Công ty Trung Quốc mua suất du học Mỹ cho khách hàng
Công ty du học Trung Quốc trả tiền để cán bộ tuyển sinh Mỹ tư vấn cho khách hàng về cách ứng tuyển, hỗ trợ sinh viên sửa bảng điểm hay viết luận hộ.
Theo Business Insider, 8 nhân viên cũ của Tập đoàn Quản lý Giáo dục Dipont ở Thượng Hải, Trung Quốc, tiết lộ công ty này chi trả hàng nghìn USD để cán bộ tuyển sinh các trường đại học Mỹ giúp khách hàng của họ ứng tuyển vào trường.
Họ cho biết thêm Dipont còn có nhiều dịch vụ khác, bao gồm viết luận hộ học sinh, chỉnh sửa thư giới thiệu của giáo viên. Thậm chí, họ còn cho phép khách hàng tự sửa bảng điểm trung học theo ý muốn.
Dipont phủ nhận cáo buộc gian lận và cảm thấy tự hào khi công ty có mối quan hệ đặc biệt với khoảng 20 trường đại học ở Mỹ như Vanderbilt, Wellesley, Tulane, Virginia…
Sự hợp tác bắt đầu từ năm 2014 khi cán bộ tuyển sinh của một số trường Mỹ đến Trung Quốc, trực tiếp tư vấn cho học sinh về bí quyết du học thành công.
Những buổi tư vấn như vậy được tổ chức mỗi năm một lần và những cán bộ tuyển sinh trở thành tư vấn viên độc quyền của Dipont. Công ty lo tất cả chi phí cho khách mời từ Mỹ, đồng thời trả họ thêm tiền thù lao.
Richard Shaw, Trưởng phòng tuyển sinh, Đại học Stanford, Mỹ cho biết Dipont đưa ra chế độ đãi ngộ rất tốt cho những cán bộ tuyển sinh tham gia tư vấn du học do công ty tổ chức. Ảnh: Flickr.
Trước tình hình nhiều du học sinh Trung Quốc gian lận để có thể theo học tại Mỹ, cách làm của Dipont khiến ông Philip G. Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc tế tại Đại học Boston, lo ngại.
“Tôi cảm thấy xấu hổ thay cho những cán bộ tuyển sinh của các trường danh tiếng khi tham gia hoạt động này”, ông nói.
Việc Dipont tìm mọi cách để khách hàng trúng tuyển vào trường hàng đầu ở Mỹ một lần nữa cho thấy nhu cầu du học ngày càng tăng của giới trẻ Trung Quốc. Nhiều công ty du học nổi lên để lo thủ tục, thậm chí giúp khách hàng gian lận trong các bài kiểm tra hay làm giả hồ sơ.
Video đang HOT
Không ít trường ở Mỹ cũng muốn tăng lợi nhuận bằng cách tích cực quảng cáo, thu hút sinh viên quốc tế có khả năng chi trả học phí cao. Đây cũng là lợi thế lớn, giúp các công ty như Dipont dễ thuyết phục cán bộ tuyển sinh trường Mỹ “nới lỏng” với khách hàng của họ.
Benson Zhang, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Dipont, cho biết ông chưa nhận khiếu nại về việc gian lận trong khâu tuyển sinh và nếu trường hợp đó xảy ra, ông sẽ xử lý nghiêm khắc.
Ngoài ra, Benson Zhang cũng quyên tặng 750.000 USD cho trung tâm nghiên cứu của Đại học Southern California (USC) nhằm đấu tranh với tình trạng gian lận của du học sinh Trung Quốc trong quá trình du học.
Đương nhiên, hành động này gây tranh cãi khi Dipont tặng tiền thông qua tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Giáo dục và Văn hóa Mỹ (CACE) được thành lập bởi hai tư vấn viên của công ty. CACE cũng là đầu mối quan trọng giúp Dipont mở rộng quan hệ với các trường khác ở Mỹ.
Năm 2014, nhân viên cũ của công ty du học này là Bruce Hammond gửi thư tới USC và 10 trường khác, bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford, Colombia, Duke, để cảnh báo “chiêu trò” gian lận gắn mác từ thiện này.
Bên cạnh đó, Dipont cũng mở các hội chợ du học, mời cán bộ tuyển sinh nước ngoài và trả thù lao lên đến 4.500 USD để mở đường du học cho khách hàng của mình.
Hoạt động này nhanh chóng thu hút nhiều trường. Đương nhiên, không ít trường như Đại học Tufts từ chối tham gia vì muốn đảm bảo tính công bằng của công tác tuyển sinh sinh viên quốc tế.
Theo Zing
'Lều tình yêu' bùng nổ ở các trường đại học Trung Quốc
Được gọi là những "chiếc lều tình yêu" song chúng dùng để giúp đỡ các sinh viên năm nhất hòa nhập với môi trường.
Cứ đến mùa nhập học là nhiều trường đại học ở Trung Quốc lại biến các phòng tập thể dục thành khu "cắm trại" cho phụ huynh, một số người phải đi hàng nghìn km để đưa con tới trường và nói lời tạm biệt.
Trong suốt hơn 5 năm qua, Đại học Thiên Tân (phía Bắc Trung Quốc) đã cung cấp chỗ ở miễn phí cho các bậc phụ huynh. Đây là nơi mọi người gọi là "những chiếc lều tình yêu".
Những trường khác thì để cha mẹ sinh viên nằm ngủ trên chiếu trong phòng thể dục.
Những chiếc lều màu sắc được dựng lên ở phòng thể dục trường đại học.
"Đi học đại học là khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời, vì vậy cha mẹ tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này", Xiong Jinqi - tân sinh viên Đại học Thiên Tân - cho biết.
Cha mẹ của anh đã cùng con trai bắt chuyến tàu dài 19 tiếng từ tỉnh Giang Tây ở miền Nam Trung Quốc tới đây.
"Cha mẹ tôi sẵn sàng đến, tận mắt nhìn thấy nơi mà cuộc sống trong bốn năm tới của tôi sẽ diễn ra ở đó", Xiong nói.
Một thế hệ được chiều chuộng?
Hình ảnh tại phòng thể dục của các trường đại học với những chiếc lều màu sắc của phụ huynh đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, làm dấy lên một cuộc tranh luận rằng liệu những đứa con một ở đất nước này có phải được nuông chiều thái quá hay không?
Các bậc phụ huynh đi theo con đến tận trường đại học.
Một số người đã lên tiếng chỉ trích Đại học Thiên Tân, cho rằng ban giám hiệu nhà trường phải để cho cả các bậc phụ huynh và sinh viên độc lập hơn. Tất nhiên, "những bậc phụ huynh trực thăng", những người thích can thiệp và quan tâm thái quá với con cái như vậy không phải là điều quá phổ biến ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, thế hệ con một ở Trung Quốc vẫn thường xuyên được cha mẹ và cả hai bên ông bà chăm sóc, khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đã sản xuất ra một thế hệ thanh niên không thể hoặc không sẵn sàng tự chăm sóc bản thân mình.
Xiong Bingqi - phó giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 - cho rằng có lẽ vấn đề này đã bị "thổi phồng" lên.
"Đó là vấn đề thường xuyên xuất hiện ở Trung Quốc mỗi khi bắt đầu năm học mới, các trường đại học luôn tràn ngập các bậc phụ huynh, những người đi theo con đến trường.
Đối với một số gia đình, đó là cách để họ ăn mừng thành viên gia đình đầu tiên đỗ đại học. Chẳng có gì sai khi họ chia sẻ niềm hạnh phúc đó", ông nói.
Nhiều trường trải chiếu cho cha mẹ sinh viên ngủ.
Cha mẹ của tân sinh viên Xiong cũng là một trong số nhiều người ngủ tại 550 căn lều tạm ở phòng tập thể dục, Đại học Thiên Tân.
Cha Xiong cho biết: "Con tôi có rất nhiều hành lý và chúng tôi cũng muốn đi du lịch. Các khách sạn gần đây đã được đặt kín, vì vậy tôi phải ngủ trong lều".
Sinh viên Xiong cũng đáp lại những chỉ trích trên và cho biết bản thân đang mong đợi cơ hội để được sống tự lập lần đầu tiên trong đời. "Đồng hành cùng cha mẹ mình trên đường đến trường không có nghĩa chúng tôi là những đứa con hư hỏng", Xiong nói.
Theo Tuệ Minh/Infornet
Đường dây gian lận thi cử tinh vi của sinh viên TQ ở Mỹ Với những dịch vụ xin học hộ, thi hộ, làm bài tập hộ, nhiều sinh viên Trung Quốc không phải làm gì mà vẫn tốt nghiệp như thường ở các trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Reuters vừa phát hiện một đường dây ngầm bao gồm rất nhiều công ty gian lận thi cử giúp học sinh Trung Quốc tại Mỹ Theo...