Công ty chuyển phát nhanh GNN tuyên bố dừng hoạt động, sau khi thừa nhận lạm dụng tiền COD 5,5 tỷ đồng để nuôi công ty
Thông báo đăng tải trên Fanpage của một công ty giao hàng Việt Nam cho biết công ty chính thức dừng hoạt động sau 12 năm kinh doanh. Thông báo này cũng cho biết Giám đốc công ty đã tự thú về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, với việc chỉ đạo sử dụng tiền COD của khách hàng cho các hoạt động của công ty với số tiền 5,5 tỷ đồng.
CTCP Chuyển phát nhanh G.N.N ( GNN) mới đây thừa nhận công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không cân đối được thu chi trên Fanpage của công ty.
Thông báo đăng tải trên Fanpage của GNN vào nửa đêm 31/8 cho biết công ty chính thức dừng hoạt động từ 1/9/2018.
Thông báo này cũng cho biết Giám đốc công ty đã tự thú về hành vi lạm dụng tín nhiệm với việc chỉ đạo sử dụng tiền COD của khách hàng cho các hoạt động của công ty với số tiền 5,5 tỷ đồng.
“Các cá nhân hiện chưa được thanh toán các khoản tiền thu hộ và các đối tác còn công nợ của GNN có thể gửi yêu cầu thanh toán tại tòa án có thẩm quyền”, thông báo có con dấu và chữ ký ghi tên Hoàng Ngọc – Tổng Giám đốc GNN – nêu rõ.
Thông báo của GNN trên Fanpage.
Video đang HOT
Theo một văn bản khác được công bố trên Fanpage GNN, hiện công ty này đang nợ ngân hàng khoản vay mua ô tô và vay tín chấp 1,7 tỷ đồng, nợ người thân, bạn bè 3,5 tỷ đồng, nợ đối tác gửi hàng 1 tỷ đồng, nợ lương của người lao động và bảo hiểm gần 1 tỷ đồng.
Chúng tôi đã liên hệ với số tổng đài của GNN nhưng không ai bắt máy. Số hotline của công ty cũng đang trong tình trạng không liên hệ được.
GNN hoạt động kinh doanh với 3 dịch vụ chính: Giao hàng thu tiền, Vận tải đường bộ và Kho vận. Thông tin từ Website chính thức tại địa chỉ http://gnn.ct06.com cho thấy GNN mở rộng khá mạnh trong những năm đầu thành lập, có 5 chi nhánh tại 5 thành phố gồm Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
GNN tiền thân tiền thân là CTCP Dịch vụ Gió Nam, hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát, chuyển phát nhanh được xây dựng từ tháng 12/2006 bởi 25 thanh niên và sinh viên còn rất trẻ, với vốn điều lệ ban đầu là 100 triệu đồng.
Một bài viết trên Thanh Niên hồi năm 2007 mô tả: 25 cổ đông này đều là thành viên của CLB Thanh niên Việt Nam tiến bộ (CT06) – một câu lạc bộ mới thành lập tháng 10/2006 với mục đích đưa những ý tưởng khả thi trở thành hiện thực và tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ còn gặp nhiều khó khăn hoặc muốn khẳng định mình trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, tin học…
Tháng 9/2006, tại diễn đàn MFO – Làm giàu không khó, xuất hiện bài viết khá dài của một thành viên có nick name là hoangngocls. Bài viết đưa ra ý tưởng về thành lập một Câu lạc bộ không giới hạn thành viên có nhiệt huyết và tinh thần tiến bộ. Quỹ của CLB được huy động từ chính các thành viên tối thiểu là 100.000 và tối đa là 100.000.000 đồng. Bài viết đã được hưởng ứng từ những thành viên tại khắp các miền trên diễn đàn và cuối tháng 11 thì CLB chính thức thành lập, bầu ra ban điều hành, ban kiểm soát và ban tài chính.
Theo GenK
Đa cấp tiền ảo vẫn nhộn nhịp, công khai
Sau các vụ lừa đảo như iFan, Vncoins, Sky Mining..., hàng loạt công ty, website hoạt động liên quan đến tiền ảo vẫn diễn ra tràn lan.
Một buổi đào tạo của USCoin - Ảnh: ẢNH: T.X
Lãi suất 300 - 500%/năm
Mới đây Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã lên tiếng cảnh báo hoạt động của FutureNet. Một trong số nguồn thu nhập mà những người tham gia được nhận theo quảng cáo từ FutureNet là tiền thưởng và hoa hồng đến từ việc tuyển dụng, xây dựng hệ thống tuyến dưới cùng tham gia đầu tư. Ngoài ra, hoạt động của các thành viên FutureNet còn bao gồm việc đầu tư FuturoCoin, một đồng tiền kỹ thuật số được giới thiệu hoạt động dựa trên các công nghệ như Bitcoin và có khả năng phát triển như Bitcoin. Hoạt động quảng cáo và phát triển mạng lưới của FutureNet có dấu hiệu tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Thực tế, hàng loạt trang web khác vẫn hoạt động nhộn nhịp như Asama Mining, Eco Mining, World Mining với mô hình hoạt động tương tự Sky Mining. Đơn cử Eco Mining giới thiệu là đơn vị cung cấp giải pháp cho thuê các gói khai thác từ các trung tâm dữ liệu khai thác mỏ Bitcoin lớn nhất. Eco Mining thông báo cung cấp gói ký gửi trị giá từ 500 USD đến 125.000 USD và đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư (NĐT) từ 300 - 500%. Đăng ký gói 25.000 USD, khách hàng còn được thưởng ngay 300 USD, gói 75.000 USD thì thưởng 750 USD, gói 125.000 USD được thưởng 1.000 USD... Khi tuyển thêm người mới, công ty sẽ chi hoa hồng trực tiếp từ 1% và hoa hồng gián tiếp 3% của toàn hệ thống nếu có 100 máy đào trở lên.
Hay một hệ thống đào tiền ảo khác đang quảng bá rầm rộ từ website đến Facebook, YouTube là World Mining có địa chỉ world-mining.net, cũng giới thiệu là công ty thành lập tại Anh vào tháng 10.2017, là số ít công ty tham gia đào tiền ảo chuyên nghiệp còn sống sót với 90% tiền đào được là Bitcoin. Cách thức đầu tư vào công ty này là khách hàng đăng ký thuê máy đào tối thiểu từ 15 USD đến 300.000 USD trong thời gian 360 ngày, lợi nhuận mỗi tháng tích lũy tương đương 30%. Ngoài việc bảo đảm trả lãi trong toàn bộ thời gian ký hợp đồng, World Mining cũng đưa ra mức chi hoa hồng theo các cấp đầu tư. Thậm chí, công ty còn ra mắt hệ thống trang web phục vụ việc giới thiệu người khác đăng ký (Landing Page) để khách hàng dễ dàng tạo ra mạng lưới thành viên cho mình...
Hay Asama Mining là mỏ đào tiền ảo từ cuối tháng 7 đã bị "tố" mất khả năng thanh khoản. Thay vì trả lãi bằng tiền hay bằng Bitcoin, mỏ đào này phát hành đồng tiền Asama Coin hay $Asama - đồng tiền mã hóa để quy đổi cho NĐT sau khi nộp tiền. Tỷ lệ phát hành tương ứng 1 USD nhận được 1 $Asama. Công ty này quảng bá: NĐT có thể dùng $Asama để mua nhà, mua đất, đầu tư chứng khoán... hoặc có thể chuyển đổi sang đồng Bitcon tùy thích. Thế nhưng đến nay, các NĐT cho biết họ không thể đổi từ $Asama sang Bitcoin vì Asama Mining đã hủy chức năng này, những NĐT khác muốn bán cũng không ai mua.
Sàn giao dịch "dỏm"
Gần đây, sàn CJ Trade kêu gọi NĐT tham gia với mức lợi nhuận lên đến gần 500%/năm. Sàn này đưa ra hình thức để NĐT cá cược dự báo giá một số loại tài sản tăng hay giảm trong một thời gian xác định. Nếu dự đoán chính xác thì bạn sẽ chiến thắng và đạt được một khoản hoa hồng cho sự đầu tư của mình. Nếu dự đoán không chính xác, bạn thua và mất số tiền đã bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên các NĐT đều không thể thắng được nhà cái. Sau khi bị phản ánh thì địa chỉ web của sàn này là CJtrade.io hay CJoption.co đều không thể truy cập được.
Tương tự, Quỹ đầu tư SmartFund chào mời các NĐT tham gia thông qua các gói đầu tư với lãi suất cao. Ví dụ đầu tư gói 300 USD nhận được lãi 0,75% x 200 ngày, gói Diamond 5.000 USD có lãi suất 0,95% x 200 ngày... NĐT giới thiệu càng nhiều người thì được hưởng càng nhiều hoa hồng từ 6% trở lên. Tuy nhiên sau khi rộ lên thông tin về đơn vị này thì hiện trang web smartfund.tech không còn hoạt động. Nhưng trên một số diễn đàn xuất hiện tài khoản USCoin Việt Nam giới thiệu đầu tư tài chính số thời 4.0 với Quỹ đầu tư thông minh SmartFund. Trong đó giới thiệu lý do chọn đồng USCoin dùng để thanh toán toàn cầu, công ty có chiến lược cam kết giúp NĐT đạt lợi nhuận như gói đầu tư 30.000 USD sẽ thành 72.000 USD chỉ sau 90 ngày. NĐT tham gia vào các gói đầu tư cùng quỹ này sẽ nhận được lãi suất từ 1 - 1,4%/ngày trong thời gian 5 tháng...
Cũng giống như FutureNet, tất cả đơn vị trên đều không có tên trong danh sách các công ty đã được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp của Bộ Công thương.
Vẫn còn đất sống
Chuyên gia đầu tư Phan Dũng Khánh nhận định, các hoạt động lừa đảo liên quan đến tiền ảo vẫn có "đất sống" do nhiều người vẫn còn lòng tham, bị hấp dẫn với lãi suất cao và chi hoa hồng nhiều tầng lớp. Thứ hai là có một số người đã bị lừa mất tiền nhưng vẫn có tâm lý "gỡ gạc" nhanh nên muốn lao vào lại những hoạt động đó, tương tự kiểu "con bạc càng thua càng muốn chơi để gỡ". Thứ ba, bản thân một số NĐT đã bị lừa nhưng vẫn muốn tham gia vào các hệ thống này để đi lừa những người khác hòng lấy lại số tiền đã mất... Ngoài ra, hành lang pháp lý của VN vẫn chưa chặt chẽ, hình thức xử phạt chưa mạnh tay nên những kẻ tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo vẫn ngang nhiên hoạt động.
Chuyên gia Phan Dũng Khánh nhấn mạnh: "Những vụ tố cáo ầm ĩ của nhiều người gần đây như iFan, Sky Mining... vẫn chưa thấy những kẻ cầm đầu bị xử lý. Vì vậy có thể những người cầm đầu đó hoặc chân rết chuyển sang mô hình hoạt động khác với chiêu thức ngày càng tinh vi hơn, có chỉnh sửa mới hơn và có thể đi về vùng sâu vùng xa khiến nhiều người không phát hiện được bản chất lừa đảo. Do đó cần phải mạnh tay siết chặt về hành lang pháp lý cũng như xử phạt các hành vi này mới có thể hạn chế được những trang web, quỹ đầu tư dỏm".
Theo ĐKN
Analog Devices Công ty bán dẫn hàng đầu thế giới Analog Devices, Inc., còn được gọi là ADI hay Analog, là một công ty bán dẫn đa quốc gia của Hoa Kỳ chuyên về kĩ thuật chuyển đổi dữ liệu và xử lý tín hiệu. Vào năm 2012, Analog Devices dẫn đầu thị trường chuyển đổi dữ liệu toàn cầu với 48,5% thị phần. Analog Devices được thành lập bởi hai cựu sinh...