyền bá Phật giáo.
Video đang HOT
Cựu công chúa tốt nghiệp Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo với bằng về nghệ thuật và di sản văn hóa. Năm 2012, cô theo học ngành lịch sử nghệ thuật ở Đại học Edinburgh tại Anh.
Sau khi tốt nghiệp, Mako tiếp tục lấy bằng thạc sĩ về nghiên cứu bảo tàng nghệ thuật và phòng trưng bày tại Đại học Leicester vào năm 2016.
Khi vẫn còn là thành viên hoàng gia, Mako từng là nhà nghiên cứu đặc biệt tại bảo tàng thuộc Đại học Tokyo, thực hiện các nghiên cứu của mình với các nhiệm vụ của hoàng gia.
Bảo tàng MET được thành lập vào năm 1870 và trưng bày khoảng 1,5 triệu hiện vật đại diện cho các di sản văn hóa của thế giới. Vợ chồng công chúa được cho là sống trong một căn hộ cách bảo tàng 10 phút lái xe.
Vợ chồng cựu công chúa Nhật Bản chuyển đến Mỹ vào cuối năm ngoái, nơi Kei Komuro theo đuổi nghề luật sư. Ảnh: Daily Mail.
Chuyện các thành viên thuộc hoàng gia trở thành người phụ trách các phòng trưng bày nghệ thuật không còn lạ lẫm. Ví dụ, công chúa Eugenie, cháu gái của Nữ hoàng Anh, là giám đốc của một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại ở London (Anh) từ năm 2015.
Năm 2017, sự chú ý của công chúng Nhật đổ dồn vào Mako, khi đó vẫn còn là công chúa và là con gái lớn của Thái tử Akishino – thông báo ý định kết hôn với Kei Komuro, người yêu từ thời đại học.
Tuy nhiên, cả hai phải hoãn hôn sự trong vòng 3 năm, sau khi tin tức mẹ của Kei Komuro nợ nần nổ ra. Đến tháng 10 năm ngoái, đôi trẻ chính thức kết hôn nhưng không có nghi lễ hay đám cưới được tiến hành theo truyền thống dành cho các thành viên hoàng gia. Cựu công chúa đổi sang họ chồng.
Trong một cuộc họp báo ngay sau khi kết hôn, cả hai đều không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về cuộc sống mới của họ ở New York, đồng thời trả lời bằng văn bản rằng đó là “vấn đề riêng tư”.
“Điều tôi muốn chỉ là có một cuộc sống yên bình trong môi trường mới của mình,” cựu công chúa viết.
Việt Nam giành 4 Huy chương tại Olympic Hóa học quốc tế năm 2021
Ngày 02/8, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được thông tin chính thức từ Nhật Bản về kết quả dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 của Đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Theo đó, cả 4/4 thí sinh tham gia dự thi đều đoạt Huy chương, với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc.
Cụ thể, 3 Huy chương Vàng thuộc về các em: Nguyễn Duy Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, Hà Nội; Phạm Đức Nam Phương, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương; Nguyễn Lê Thảo Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, Hà Nội.
Em Nguyễn Hoàng Dương, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội giành Huy Chương Bạc.
Đoàn Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2021
Olympic Hóa học quốc tế năm 2021 (IChO2021) do Nhật Bản đăng cai, được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến từ ngày 25/7 đến ngày 02/8 với sự tham gia của 79 nước và vùng lãnh thổ tham gia.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm 4 thí sinh dự thi trực tuyến tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các thí sinh làm bài thi Lý thuyết trong 5 giờ, theo hình thức realtime, dưới sự giám sát trực tiếp của Ban Tổ chức từ phía Nhật Bản.
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch bệnh và các yêu cầu chuyên môn nghiêm ngặt của Ban Tổ chức, đạt được mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch bệnh an toàn, đảm bảo sức khỏe cho thí sinh dự thi vừa đáp ứng yêu cầu nghiêm túc, khách quan trong tổ chức thi.
Với thành tích 100% thí sinh dự thi đoạt Huy chương (3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc), đội tuyển quốc gia Việt Nam năm 2021 tiếp tục duy trì thành tích cao tại Olympic Hóa học quốc tế những năm qua.
Khép lại mùa Olympic 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh tham gia dự thi. Cả 37/37 học sinh đều đoạt giải với: 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen. Thành tích chung của các đội tuyển đã khẳng định sự cố gắng vượt bậc trong học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên và các nhà trường, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đồng thời, khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông và hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi./.
"Những thói quen vàng giúp trẻ phát triển học lực" "Những thói quen vàng giúp trẻ phát triển học lực" là cuốn sách lấy phương pháp giáo dục gia đình làm kim chỉ nam, trong sự giao thoa giữa hai nền giáo dục lớn Do Thái - Nhật Bản. Cuốn sách này đã từng tạo nên làn sóng mạnh mẽ, làm thay đổi cách nuôi dạy, giáo dục con cái của rất nhiều...