Công ty nội thất phải bồi thường nửa tỷ USD vì dùng bot gọi một người phụ nữ tới 300 lần
Robocall ( bot tự động gọi điện) là một vấn nạn đau đầu tại Mỹ.
Một người phụ nữ tại vùng Tennessee, Mỹ đã nhận được số tiền lên tới 459.000 USD sau khi kiện một công ty nội thất ra tòa. Theo đó, công ty này đã sử dụng bot gọi điện (robocall) để quấy rầy cô tới 10 lần một ngày, kể cả sau khi cô đã thông báo rằng không muốn bị gọi nữa.
Công ty mang tên Conn bắt đầu gọi điện cho cô Veronica Davis từ tháng 9 năm 2015, 1 tháng sau khi cô mua các mặt hàng của họ tại Memphis theo dạng trả góp, đóng tiền hàng tháng. Theo hợp đồng, cô sẽ phải trả tiền vào ngày mùng 5 hàng tháng, nhưng nếu như bị muộn trong vòng 10 ngày thì sẽ không hề bị phạt
Trong thời gian này, công ty Conn đã sử dụng hệ thống gọi điện tự động (ATDS) để nhắc nhở cô Veronica phải trả tiền. Theo tòa, thì cô đã gọi điện để thông báo về tình trạng này, và muốn công ty này không liên lạc liên tục như vậy nữa vào tháng 3 năm 2017. Nhưng sau đó, cô vẫn nhận được tổng cộng 306 cuộc gọi, với tuần suất hơn 10 cuộc mỗi ngày.
Anh Kerney, người đại diện cho cô Veronica cùng với luật sư Joshua Kersey, nói rằng bằng cách liên tục gọi điện mà không có sự cho phép, Conn đã vi phạm luật Bảo vệ người tiêu dùng TCPA – một bộ luật nghiêm cấm các hình thức dùng bot gọi điện quảng cáo – và theo đó là phạm pháp.
Video đang HOT
Thẩm phán tòa Michael Russell cho công ty Conn 30 ngày từ 25 tháng 3 để chi số tiền bồi thường lên tới 459.000 USD, tức 1500 USD cho mỗi lần họ gọi cô Veronica. Công ty này đã làm đơn kháng cáo để giảm mức phạt, nhưng anh Kerney tự tin rằng đây sẽ là mức phạt cuối cùng mà họ phải trả.
Một điều cũng đáng nói, là công ty này sẽ không phạm pháp nếu họ có nhân viên gọi điện, luật TCPA chỉ giới hạn những cuộc gọi dùng bot mà thôi. Rất có thể công ty này muốn giảm chi phí, và áp dụng phần mềm chứ không muốn thuê thêm nhân viên để thực hiện những cuộc gọi này, nhưng đến giờ thì lại ‘lợi bất cập hại’.
Theo GenK
Qualcomm giành chiến thắng pháp lý lớn trước Apple
Tòa án liên bang Mỹ vừa ra phán quyết buộc Apple phải trả cho Qualcomm 31 triệu USD do vi phạm bản quyền ba bằng sáng chế công nghệ thuộc sở hữu của hãng sản xuất chip.
(Nguồn: Reuters)
Nhà sản xuất chip di động Qualcomm vừa giành chiến thắng pháp lý lớn trước Apple, khi bồi thẩm đoàn tại tòa án liên bang Mỹ ở San Diego phạt nhà sản xuất iPhone bồi thường cho Qualcomm khoảng 31 triệu USD vì vi phạm ba bằng sáng chế công nghệ thuộc sở hữu của hãng sản xuất chip.
Đây là án phạt cho 22 triệu iPhone đang vi phạm công nghệ của Qualcomm, 1,41 USD cho mỗi chiếc iPhone vi phạm, theo thông tin đăng tải trên trang công nghệ CNET.
Qualcomm đã đưa ra con số 31 triệu USD với sự giúp đỡ của nhà kinh tế Patrick Kennedy, người đã đứng ra làm nhân chứng chuyên gia cho Qualcomm tại tòa án ở San Diego. Ông Kennedy đã tính toán con số dựa trên số iPhone được bán từ tháng 7/2017 trên các chip đã sử dụng của Intel. Apple bắt đầu sử dụng hỗn hợp chip của cả Intel và Qualcomm trong iPhone 7 và sau đó chuyển sang tất cả các chip Intel do những rắc rối pháp lý với Qualcomm.
Phiên tòa kéo dài tám ngày và án phạt được cho là một khoản tiền phạt nhỏ đối với Apple, công ty có giá trị thứ hai trên thị trường chứng khoán Mỹ sau Microsoft, với giá trị thị trường là 866 tỷ USD và doanh thu hàng năm, có tổng trị giá hàng trăm tỷ USD.
Tuy nhiên, án phạt đã mang lại cho Qualcomm - nhà cung cấp chip một cuộc tấn công mới trong cuộc chiến pháp lý kéo dài hai năm với Apple. Chiến thắng này sẽ khẳng định sự tin cậy của tuyên bố trước đó Qualcomm đã đưa ra rằng Qualcomm là "trái tim của mọi iPhone"
Apple đã tỏ ra thất vọng với kết quả này và cho biết sẽ kháng cáo.
(Nguồn: Caixin Global)
Qualcomm và Apple vướng vào cuộc chiến pháp lý với ba bằng sáng chế mà Qualcomm cho biết Apple đã vi phạm với iPhone. Như trang CNET mô tả, một trong những bằng sáng chế bao gồm một phương pháp cho phép điện thoại thông minh nhanh chóng kết nối với internet sau khi bật, trong khi một bằng sáng chế khác bao gồm xử lý đồ họa và thời lượng pin. Bằng sáng chế thứ ba Apple bị cáo buộc vi phạm cho phép các ứng dụng tải xuống dữ liệu dễ dàng hơn bằng cách điều hướng lưu lượng giữa bộ xử lý ứng dụng và modem.
Apple và Qualcomm đã khiếu kiện lẫn nhau kể từ tháng 1/2017, khi Apple kiện đòi Qualcomm trả 1 tỷ USD phí bản quyền chưa thanh toán. Qualcomm phản đối, và kể từ đó, hai công ty đã kéo nhau vào chuỗi các vụ kiện tụng lẫn nhau. Hai trong số các vụ kiện của Qualcomm đã dẫn đến các lệnh cấm bán một số mẫu iPhone ở Đức và Trung Quốc.
Trong tranh chấp pháp lý này, iPhone 5G của Apple có thể bị sa lầy khi mà Apple muốn sử dụng chip 4G LTE của Qualcomm trong những chiếc iPhone mới nhất, nhưng nhà sản xuất chip này đã từ chối. Điều này có thể gây khó khăn cho Apple trong việc chuyển sang mạng 5G. Thông tin này được một giám đốc của Apple cho biết trong phiên điều trần hôm 14/1.
Theo đó, trong phiên điều trần của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ chống lại Qualcomm, COO Jeff Williams của Apple cho biết Qualcomm tiếp tục cung cấp chip cho iPhone đời cũ, bao gồm iPhone 7 và 7 Plus.
"Nhưng họ sẽ không cung cấp [chip moderm] cho những chiếc iPhone mới nhất, được thiết kế kể từ khi cả hai hãng bắt đầu tranh cãi nhau về bằng sáng chế," ông nói. Và ông Williams cho rằng tỉ lệ chiết khấu mà Apple đã trả cho việc sử dụng các bằng sáng chế của Qualcomm - 7,50 USD cho mỗi chiếc iPhone - là quá cao.
Theo doanh nhân vn
Tại sao Apple, Qualcomm đem nhau ra tòa chỉ vì 31 triệu USD? Con số 31 triệu USD mang ý nghĩa danh dự cho cả 2 bên. Ngoài ra, nó còn là kết quả của màn khởi đầu trong cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa Apple và Qualcomm. Trong suốt 2 tuần qua, hai gã khổng lồ công nghệ Qualcomm và Apple đã "chiến đấu" với nhau tại tòa án San Diego về những công...