Công ty Trung Quốc chuyển hàng qua Campuchia ‘né’ thuế Mỹ?
Các công ty Trung Quốc dường như đang cố gắng né tránh thuế quan Mỹ trong thương chiến bằng cách chuyển hướng các chuyến hàng qua Campuchia, theo SCMP.
“Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc và nhiều người bạn của tôi ở Trung Quốc đại lục đang xem xét liệu họ có thể sử dụng Campuchia làm điểm trung chuyển để thoát khỏi những loại thuế đó hay không”, ông Kong Linghu, quản lý Công ty công nghiệp Enterex, một công ty Đài Loan thành lập cơ sở tại Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ), Campuchia vào năm 2015 nói.
“Mặc dù Giấy chứng nhận xuất xứ của Campuchia chỉ yêu cầu 40% sản phẩm có nguồn gốc từ nước này, nhưng nó vẫn là một tiêu chuẩn tương đối cao”, ông Kong nói thêm. Công ty ông chủ yếu sản xuất phụ tùng xe hơi để xuất khẩu sang châu Âu.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Campuchia đã tăng đều đặn kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại. Ảnh: AP
SSEZ cách 210km về phía Tây thủ đô Phnom Penh và được xây dựng như một liên doanh giữa Trung Quốc và Campuchia theo sáng kiến Vành đai và Con đường – kế hoạch thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Bắc Kinh. Hầu hết trong số 165 công ty trong khu vực là của Trung Quốc.
Video đang HOT
Vào tháng 6, Mỹ kiểm tra và phạt một số công ty có trụ sở tại SSEZ vì trốn thuế bằng cách định tuyến lại cho hàng hóa đi qua Campuchia. Mặc dù Mỹ không tiết lộ số lượng các công ty Trung Quốc bị phạt hoặc số tiền phạt lớn như thế nào, sự việc diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu Trung Quốc sang Campuchia tăng cao.
“Các doanh nghiệp Trung Quốc đang lo lắng rằng Mỹ có thể áp thuế nhiều hơn đối với các sản phẩm và công ty Trung Quốc tại Campuchia khi cuộc chiến thương mại căng thẳng hơn”, ông Kong nói.
Zhao Shanshan, một quản lý khác tại SSEZ cho biết, “nhiều sản phẩm được lắp ráp tại khu công nghiệp này được xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ”.
Sau khi Mỹ áp đặt thuế quan trừng phạt đối với Trung Quốc vào năm 2018, xuất khẩu của Trung Quốc sang Campuchia tăng đều đặn. Trong nửa đầu năm 2019, các chuyến hàng tăng 30,7% lên 3,77 tỷ USD, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Tương tự, xuất khẩu từ Campuchia sang Mỹ trong quý đầu năm 2019 đã tăng 22,4% so với cùng kỳ lên 820,66 triệu USD.
Xu Liping, một chuyên gia về các vấn đề châu Á của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng trong khi một số công ty Trung Quốc có thể đang cố gắng sử dụng các trụ sở Campuchia để đi đường vòng né thuế quan Mỹ, việc quốc gia Đông Nam Á này có thể hỗ trợ bao nhiêu trong số đó là có giới hạn.
“Việc tất cả các công ty Trung Quốc chuyển đến Campuchia là không thực tế bởi vì họ (Campuchia) không có sự hỗ trợ sản xuất tốt hoặc các ngành công nghiệp được thành lập tốt”, ông nói. “Các công ty di chuyển đến đó chỉ để trốn thuế của Mỹ có thể sẽ gặp nhiều rắc rối hơn”.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Campuchia bác tin cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream
Campuchia khẳng định không cho Trung Quốc dùng căn cứ hải quân Ream như một số trang báo của nước ngoài đồn thổi.
Căn cứ hải quân Ream của Campuchia - Ảnh KHMER TIMES.
Truyền thông Mỹ đưa tin, giữa những tin đồn cho rằng Campuchia đã đồng ý cho Trung Quốc tiếp cận độc quyền căn cứ hải quân tại tỉnh Preah Sihanouk, giới chức Campuchia đã lên tiếng bác bỏ chuyện họ đã ký một mật ước cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân Ream.
Chính quyền Campuchia nhấn mạnh rằng nước này sẽ không cho phép Bắc Kinh dùng căn cứ này trong bất cứ khả năng nào.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một quan chức cao cấp của quân đội Mỹ nói Hoa Kỳ có tin tức cho thấy Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng những cơ sở trong căn cứ vừa kể vào năm tới 2020.
Trước đó, tờ Wall Street Journal ngày 22/7 đưa tin rằng Campuchia đã ký một mật ước với Trung Quốc đầu mùa xuân năm nay cho Trung Quốc độc quyền tiếp cận một phần căn cứ hải quân Ream ở Vịnh Thái Lan, không xa phi trường quốc tế Dara Sakor hiện đang được một công ty Trung Quốc xây dựng.
Một số viên chức Mỹ tin là một thỏa thuận như thế sẽ cho phép Trung Quốc có cơ sở hải quân đầu tiên tại Đông Nam Á và một tiền đồn thứ hai mà Lầu Năm Góc xem như là nỗ lực của Bắc Kinh có được một mạng lưới toàn cầu các căn cứ quân sự.
Mối lo ngại của Mỹ càng gia tăng khi Trung Quốc đã thiết lập được một căn cứ hậu cần ở Djibouti vùng Sừng châu Phi.
Hoa Kỳ quan ngại rằng một tiền đồn tại Campuchia sẽ cho phép Trung Quốc củng cố thêm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Campuchia giữa lúc Bắc Kinh tìm cách gia tăng vị thế của mình và thách thức Hoa Kỳ về sự hiện diện lâu dài tại khu vực.
Hòa Bình
Mỹ yêu cầu Campuchia điều tra hành động trốn thuế tại các đặc khu kinh tế Dẫn nguồn tin của hãng tin Reuters, Mỹ đã kêu gọi Campuchia điều tra một đặc khu kinh tế đặc biệt thuộc sở hữu của Trung Quốc sau khi phát hiện ra những nỗ lực trốn thuế đối với các sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ của các công ty hoạt động tại đây. Đặc khu kinh tế Sihanoukville (SSEZ), phía tây...