Công ty CP dịch vụ xuất bản GD HN bị biên tập viên cũ kiện vì quyết định sa thải
Nguyên đơn là ông Trương Đức Kiên khởi kiện Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội vì cho rằng công ty này ký quyết định sa thải không đúng quy định.
Ngày 22/9, Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải” giữa nguyên đơn là ông Trương Đức Kiên và bị đơn là Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty HEPS).
Được biết, ông Kiên vốn là nhân viên cũ với chức danh chuyên môn là Biên tập viên tại Công ty HEPS.
Mâu thuẫn từ góp ý về nội dung chuyên môn làm sách giáo khoa mới
Trình bày của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn tại Tòa cho biết, năm 2003, ông Kiên được tuyển dụng vào làm việc tại Nhà Xuất bản Giáo dục (nay là Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam). Sau nhiều năm làm việc, thực hiện chủ trương ký lại hợp đồng, ngày 1/2/2008, Nhà Xuất bản Giáo dục tại Hà Nội ký lại hợp đồng số 22/2008 với ông Kiên, chức danh chuyên môn là Biên tập viên, công việc phải làm là theo sự phân công của Trưởng ban Sinh với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, tính từ ngày 2/3/2003.
Sau đó, Nhà Xuất bản Giáo dục tại Hà Nội chuyển ông Kiên sang làm tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Hà Nội (Công ty con của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam) từ ngày 1/7/2008, chức danh chuyên môn vẫn là Biên tập viên.
Toà án nhân dân quận Đống Đa nơi tiến hành phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải” giữa nguyên đơn là ông Trương Đức Kiên và bị đơn là Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội. Ảnh: Trung Dũng
Năm 2009, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam thành lập Công ty HEPS. Năm 2010, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam chuyển toàn bộ Biên tập viên từ Công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục Hà Nội sang Công ty HEPS.
Tiếp đó, ngày 3/5/2010, Công ty HEPS ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ông Kiên, chức danh chuyên môn là Biên tập viên.
Đến năm 2017, Công ty HEPS buộc ông Kiên phải biên tập cuốn sách Giáo dục thể chất khi không phù hợp và đúng chuyên môn của mình. Tiếp đó, từ khi bắt đầu làm sách giáo khoa mới thì phát sinh mâu thuẫn giữa ông Kiên với công ty HEPS liên quan đến chuyên môn.
Để đảm bảo chất lượng cuốn sách tham khảo Giáo dục thể chất và chất lượng cuốn sách giáo khoa mới, ông Kiên đã có những góp ý về nội dung chuyên môn, quy trình và cách thức biên tập sách. Tuy nhiên, những góp ý của ông Kiên không được các cá nhân có trách nhiệm trong công ty HEPS tiếp thu, ngược lại còn xem nhẹ và quay sang “trù dập” ông Kiên.
Cụ thể, công ty yêu cầu ông Kiên phải làm xong cuốn sách trong 2 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11/ 2017). Nhận thấy sách giáo khoa là tài liệu học tập vô cùng quan trọng, nếu làm trong một thời gian ngắn như vậy thì chắc chắn cuốn sách không có chất lượng hoặc chất lượng rất thấp. Vì thế, ông Kiên đã đề nghị xem xét lại thời hạn làm sách và bổ sung Biên tập viên xã hội với Trưởng ban nhưng không được tiếp thu. Trưởng ban còn báo cáo lại với Ban Giám đốc về việc ông Kiên chống đối, làm chậm tiến độ sách giáo khoa mới của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Video đang HOT
Ngày 28/3/2018, khi bàn kế hoạch làm sách giáo khoa mới, ông Kiên có góp ý, sửa chữa bản kế hoạch cần cập nhập với dự thảo Chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bổ sung thêm nội dung phân công công việc với các thành viên trong ban nhưng không được Trưởng ban tiếp thu.
Sau đó, Trưởng ban còn làm tờ trình đề nghị Công ty HEPS kỷ luật ông Kiên. Trên cơ sở đó, Công ty HEPS ban hành Quyết định số 48 ngày 30/3/2018 về việc phê bình cán bộ, trong đó xác định ông Kiên có thái độ thiếu hợp tác với tác giả và thành viên trong nhóm làm sách, gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng sách giáo khoa mới và không nghiêm túc chấp hành sự phân công của Trưởng ban.
Thấy việc ban hành quyết định là trái pháp luật nên sau đó ông Kiên nhiều lần làm đơn khiếu nại đề nghị xem xét lại việc kỷ luật. Sau khi nhận được đơn, công ty đã không xem xét thấu đáo mà còn quy chụp ông Kiên thường xuyên gửi đơn đề nghị và khiếu nại không đúng quy định làm ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của các thành viên trong Ban biên tập sách.
Sau khi bị kỷ luật, công ty xếp loại ông Kiên không đạt yêu cầu và ra thông báo số 56 cấm ông Kiên làm sách giáo khoa mới trong 3 tháng kể từ ngày 1/4/2018. Vì muốn gạt ông Kiên ra khỏi công ty nên Công ty HEPS đã quy kết những bài viết trên trang facebook cá nhân của ông Kiên về những hiện tượng xấu trong xã hội là nói xấu những thành viên trong Công ty HEPS, làm ảnh hưởng đến uy tín công ty và coi đó là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Ngày 5/3/2020, Công ty HEPS có Quyết định số 19 về việc tạm đình chỉ công việc đối với ông Kiên, thời hạn tạm đình chỉ là 15 ngày. Ngày 19/3/2020, Công ty HEPS có thông báo số 64 yêu cầu trở lại làm việc. Sau khi ông Kiên quay trở lại làm việc thì công ty có Quyết định số 25, ngày 23/3/2020 về việc thành lập Hội đồng kỷ luật và Thông báo số 91 ngày 23/4/2020 về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động lần 2.
Ngày 29/4/2020, Công ty HEPS đã tiến hành họp xử lý kỷ luật và tại cuộc họp, công ty đã quy chụp ông Kiên có hành vi phạm kỷ luật lao động. Ngày 7/5/2020, Công ty HEPS có Quyết định số 52 về việc sa thải đối với ông Kiên do hành vi lợi dụng vị trí công tác Ban biên tập sách, thông tin xúc phạm nhân phẩm của đồng nghiệp trên mạng xã hội làm mất uy tín của công ty và đe dọa thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của công ty.
Từ những dẫn chứng nêu trên, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn tại tòa cho rằng, việc Công ty HEPS sa thải ông Kiên là trái quy định của pháp luật, mang tính trù dập cá nhân. Vì thế, tại phiên tòa ông Kiên đề nghị Tòa án nhân dân quận Đống Đa tuyên Quyết định số 52 của Công ty HEPS là trái pháp luật.
Đồng thời, yêu cầu công ty nhận ông Kiên quay trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và khôi phục toàn bộ lợi ích hợp pháp của ông Kiên trong thời gian ông bị sa thải trái pháp luật.
Phản bác lại những yêu cầu của ông Kiên do người đại diện ủy quyền của nguyên đơn trình bày tại tòa, đại diện ủy quyền của Công ty HEPS cũng đã nêu lên một số dẫn chứng cho thấy việc Công ty HEPS ra Quyết định số 52 về việc sa thải ông Kiên là hoàn toàn đúng trình tự pháp luật.
Ngoài ra, người đại đại diện của bị đơn cho biết, việc nguyên đơn cho rằng sách Giáo dục thể chất giao cho ông Kiên là không đúng chuyên môn, người đại diện ủy quyền của Công ty HEPS khẳng định là đúng chuyên môn.
Cụ thể, đại diện bị đơn cho biết, trong bộ Sách Giáo dục thể chất có 2 phần, một là phần thể chất, hai là dinh dưỡng. Trong phần dinh dưỡng có phần Sinh học dinh dưỡng nên phần phân cho ông Kiên là đúng chuyên môn, không có chuyện trù dập.
Về chất lượng sách, thì hiện bộ sách này đã được Hội đồng thẩm định quốc gia đánh giá 100% đạt, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định phê duyệt và đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng thì tỷ lệ chọn bộ sách này là cao nhất.
Toà không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trương Đức Kiên
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và nghe các bên tham gia tranh luận tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát cũng đã nêu lên các ý kiến về việc giải quyết vụ án. Qua đó, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, hợp đồng lao động được ký giữa ông Kiên và Công ty HEPS là trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các bên.
Quyết định của Công ty cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội về việc sa thải ông Trương Đức Kiên. Ảnh: nguyên đơn cung cấp
Ngày 7/5/2020, Công ty HEPS đã ban hành Quyết định số 52 về chấm dứt hợp đồng lao động chính thức với ông Kiên, với lý do ông Kiên có hành vi thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp trên mạng xã hội, làm mất uy tín và đe dọa thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của công ty theo quy định tại điều 15, 17 nội quy lao động, khoản 1, điều 126 Bộ Luật Lao động.
Ngày 26/5/2020, công ty đã có Thông báo số 127 về việc thanh toán chế độ và bàn giao sổ Bảo hiểm xã hội, hồ sơ lao động cho ông Kiên. Ông Kiên cũng đã nhận tiền lương đến hết ngày 27/5/2020.
Xét về trình tự xử lý kỷ luật, Công ty HEPS đã ban hành Quyết định số 19 về việc tạm đình chỉ công việc với ông Kiên, thời hạn tạm đình chỉ 15 ngày để điều tra làm rõ hành vi vi phạm kỷ luật là đúng quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 129, Bộ Luật Lao động. Công ty HEPS đã thành lập Hội đồng kỷ luật theo Quyết định 125 ngày 25/3/2020 để xem xét kỷ luật với ông Kiên.
Tại cuộc họp xử lý lao động với ông Kiên có sự tham dự của người lao động là ông Trương Đức Kiên, đại diện Công đoàn công ty theo đúng quy định tại điểm c, điểm c, khoản 1, điều 123, Bộ Luật Lao động.
Cuộc họp xử lý kỷ luật ngày 29/4/2020 được thành lập thành lập thành biên bản và có chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp. Căn cứ theo đơn của các cán bộ làm việc cùng với ông Kiên do Công ty HEPS nhận được vào khoảng tháng 12/2019. Ngày 29/4/2020, Công ty HEPS họp xử lý kỷ luật, vào ngày 7/5/2020, công ty có quyết định xử lý kỷ luật là đúng thời hiệu. Người đại diện của Công ty là bà Phạm Thị Hồng – Giám đốc Công ty HEPS ký quyết định là đúng theo thẩm quyền. Quyết định trên cũng đã được gửi cho ông Kiên, ông Kiên cũng đã ký vào biên bản giao nhận.
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty cũng đã thanh toán tiền lương đến ngày 7/5/2020 và hoàn thành các thủ tục về Bảo hiểm xã hội theo quy định.
Nhận thấy quyết định xử lý kỷ luật là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào điều 31, 35, 39, 147 của Bộ Luật Tố tụng dân sự, điều 36, 42, 47, 90, 119, 123, 124, 126, 129 Bộ Luật Lao động năm 2012, Nghị định số 05/2015, Nghị quyết 326 án phí, lệ phí tòa án, không chấp toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, quyết định số 52 ngày 7/5/2020 của Công ty HEPS về việc sa thải ông Trương Đức Kiên là có căn cứ.
Các yêu cầu của nguyên đơn về việc quay trở lại làm việc và bồi thường là không có căn cứ nên Viện Kiểm sát đề nghị Toà không chấp nhận với yêu cầu trên.
Sau thời gian Nghị án, Chủ toạ phiên toà đã tiến hành đọc tuyên án. Theo đó, Hội đồng xét xử cho biết, việc ông Kiên cho rằng, ông bị Công ty HEPS trù dập là không có căn cứ.
Do vậy, Toà không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Trương Đức Kiên. Ông Kiên không phải chịu án phí xét xử trong phiên sơ thẩm và có quyền kháng cáo sau 15 ngày Toà tuyên án tại phiên xét xử sơ thẩm.
6 điều người thông minh không thể hiện ở nơi làm việc
Người thông minh thường biết cách điều tiết cảm xúc của bản thân và không để lộ những quan điểm cá nhân tiêu cực, độc hại.
1. Đánh giá người khác bất tài, kém cỏi: Công ty, doanh nghiệp nào cũng có một số người làm việc kém và điều này không khó để nhận ra. Nếu bạn không có khả năng giúp họ cải thiện hoặc quyền sa thải họ, bạn không nên thể hiện hay đánh giá người đó là bất tài, kém cỏi. Sự đánh giá của bạn không giúp bạn giỏi giang hơn trong mắt đồng nghiệp, cấp trên. Ngược lại, điều này có thể khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí trong mắt mọi người. Những người thông minh luôn hiểu rõ điều này và không bao giờ thể hiện ở nơi làm việc. Ảnh: Bustle.
2. Tiết lộ tiền lương: Người thông minh sẽ không tiết lộ mức thu nhập của mình với đồng nghiệp, kể cả những đồng nghiệp thân thiết nhất. Khi để lộ mức lương, bạn dễ bị đặt lên "bàn cân" so sánh. Mọi người sẽ chú ý đến những điều bạn làm và đánh giá liệu công sức bạn bỏ ra cho doanh nghiệp có xứng đáng với mức lương đó hay không. Chưa kể, điều này còn dễ làm rạn nứt các mối quan hệ ở nơi làm việc. Ảnh: Investopedia.
3. Thể hiện thái độ chán ghét công việc: Không ai muốn nghe bạn phàn nàn hay phán xét về công việc của mình. Những người thông minh hiểu rằng việc thể hiện thái độ chán ghét công việc sẽ khiến người khác đánh giá bạn là người tiêu cực và thiếu năng lực. Điều này cũng khiến tinh thần làm việc của những người khác bị ảnh hưởng đáng kể, gây giảm năng suất, kết quả công việc. Ảnh: LaddersCrown Financial Ministries.
4. Phán xét đời tư của người khác: Người thông minh không săm soi, đánh giá cuộc sống riêng tư của người khác. Dù đồng nghiệp có lối sống, tính cách thế nào, bạn cũng không nên phán xét mà chỉ giữ riêng suy nghĩ đó trong lòng. Những suy đoán, đánh giá về đời tư của đồng nghiệp sẽ khiến mọi người có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn. Chưa kể, bạn sẽ bị cho là người thiếu tinh tế, không biết tôn trọng người xung quanh. Ảnh: Psychology Today.
5. Thể hiện bản thân là người quan trọng: Theo Forbes, người thông minh không bao giờ tỏ ra bản thân là người quan trọng hay phô trương việc mình bận rộn, mệt mỏi về công việc. Thay vào đó, họ thường cố gắng hoàn thành công việc theo cách tốt nhất, chỉ thể hiện những kết quả đã làm được. Phô trương bản thân không giúp bạn được đánh giá tài giỏi, trái lại có thể khiến người khác có cái nhìn tiêu cực, đánh giá thấp về bạn. Ảnh: Crown Financial Ministries.
6. Để lộ thói hư, tật xấu: Người thông minh luôn biết giữ hình ảnh trong mắt người khác, đặc biệt là với các đồng nghiệp. Việc bạn để lộ thói quen xấu như nói tục, say xỉn, nóng nảy... không giúp bạn trở thành người đặc biệt hay thẳng thắn. Trái lại, những điều này khiến người khác ác cảm với bạn. Đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là người không biết quản lý bản thân, sống tùy hứng. Ảnh: NBC News.
Lễ hội khinh khí cầu 'Cố đô Huế nhìn từ bầu trời' Lễ hội khinh khí cầu 'Cố đô Huế nhìn từ bầu trời' là hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng tuần lễ Festival Huế 2022. Lễ hội khinh khí cầu "Cố đô Huế nhìn từ bầu trời" được Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Công ty Hexa Media tổ chức với mong muốn tạo ra sản...