Công ty này trả tiền cho bạn học code, khi nào đi làm nhớ nộp 15% số tiền bạn kiếm được cho họ trong 2 năm là OK
Modern Labor hứa hẹn sẽ dạy bạn code trong 5 tháng và giúp bạn tìm một công việc sau khi tốt nghiệp – nhưng bạn sẽ bị ràng buộc trong một bản hợp đồng kéo dài 2 năm.
Hầu hết các trường dạy lập trình đều hứa hẹn với sinh viên về một tương lai sáng lạn, khiến người ta nghĩ rằng học code chẳng khác gì một kiểu “làm giàu không khó”: chỉ cần bỏ ra vài tháng trời, học một vài “tuyệt chiêu” mới để có được một công việc ngon lành chờ đón với mức lương “khủng” 70.000 USD mỗi năm.
Thông thường, sinh viên sẽ phải trả trước toàn bộ khoản học phí cho trường. Nhưng startup đào tạo lập trình Modern Labor thì khác: họ sẽ trả cho sinh viên 2.000 USD mỗi tháng trong vòng 5 tháng liên tục để sinh viên học lập trình theo thời khoá biểu trường đề ra, và có thể học từ bất kỳ đâu trên thế giới, miễn đáp ứng ít nhất 30 giờ học mỗi tuần. Sau khi tốt nghiệp, nếu sinh viên kiếm được một công việc với mức lương ít nhất 40.000 USD, Modern Labor sẽ thu lại 15% khoản lương đó trong vòng 2 năm. Ví dụ, nếu bạn nhận được công việc với mức lương 80.000 USD, bạn sẽ phải trả ngược lại cho Modern Labor 24.000 USD trong vòng 2 năm.
Một khoá học lập trình thông thường kéo dài từ 2 đến 7 tháng có thể tiêu tốn khoảng 11.000 USD, đôi lúc khoản tiền này có thể lên đến 20.000 USD.
Thời gian làm việc tối thiểu mà Modern Labor đòi hỏi ở các sinh viên được thay đổi từ 40-60 giờ xuống còn 30 giờ
Mô hình của Modern Labor là ví dụ của thứ gọi là “thoả thuận chia sẻ thu nhập” (ISA), một mô hình đang gây sốt đối với các doanh nhân Phố Wall và Thung lũng Silicon muốn tìm cách thâm nhập vào thị trường giáo dục màu mỡ. Những người chỉ trích ISA gọi đây là “một hình thức giao kèo phục dịch” bởi những sinh viên tốt nghiệp bị buộc phải trao một phần thu nhập mỗi năm. Tương tự như Modern Labor, Đại học Purdue và startup Lambda School là hai nơi đang thử nghiệm mô hình ISA này.
Theo chuyên gia vay vốn sinh viên Julie Margetta Morgan, những chương trình như thế này giúp giảm bớt phần nào tình cảnh khó khăn từ các chương trình vay nợ sinh viên (nếu học ở các trường truyền thống) mà những người trẻ tuổi phải đối mặt trong thời kỳ hậu suy thoái.
Đợt sinh viên đầu tiên của Modern Labor bắt đầu chương trình học vào tháng 2, chỉ gồm 2 nam và 1 nữ, trong đó có một người đã 33 tuổi muốn chuyển hướng nghề nghiệp – từ lĩnh vực giải trí sang công nghệ – và cảm thấy chưa sẵn sàng để chính thức bắt tay vào công việc sau khi tốt nghiệp một khoá học lập trình khác vào năm ngoái.
Video đang HOT
Hiện nay, các sinh viên của Modern Labor được phân loại là “các nhân viên hợp đồng độc lập”, và không được hưởng các lợi ích hay bảo hiểm sức khoẻ như người lao động thông thường – tương tự tài xế Uber.
Một trong những điểm nổi bật của Modern Labor, ít nhất dưới góc độ marketing, là họ sẽ “tìm cho bạn công việc mới”. Công ty này cho biết đó không phải là một lời đảm bảo, nhưng họ chắc chắn muốn tìm cho bạn một công việc với thu nhập hơn 40.000 USD, bởi nếu không, khoản đầu tư họ đổ vào bạn sẽ mất trắng. Công ty sẽ quảng cáo cho sinh viên của mình, và thuê một tổ chức tuyển dụng dành riêng cho mỗi khoá đào tạo để giúp các sinh viên thuộc khoá đó tìm việc. Nếu sinh viên không tìm được một công việc với thu nhập hơn 40.000 USD trong vòng 5 năm, hợp đồng sẽ chấm dứt.
Modern Labor còn xây dựng một nền tảng nhân sự – một ứng dụng web trực tuyến – để các nhà tuyển dụng tìm và thuê các sinh viên tốt nghiệp từ họ. Nếu may mắn, các sinh viên tốt nghiệp sẽ được ký hợp đồng ngắn hạn từ 1 tháng đến 1 năm, với người thuê là Modern Labor, nhưng nhà tuyển dụng thực sự của các sinh viên này là khách hàng của công ty, hoặc có thể ký hợp đồng lâu dài nếu được thuê toàn thời gian bởi một nhà tuyển dụng khác. Trên nền tảng này, sinh viên và các nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với nhau những hồ sơ về nhu cầu và kỹ năng của họ. Tất nhiên, những sinh viên tốt nghiệp không bị buộc phải làm việc cho Modern Labor nếu họ không muốn.
Được biết, thời gian làm việc tối thiểu mà các sinh viên sau tốt nghiệp phải đảm bảo là 30 giờ mỗi tuần (trước đây, thời gian này là 40 – 60 giờ). Để đảm bảo họ không gian lận thời gian, Modern Labor yêu cầu sinh viên cài đặt một ứng dụng theo dõi thời gian có chức năng chụp ảnh màn hình ở những thời điểm ngẫu nhiên trong ngày và giám sát họ đã dành bao nhiêu thời gian làm việc tích cực.
Thời gian không phải là yêu cầu duy nhất mà Modern Labor thường xuyên thay đổi. Trong quá trình học, đôi lúc startup này thay đổi một số yêu cầu về kinh nghiệm nhằm thu hút thêm nhiều sinh viên với kinh nghiệm lập trình thay vì chỉ những sinh viên chân ướt chân ráo bước vào nghề.
Là một trong ba sinh viên đầu tiên theo đuổi chương trình của Modern Labor, Angotti có thể được xem là đối tượng thử nghiệm cho thứ mà một số nhà kinh tế và doanh nhân nhìn nhận là tương lai của giáo dục. Theo nhà nghiên cứu Preston Cooper, ngoài chuyện bị xem là một hình thức “giao kèo phục dịch”, ISA thực sự mang lại cho sinh viên nhiều tự do và ít ràng buộc hơn các khoản vay sinh viên truyền thống.
Theo ước tính, một sinh viên đại học tốt nghiệp ra trường tại Mỹ sẽ phải gánh một khoản nợ hơn 37.000 USD, và họ thường mất trung bình ít nhất 7 tháng mới tìm được việc làm – đó là khoảng thời gian mà họ tìm cách trì hoãn việc thanh toán nợ, khiến lãi tăng cao hơn.
Có thể thấy, Modern Labor và các mô hình ISA khác giống như một vòng tròn luẩn quẩn: họ đào tạo ra các sinh viên tài năng, sau đó yêu cầu các sinh viên này làm việc cho họ để trả khoản nợ lâu năm mà công ty đã bỏ ra để thực hiện công tác đào tạo.
Tham khảo: Motherboard
Bất chấp chiến tranh thương mại, Apple lần đầu mua linh kiện Trung Quốc nhiều hơn cả Mỹ, Nhật
Bất chấp chiến tranh thương mại, Apple đã trở nên lệ thuộc vào các đơn vị cung ứng Trung Quốc hơn bao giờ hết. Số liệu thống kê cho thấy, họ đã vượt qua Mỹ và Nhật.
Theo Nikkei, phân tích từ danh sách 200 nhà cung ứng cho thấy, các công ty cung ứng linh kiện từ Trung Quốc và đặc khu Hồng Kông đã trở thành nguồn linh kiện lớn thứ hai của nhà Táo. Theo phân chia khu vực, chỉ còn xếp sau Đài Loan và đã vượt mặt Nhật và Mỹ lần đầu tiên. Điều này cho thấy khả năng của các công ty Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt những năm qua. Để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của Apple, họ phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe đẳng cấp thế giới, bất kể sản phẩm là Airpods, Apple Watch hay đắt tiền hơn như MacBook.
Trong số 200 nhà cung ứng hàng đầu, Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) chiếm khoảng 20% với 41 công ty, tăng gấp ba lần kể từ 2012. Trong khi số đồng nghiệp Mỹ của họ lại giảm 32%, xuống còn 37 công ty. Đài Loan và Nhật Bản có lần lượt 46 và 38 công ty linh kiện. Như vậy, nếu xếp theo số lượng đối tác linh kiện thì Đài Loan chiếm nhiều nhất, sau đó đến Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Về số cơ sở sản xuất, các địa điểm tại đại lục đã tăng thêm 26 lên 380 cơ sở, chiếm 50% tổng số cơ sở trong chuỗi cung ứng Apple. Kể cả một số công ty không có trụ sở tại Trung Quốc vẫn đặt nhà máy hoạt động ở đó, vì thị trường lao động dồi dào.
Đài Loan có lượng nhà cung ứng nhiều nhất, trong khi Trung Quốc dẫn đầu về số điểm sản xuất
Danh sách này đại diện cho 98% khoản tiền công ty Mỹ bỏ ra cho hoạt động mua sắm vật liệu, sản xuất, lắp ráp. Theo đó, họ ngày càng phụ thuộc vào nguồn linh kiện từ Trung Quốc hơn, bên cạnh nỗ lực mở rộng sang Ấn Độ, Đông Nam Á. Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh chưa đủ để khiến sự lệ thuộc này giảm bớt. Dù sao đây cũng là cứ điểm sản xuất lớn nhất của họ, từ đối tác cho đến nhà máy. Không chỉ tăng thêm số công ty Trung Quốc tham gia, số cơ sở lắp ráp phần cứng cũng tăng lên 380 tương đương 7% so với hồi 2017. "Các công ty Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng để trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm, đối với các công ty Đài Loan hoặc Nhật Bản. Bởi vì họ có thể học hỏi từ các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí mua các cơ sở để nhanh chóng cải thiện danh mục bằng sáng chế và năng lực sản xuất", Chiu Shih-fang, nhà phân tích chuỗi cung ứng đến từ Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho hay.
Ông bổ sung rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp công ty địa phương đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, thậm chí công nhân đứng dây chuyền, giúp họ mau chóng tăng cường tay nghề. Ví dụ như Luxshare Precision Industry, ban đầu gia nhập chuỗi cung ứng Apple năm 2012 chuyên làm cổng kết nối. Đến 2017, họ được "cất nhắc" lên lắp ráp AirPods cho công ty, chấm dứt quãng thời gian dài thống trị của các hãng sản xuất Đài Loan. Họ đang vận hành 8 điểm sản xuất, tăng mạnh so với chỉ 1 hồi 2012. Các hãng Đài Loan không thể làm ngơ trước nhóm đối thủ đông đảo ngày càng phát triển này. Ngay cả những đối tác lâu đời của Apple như Foxconn, Pegatrons chuyên lắp ráp iPhone, Quanta và Compal lắp ráp Apple Watch. Một giám đốc điều hành nhận định "tốc độ mở rộng của họ không hề chậm lại".
Phần cứng Apple đang sử dụng rất nhiều linh kiện do công ty Trung Quốc cung cấp, ví dụ iPhone
Một "siêu tân tinh" đáng gờm khác là O-film Technology của Trung Quốc, gia nhập chuỗi từ 2017 mới đây. Họ chịu trách nhiệm lắp ráp module camera và module màn hình cảm ứng, đe dọa trực tiếp tới Sharp, LG Innotek và TPK Holding. Hồi 2016, công ty đã mua lại một điểm sản xuất module camera từ Sony và nhanh chóng mở rộng năng lực sản xuất, tiếp nhận các bí quyết sản xuất cũng như sở hữu trí tuệ sau đó. Sony chỉ muốn tập trung vào nghiên cứu và phát triển cảm biến hình ảnh, do vậy họ đã giảm quy mô lắp ráp module camera và tạo cơ hội cho hãng Trung Quốc. Và chắc chắn không thể bỏ qua BOE, nhà sản xuất màn hình lớn nhất đại lục đang đe dọa rất lớn đến LG Display, Japan Display. Thậm chí họ còn bộc lộ tham vọng cạnh tranh với cả Samsung Display.
Một công ty ít tiếng tăm khác là Lingyi iTech, lần đầu nhảy vào danh sách cung ứng Apple năm 2018. Họ đã thâu tóm công ty Phần Lan Salcomp chuyên sản xuất bộ sạc cho Apple hay Sony. Theo thông tin của Nikkei, công ty đang vận hành 15 cơ sở ở Trung Quốc phục vụ cho Apple.
Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng cho Apple cũng đang mở rộng sang cả Ấn Độ và Đông Nam Á. Tại Ấn Độ, các đối tác cung ứng của Apple đang có 8 điểm sản xuất, tăng so với 2017 chỉ có 5 điểm. Đứng sau các điểm sản xuất này là các công ty như Foxconn, Wistron, Yuto Packaging Technology (trụ sở tại Thương Hải). Việt Nam cũng đang nổi lên như một lựa chọn đầy hứa hẹn. GoerTek, nhà sản xuất linh kiện âm thanh và AirPods đang đánh giá tính khả thi nếu chuyển hoạt động sản xuất về Việt Nam. Luxshare đã mở mới một cơ sở ở miền Bắc Việt Nam.
Trung Quốc vượt Hoa Kỳ về số lượng các nhà cung ứng linh kiện cho Apple (ảnh: Nikkei)
Khi tổng thống Trump kêu gọi Apple quay về sản xuất ở Mỹ, công ty đã tăng cường hoạt động trong nước. Các nhà cung ứng cho Apple đã tăng lên 65 cơ sở so với năm ngoái. Apple luôn nhấn mạnh đóng góp cho kinh tế địa phương, thông qua 60 tỷ USD trả cho 9.000 nhà cung ứng linh kiện năm ngoái, tăng 10% so với 2017 và tạo mới đến 450.000 việc làm. Tuy nhiên, so với thời điểm 2012, con số 65 này vẫn ghi nhận sụt giảm đến 21%. Apple phụ thuộc vào một số đối tác đồng hương mà Trung Quốc vẫn chưa thể thay thế. Ví dụ Qorvo, Skyworks Solutions, Intel, 3M, Corning, đáp ứng về công nghệ bán dẫn, thành phần quang học và vật liệu tiên tiến.
Các nhà phân tích tranh cãi với nhau về tác động chiến tranh thương mại lên chuỗi cung ứng. Có ý kiến cho rằng Apple buộc phải loại bỏ mua sắm từ một số công ty Trung Quốc. Nhưng cũng có ý kiến phản bác lại rằng tác động không đáng kể. Sau tất cả, iPhone vẫn chưa bị liệt vào danh sách đánh thuế, chính phủ hai nước vẫn đang đàm phán. Có lẽ vẫn còn hơi sớm để họ "tháo chạy" khỏi Trung Quốc, khi việc này thực sự hao tốn cả về thời gian lẫn tiền bạc. Sau tất cả, Apple khó lòng giảm bớt sự lệ thuộc Trung Quốc trong chuỗi cung ứng.
Theo VnReview
Nhà sản xuất ống kính Largean Precision chật vật vì doanh số iPhone sụt giảm Không chỉ các công ty lắp ráp, 1 công ty về ống kính máy ảnh nổi tiếng cũng bị ảnh hưởng vì doanh số iPhone suy giảm. Một nhà cung cấp lớn khác của Apple được cho là đang tìm kiếm những cách mới để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tại thời điểm doanh số iPhone sụt giảm. Theo một báo...