Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con làm tốt việc phòng trừ sâu bệnh
Hiện nay, các vùng nguyên liệu mía của Công ty CP Mía đường Sông Con đang vào giai đoạn vươn lóng.
Đây cũng là giai đoạn mà rệp xơ bông trắng xuất hiện, gây hại cho cây mía. Để ngăn chặn bệnh lây lan, Công ty đã triển khai đồng bộ các giải pháp, triệt tiêu bệnh khi mới xuất hiện, giữ an toàn cho vùng nguyên liệu…
Mía vươn lóng, người dân bám đồng chăm sóc
Gia đình ông Nguyễn Văn Sự, xóm Vĩnh Thanh, xã Tân Xuân (Tân Kỳ) trồng 1,5ha mía nguyên liệu. Thời tiết năm nay lắm nắng, mưa nhiều nên cây mía phát triển tốt. Hiện cây mía đang vào thời kỳ phân lóng, xác định đây là giai đoạn quan trọng nên hai vợ chồng ông bám đồng chăm sóc mía. Ngoài dọn lá gốc để tạo cho mía thông thoáng đón ánh sáng thì việc cung cấp độ ẩm và phân bón cũng được gia đình quan tâm.
Ông Sự cho biết: “Thời kỳ vươn lóng, mía đòi hỏi nhiệt độ cao, cần nhiều ánh sáng để mía có chiều dài, đường kính lóng đạt chuẩn. Do đó, chúng tôi tập trung dọn lá gốc, tỉa bớt cây kém phát triển để mía đón được nhiều ánh sáng nhất. Giai đoạn này, mía bắt đầu tích lũy đường nên bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ. Ngoài bón đạm, lân thì bổ sung thêm phân chuồng, kali để cây mía cứng, ít đổ gãy khi mùa mưa bão sắp đến”.
Cán bộ Công ty CP Mía đường Sông Con bám đồng kiểm tra dịch bệnh trên mía. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện trên khắp các cánh đồng mía nguyên liệu của nhà máy đường từ Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nam Đàn, Yên Thành người dân đang tập trung bám đồng chăm sóc cây mía. Bởi với họ, cây mía là nguồn thu chính của gia đình, chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật, năng suất cao, độ đường đạt chuẩn thì bán được giá, thu được lợi nhuận cao hơn.
Chị Trần Thị Hà, một hộ dân trồng mía ở Thanh Xuân (Thanh Chương) cho biết: “Năm nay, cây mía sinh trưởng, phát triển tốt. Dự kiến năng suất cao. Nếu mỗi ha đạt khoảng 90-100 tấn thì cho thu nhập khoảng 90-100 triệu đồng, trừ mọi chi phí, còn lãi khoảng 50 triệu đồng”.
Xác định đây là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất cũng như chất lượng đường của cây mía nên công ty đã phân công 11 nhân viên nguyên liệu bám đồng, hướng dẫn bà con chăm sóc cây mía đúng quy trình, kỹ thuật. “Đây là giai đoạn vất vả nhất trong năm. Anh em nhân viên nguyên liệu sáng bám đồng hướng dẫn, hối thúc bà con chăm sóc cây mía; chiều tối đi từng nhà dân vận động họ chuyển đổi diện tích đất sang trồng mía, mở rộng vùng nguyên liệu” – anh Nguyễn Khắc Hùng, nhân viên nguyên liệu Công ty CP Mía đường Sông Con cho biết.
Nông dân xã Tân Xuân (Tân Kỳ) bám đồng chăm sóc mía. Ảnh: Thanh Phúc
Video đang HOT
Đồng bộ giải pháp ngăn chặn rệp xơ bông trắng
Giai đoạn mía vươn lóng cũng là lúc xuất hiện bệnh rệp xơ bông trắng gây hại. Đây là loại dịch hại khá phổ biến ở khắp các vùng chuyên canh cây mía, nhất là vào thời kỳ cây mía đang vươn lóng (khoảng tháng 8 – tháng 10). Chúng gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều tập trung ở mặt dưới của lá mía để chích hút dịch lá. Nếu nặng sẽ làm cây mía còi cọc, chậm lớn, không những làm giảm năng suất mà còn làm giảm hàm lượng đường. Hiện tại, tại các cánh đồng mía nguyên liệu đã rải rác xuất hiện rệp xơ bông trắng trên cây mía.
Để ngăn chặn dịch hại lây lan, Công ty CP Mía đường Sông Con đã phân công nhân viên nguyên liệu bám đồng, cùng bà con tích cực phát hiện dịch bệnh.
Khi phát hiện có rệp xơ bông trắng, ngay lập tức được cập nhật vào phần mềm quản lý nguyên liệu, hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn về tình hình dịch bệnh đến các hộ trồng mía để bà con kịp thời xử lý. Chị Nguyễn Thị Vinh, một hộ trồng mía ở xóm Vĩnh Thanh (Tân Xuân), cho biết: “Ngay sau khi có thông tin về ruộng mía của gia đình xuất hiện rệp xơ bông trắng, chúng tôi đã ra đồng kiểm tra, đập lá thu dọn những lá bị rệp bám lên bờ đốt và tiêu hủy”.
Cán bộ Công ty CP Mía đường Sông Con sử dụng công nghệ theo dõi dịch bệnh trên cây mía điển hình là bệnh rệp xơ bông trắng. Ảnh: Thanh Phúc
Do đang ở mức độ nhẹ, mới chỉ xuất hiện rải rác nên cán bộ nguyên liệu phối hợp cùng bà con xử lý, ngăn chặn không để lây lan. “Cách đây 2 năm, rệp xơ bông trắng gây hại trên nhiều diện tích mía, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng đường và việc tái sinh cây mía. Do đó, năm nay, chúng tôi đã lên kịch bản cụ thể ứng phó với dịch bệnh gây hại này, triệt tiêu ngay khi bệnh mới xuất hiện, không để lây lan trên diện rộng – ông Nguyễn Sỹ Hải, Trưởng ban Sản xuất nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Sông Con cho biết.
Theo đó, khi đang ở mức độ nhẹ, người dân phối hợp với nhân viên nguyên liệu xử lý thủ công bằng cách đập lá, thu dọn lá mía và phun thuốc khi cần. Nếu xuất hiện nhiều trên cùng diện tích, chúng tôi sẽ thuê máy bay phun thuốc cho diện tích mía bị bệnh. Theo đó, 1ha mía sẽ tốn 700.000 đồng tiền thuê máy và 600.000 đồng tiền thuốc. Số kinh phí này, Công ty cho người dân vay không tính lãi, sẽ thu hồi khi dân thu hoạch mía, trừ vào tiền bán mía”.
Ngoài ra, Công ty phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp các huyện có vùng nguyên liệu, chính quyền các địa phương trồng mía để tuyên truyền, triển khai các giải pháp về công tác phòng trừ bệnh gây hại.
Hiện nay, việc quản lý dịch bệnh đã được cập nhật trên hệ thống phần mềm của công ty, ngay khi phát hiện dịch bệnh, chúng tôi sẽ bật máy tính bảng để xác định ruộng mía của gia đình nào, sau đó gửi tin nhắn về theo số điện thoại của chủ hộ đã đăng ký. Chỉ sau vài giây, chủ hộ sẽ biết được tình hình, cùng phối hợp và trừ sâu bệnh kịp thời, không để bị nặng, không để lây lan”, anh Nguyễn Khắc Hùng, nhân viên nguyên liệu của Công ty cho biết.
Mọi thông tin về dịch bệnh trên các cánh đồng mía được công ty kết nối với các chủ hộ để cùng phối hợp và trừ bệnh kịp thời. Ảnh: Thanh Phúc
Căng mình giữ lưới điện an toàn mùa nắng nóng
Các tuyến đường dây 500 kV và 220 kV do Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) quản lý nằm dọc các sườn núi, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối; nhiều tuyến đường dây đi qua rừng phòng hộ, vùng nguyên liệu mía của các nông, lâm trường... Chính vì vậy, việc quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện tại khu vực này đối mặt với rất nhiều áp lực.
Dùng flycam kiểm tra hành lang tuyến và phát hiện sớm các đám cháy trong hành lang tuyến lưới điện truyền tải - Ảnh: PTC3
Để bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định trong những tháng hè cao điểm, PTC3 đang dồn lực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quyết liệt triển khai công tác kiểm tra, chống cháy trong và ngoài hành lang tuyến mà PTC3 quản lý vận hành.
Ngay từ tháng 10 của năm trước, PTC3 đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập phương án chống cháy mùa khô hành lang tuyến cho năm sau nhằm bảo đảm vận hành an toàn lưới truyền tải điện.
Công ty đã xây dựng kế hoạch chi tiết xử lý từng khoảng cột có nguy cơ cháy theo cấp độ cháy được quy định tại Điều 46 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Đồng thời, xác định rõ thời gian xử lý xong từng khoảng cột cụ thể trong các tháng mùa khô đối với từng khu vực để tổ chức thực hiện. Theo đó, các tỉnh Tây Nguyên từ ngày 15/11 đến hết mùa khô, các tỉnh Duyên hải miền Trung từ ngày 15/2 đến hết mùa khô.
Công ty đã tập trung chỉ đạo các đội truyền tải tiến hành phát quang các cây trong và ngoài hành lang tuyến, chủ động khoanh vùng, thu gom và đốt có kiểm soát cây khô, thực bì hoặc thu dọn, cào lằn ranh, kéo ra xa khỏi hành lang tuyến nhằm giảm tối đa nguy cơ cháy, phù hợp với thời gian chống cháy của từng cung đoạn.
Tính đến tháng 5/2021, các đơn vị thuộc PTC3 đã xử lý chống cháy cho 1.263 khoảng cột đi qua rừng, rừng trồng có nguy cơ cháy với diện tích 4,5 triệu m2 và tổ chức tuần canh chống cháy cho 200 khoảng cột đi qua vùng nguyên liệu mía với diện tích trên 1,8 triệu m2.
Đối với những khu vực xung yếu tại những thời điểm có nguy cơ cháy cao (nhất là với cây mía, cây keo, bạch đàn của người dân sau thu hoạch), PTC3 đã yêu cầu các đơn vị lập lịch cụ thể để cắt cử cán bộ, công nhân trực canh nhằm phát hiện sớm đám cháy, triển khai phương án xử lý thích hợp.
Đặc biệt, PTC3 đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như lắp đặt camera để giám sát chống cháy mía, rừng trồng, rừng phòng hộ ở một số đường dây đi qua vùng nguyên liệu mía và rừng trồng.
Tính đến tháng 5/2021, trên toàn lưới điện của PTC3 đã lắp đặt được 109 bộ camera giám sát chống cháy và các đơn vị vẫn đang triển khai lắp đặt. Ngoài ra, PTC3 còn sử dụng các thiết bị bay (UAV, flycam) để bay kiểm tra các đoạn tuyến đường dây nằm trên các đỉnh đồi núi, đi qua khu vực rừng phòng hộ, rừng trồng. Dữ liệu thu thập được từ thiết bị UAV được các cán bộ kỹ thuật phân tích, kiểm tra để phát hiện sớm các khiếm khuyết, nguy cơ và đưa ra định hướng sửa chữa, xử lý kịp thời.
"Do công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện tốt ngay từ đầu mùa khô nên trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, trên toàn lưới điện của PTC3 không có sự cố lưới điện do nguyên nhân cháy gây ra", ông Hồ Công, Phó Giám đốc PTC3 cho biết.
Thách thức lớn từ nguồn năng lượng tái tạo
Khu vực do PTC3 quản lý, vận hành lưới điện truyền tải là nơi có nhiều nguồn năng lượng tái tạo. Đến nay, tổng công suất điện mặt trời đấu nối vào lưới điện truyền tải PTC3 và lưới điện phân phối các công ty điện lực trong khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên đã lên tới 8.224MW, chiếm 41% tổng công suất đặt nguồn điện đấu nối lưới truyền tải và lưới điện phân phối trong khu vực này.
Công nhân PTC3 bảo dưỡng thiết bị TBA 500kV Vĩnh Tân vào ban đêm. Ảnh: PTC3
Ông Nguyễn Mạnh Tường, Trưởng Phòng Điều độ PTC3 cho biết, hiện nay, để hạn chế tình trạng đầy tải và quá tải lưới điện 220 kV, các cấp điều độ phải áp dụng các biện pháp giảm phát hoặc khống chế công suất phát của các nguồn điện khu vực; thay đổi kết dây tách thanh cái, mở vòng lưới điện 220 kV để cưỡng bức công suất, tận dụng tối đa khả năng tải của các đường dây 220 kV còn non tải.
"Tuy nhiên, sau khi giảm huy động nguồn điện, thay đổi kết dây, vẫn còn xảy ra tình trạng vận hành đầy tải, có khi quá tải một số đường dây và trạm biến áp", Trưởng Phòng Điều độ PTC3 phản ánh.
Do lưới điện vận hành trong tình trạng đầy tải, quá tải nên đặt ra yêu cầu phải tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát thiết bị, MBA, đường dây và hành lang tuyến để kịp thời khắc phục, xử lý các hiện tượng bất thường.
Để bảo đảm truyền tải điện an toàn, ổn định trong năm nay và các năm tiếp theo, PTC3 kiến nghị đẩy nhanh tiến độ đóng điện các dự án truyền tải đang được triển khai. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án truyền tải, nâng công suất máy biến áp trong khu vực.
Trong công tác chủ động phối hợp giữa đơn vị quản lý vận hành với chính quyền địa phương, PTC3 đề nghị UBND các tỉnh có lưới truyền tải điện đi qua khi thành lập ban chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, cần có thành phần lãnh đạo của đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
PTC3 cũng kiến nghị sửa đổi Điều 15, Nghị định số 134/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo hướng nâng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện để bảo đảm tính răn đe.
Giống lúa lai 27P53 đột phá về chất lượng và năng suất Đây là giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới được Hội đồng khoa học công nhận giống của Bộ NN-PTNT đánh giá giống cho năng suất và chất lượng vượt trội. Mô hình lúa lai 27P53 tại Thanh Chương, Nghệ An. Pioneer (nay là Corteva Agriscience) đã tiên phong trong đầu tư, nghiên cứu, phát triển các giống lúa lai 3 dòng...