Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính
Đó là nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải có nghĩa vụ về chỉ tiêu an toàn tài chính. Ảnh Internet.
Trách nhiệm của bên đại diện
Dự thảo Thông tư quy định, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện, chi nhánh trong phạm vi được công ty mẹ ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.
Bên cạnh đó, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác trong văn phòng đại diện, chi nhánh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam quá 30 ngày liên tiếp. Người nhận ủy quyền từ giám đốc chi nhánh có tiêu chuẩn tương đương với giám đốc chi nhánh. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của công ty mẹ. Trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Trong trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền phải thông báo cho công ty mẹ. Người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền, hiệu lực tối đa trong vòng 01 tháng sau khi được công ty mẹ chấp thuận. Sau khi hết hiệu lực ủy quyền, công ty mẹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc quản lý trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh hiện hữu và việc bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh mới (nếu có).
Dự thảo cũng quy định, trưởng văn phòng đại diện, nhân viên tại văn phòng đại diện không được đồng thời đảm nhiệm các vị trí như: người đứng đầu chi nhánh của công ty mẹ, trưởng văn phòng đại diện, nhân viên của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam…
Trưởng đại diện chỉ được thay mặt công ty mẹ để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty mẹ với các tổ chức kinh tế Việt Nam trong trường hợp có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ.
Đảm bảo nghĩa vụ về tài chính
Video đang HOT
Dự thảo Thông tư quy định rất rõ nghĩa vụ về chỉ tiêu an toàn tài chính, thuế, chế độ kế toán của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng và duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính như đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế tại Việt Nam.
Người làm việc tại chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế tại Việt Nam.
Ngoài ra, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật tại Việt Nam về kế toán đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Về cơ chế tài chính, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật tại Việt Nam như đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty mẹ và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam phải thông báo và gửi đề cương nội dung kiểm tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận của công ty mẹ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kết luận thanh tra, kiểm tra của công ty mẹ, cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Mở & đóng room ngoại các nhà băng
Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Chứng khoán 2019, có hiệu lực từ năm 2021, vừa đưa ra lấy ý kiến, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) của các công ty đại chúng (CTĐC). Liên quan đến đề xuất này, TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia tài chính NH chia sẻ:
Ảnh minh họa: VIẾT CHUNG
Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trên thị trường tài chính Việt Nam. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại CTĐC trong doanh nghiệp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có quy định: Nếu không phải loại doanh nghiệp (DN) đặc thù có thể cho NĐTNN đầu tư 100%; với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như ngân hàng (NH) áp dụng tỷ lệ tối đa 30%; CTĐC hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài áp dụng tỷ lệ tối đa 49%... Trong tỷ lệ được phép đó, các DN được mời NĐTNN tham dự vào công ty tùy theo nhu cầu, tình hình kinh doanh và hoạt động.
Nhưng tại dự thảo, liên quan đến quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần cho NĐTNN, DN không được quyết định room ngoại là bao nhiêu trong tỷ lệ sở hữu nước ngoài được phép. Như vậy phải chăng Bộ Tài chính và UBCKNN muốn mở toang room cho NĐTNN? Thực tế hiện nay, các DN không thể mời gọi NĐTNN đại trà được, mà phải chọn mặt gửi vàng. Hơn nữa không phải DN nào cũng có thể chào mời được NĐTNN tham gia đủ room ngoại được phép. Vì vậy, quy định như vậy không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho các CTĐC.
PHÓNG VIÊN: - Theo Hiệp hội NH Việt Nam, NH là ngành đặc thù, các quy định pháp luật hiện hành chỉ đưa ra tỷ lệ nắm giữ của NĐTNN tối đa không vượt qua tỷ lệ nhất định, không quy định tỷ lệ này là cố định. Các NHTM có quyền quyết định tỷ lệ trong mức room ngoại tối đa được Nhà nước quy định. Ông có đồng ý với ý kiến này?
- Tôi hoàn toàn đồng ý. Đối với ngành NH, tỷ lệ sở hữu tối đa của 1 NĐTNN chiến lược không được vượt quá 20% vốn điều lệ của 1 tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam; tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả NĐTNN tại 1 TCTD trong nước không được vượt quá 30%, trường hợp vượt các mức này phải được Thủ tướng quyết định. Trong phạm vi 30% đó, có rất nhiều NH giới hạn tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức 20%, có NH khống chế ở mức 10-11%... dành phần còn lại tìm NĐT phù hợp sẽ mời gọi thêm. Tôi bảo lưu ý kiến phải để NH tự quyết định ai là người tham gia và tham gia với tỷ lệ bao nhiêu và tùy theo sự thương thảo giữa 2 bên.
UBCKNN cho rằng trong quá trình thực hiện quy định cũ, một số công ty thường xuyên thay đổi room ngoại, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông (không thể bán cổ phiếu cho NĐTNN), không bình đẳng giữa các công ty, ảnh hưởng đến tính minh bạch, thanh khoản của cổ phiếu... Như vậy, quy định tại dự thảo sẽ không để DN hay NH tự ý điều chỉnh room ngoại lúc này ở mức 10%, lúc khác ở mức 15%, mà phải sử dụng cố định room ngoại được phép.
Bây giờ, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại NH tối đa 30%, họ mới sử dụng 20% còn lại 10%. Tại thời điểm này, quy định trên vẫn còn nằm trong dự thảo, NH có thể bán 10% đó. Nhưng khi dự thảo thông luật, buộc giữ nguyên room đó cho NĐTNN, nếu NH không tìm được NĐTNN nào lấp đầy room, khoảng trống 10% đó lấy gì để bù đắp, phải để trống hay sao? Hay trường hợp NĐTNN muốn thoái vốn, không có NĐTNN khác mua lại. Trong khi có NĐT trong nước muốn mua lại, như vậy họ cũng không được thoái vốn? Đây là vấn đề nhiều mâu thuẫn cần được lưu ý.
- Gần đây, một số NH thông báo khóa room ngoại thấp hơn so với mức 30%, ông bình luận gì về điều này?
- Việc NH khóa room ngoại được giải thích dành cho kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới. Nhưng ở bên trong, có thể NH phải khóa room ngoại vì NĐTNN thoái vốn. Tức không phải NH không muốn NĐTNN tiếp tục hợp tác, mà do NĐTNN muốn rút khỏi Việt Nam, NH không còn cách nào khác phải giảm tỷ lệ đó xuống, nhưng các NH muốn vẽ nên bức tranh đẹp nên công bố khóa room.
Đối với các NH Việt Nam, sự hợp tác của NĐTNN đem lại nhiều lợi thế, như tiền đầu tư được đổ vào NH. Nếu họ tham gia với tư cách cổ đông lớn sở hữu từ 10% trở lên, sẽ đem theo các kỹ thuật về quản trị, quản lý vào trong NH đó. Vì vậy, NH nói khóa room, giữ lại room đó để tìm NĐTNN trong tương lai cũng là điều hợp lý. Song công bố khóa room của các NH đang tạo ra cảm tưởng họ đẩy room đó ra để giữ room này cho đối tác khác, trong khi có thể thực chất NĐTNN thoái vốn làm giảm tỷ lệ sở hữu của khối ngoại xuống.
- Nếu bị tước đoạt quyền quyết định tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, các NH sẽ gặp khó khăn lớn trong việc lấp đầy room ngoại, thưa ông?
- Đúng vậy. NH là ngành rất nhạy cảm và rất khó tìm NĐTNN. Những năm qua, NĐTNN tham gia các NH Việt Nam phải chấp nhận lợi nhuận rất thấp, thậm chí vài năm gần đây, nhiều NH không chia cổ tức. Trước đây, các NĐTNN, cụ thể là NH nước ngoài tham gia các NH Việt Nam vì đây là thị trường tiềm năng. Với mong muốn đó, họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận thấp để tìm được giá trị gia tăng cho đầu tư của họ trong tương lai. Ngoài ra, nhiều NH nước ngoài cũng đã có mặt trên thị trường Việt Nam, nên họ muốn tham gia các NH trong nước để tìm kiếm cơ hội bành trướng, kết nối với chi nhánh cho NH của họ.
Tuy nhiên, sau đó làn sóng NH nước ngoài thoái vốn khỏi các NH Việt Nam diễn ra ồ ạt, như Standard Chartered, HSBC, ANZ, Bank of America... Gần đây, NĐTNN tham gia NH Việt chủ yếu là các NH đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản... NĐT truyền thống phương Tây rút ra vì họ thấy NH Việt Nam không đi theo chuẩn mực của thế giới. Hiện giờ hệ thống NH Việt Nam mới bước vào giai đoạn đầu của Basel II. Thời gian qua nhiều sai phạm của cá nhân, cổ đông lớn xảy ra tại NH họ đầu tư. Yếu tố nữa là tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài như quy định hiện hành chưa đủ để họ có thể góp ý kiến sâu sắc cho NH, tất cả quyết định đều là của Chủ tịch HĐQT của NH.
- Xin cảm ơn ông.
Những năm qua, nhiều nhà băng dù rất muốn nhưng khó tìm được NĐTNN tham gia. Vì vậy, nếu bắt buộc NH phải giữ room ngoại 30% cho NĐTNN, NH phải tìm đến bao giờ mới lấp đầy được.
Lãi của công ty "bí hiểm" nhất ngành hàng không giảm 5 lần Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (mã: VATM) chỉ còn 139 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, giảm 5 lần so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam so với cùng kỳ năm 2019 (Đvt: Triệu đồng). Theo Báo cáo...