Công ty chứng khoán “lọt mắt xanh” các nhà đầu tư
Khi dịch Covid-19 mới bùng phát, e ngại thị trường giảm quá sâu, các cơ quan quản lý và các sở đã ngay lập tức hạ phí dịch vụ nhằm hỗ trợ CTCK và nhà đầu tư. Nhưng ngược với dự đoán, thị trường chứng khoán thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lại khởi sắc mạnh mẽ, thu hút được lượng lớn nhà đầu tư F0.
Để đạt được thành quả trên, không thể không kể đến nỗ lực của CTCK như ưu đãi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ trực tuyến. Vậy CTCK nào đang là điểm đến được nhiều nhà đầu tư ưu ái lựa chọn để gửi gắm khoản đầu tư của mình?
Đẩy mạnh trực tuyến hóa hướng tới 100% dịch vụ được cung cấp online
Vào thời điểm Covid -19 bùng phát mạnh nhất, Chính phủ yêu cầu toàn dân không ra khỏi nhà, hạn chế di chuyển cũng như tụ tập đông người, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã nhanh chóng đẩy mạnh trực tuyến hóa 100% những dịch vụ cơ bản nhằm phục vụ khách hàng, nhất là mở tài khoản và giao dịch.
Đây là tín hiệu đáng mừng dành cho nhà đầu tư hiện nay và cả những khách hàng đang ở xa hoặc đang công tác tại nước ngoài muốn mở tài khoản và đầu tư chứng khoán.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, những dịch vụ cơ bản khác như chuyển tiền, ứng tiền, quản lý tài khoản … cũng đều được CTCK tích hợp trong ứng dụng của mình trên hai nền tảng là máy tính (Web App) và điện thoại thông minh ( Mobile App)
Giao dịch trực tuyến giờ đây đã trở thành hình thức chuẩn mực trong thời đại công nghệ 4.0, nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch tại nhà, vừa đảm bảo an toàn thời Covid-19 mà vẫn có thể theo dõi và đầu tư chứng khoán.
Đơn cử như CTCK AIS, từ nền tảng hệ thống công nghệ hiện đại, chi phí vận hành được tiết kiệm, bộ máy hoạt động trở nên tinh giản hơn nên AIS có thể mạnh tay miễn giảm các chi phí dịch vụ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư cho khách hàng, giúp nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định trải nghiệm với kênh đầu tư chứng khoán.
Miễn giảm chi phí giao dịch, lãi suất vay margin
Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam, ngoài việc trực tuyến hóa dịch vụ, nâng cấp hệ thống giao dịch trực tuyến tốt hơn, nhiều công ty chứng khoán còn ghi điểm trong mắt nhà đầu tư với chính sách miễn phí giao dịch.
Thay vì phải chi trả thông thường từ 0,15-0,35% giá trị giao dịch cho các công ty chứng khoán cho mỗi giao dịch chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư được miễn hoàn toàn khoản chi phí này cả chiều mua lẫn bán.
Như tại CTCK AIS, khách hàng khi tiến hành giao dịch chứng khoán sẽ được miễn phí giao dịch và chỉ phải thanh toán khoản phí bắt buộc cho Sở Giao dịch chứng khoán (0,027% đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) và thuế (0,1%).
Lãi suất vay margin tại AIS cũng thực sự cạnh tranh, chỉ 9%/năm.
Chính sách miễn phí giao dịch của AIS được khách hàng đánh giá cao và ủng hộ khi áp dụng dài hạn cho cả tài khoản giao dịch thường và tài khoản vay margin.
“Việc không phải chi trả khoản phí cao cho mỗi giao dịch giúp chúng tôi giảm thiểu chi phí đầu tư, gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là giảm bớt lo lắng trong giai đoạn thị trường sau dịch liên tục rung lắc mạnh”, một nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ.
Tính đến trước năm 2020, cuộc đua về lãi suất vay margin hầu hết diễn ra giữa các công ty chứng khoán mới và công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài. Giờ đây, việc hạ lãi suất vay margin thông thường từ 10-12%/năm xuống còn dưới 10%/năm đã có sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán hơn, bao gồm cả những cái tên lâu năm trên thị trường.
Tự doanh CTCK tiếp tục rút ròng 160 tỷ đồng trong tuần 12-16/10, bán mạnh VHC và HPG
Khối tự doanh CTCK trong tuần từ 12-16/10 tiếp tục bán ròng 160 tỷ đồng giảm 32% so với tuần trước đó. VHC bị bán ròng đúng bằng khối lượng mà khối tự doanh mua ròng ở tuần trước (4,4 triệu cổ phiếu). HPG cũng bị bán ròng trở lại đến 164 tỷ đồng.
Kết thúc phiên tuần giao dịch từ 12-16/10, VN-Index đứng ở mức 943,3 điểm, tương ứng tăng 19,3 điểm (2,1%). HNX-Index tăng 2,91 điểm (2,1%) lên 139,82 điểm. UPCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,25%) xuống 63,85 điểm.
Tương tự như tuần trước, cả khối ngoại và tự doanh của các công ty chứng khoán (CTCK) đều duy trì trạng thái bán ròng mạnh và phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Về khối tự doanh ở sàn HoSE, họ tiếp tục bán ròng gần 160 tỷ đồng (giảm 32% so với tuần trước đó), tuy nhiên, nếu xét về khối lượng thì dòng vốn này mua ròng trở lại gần 3,4 triệu cổ phiếu.
Trái ngược hoàn toàn so với tuần trước đó, VHC bị tự doanh CTCK bán ròng 186 tỷ đồng (4,4 triệu cổ phiếu), nếu tính về khối lượng thì số cổ phiếu VHC bị khối tự doanh bán ròng như trên đúng bằng lượng mà họ mua ròng trong tuần trước đó. Tương tự, HPG bị bán ròng trở lại 164 tỷ đồng (5,7 triệu cổ phiếu) sau khi được mua ròng 95 tỷ đồng ở tuần trước. Các mã cũng bị bán ròng mạnh còn có VCB (70 tỷ đồng), FPT (31 tỷ đồng), MSN (24 tỷ đồng)...
Chiều ngược lại, TCB đứng đầu danh sách mua ròng với 144 tỷ đồng. Tiếp sau đó, EIB cũng được mua ròng 86 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ (CCQ) ETF nội E1VFVN30 tiếp tục được mua ròng mạnh trong tuần này với 58 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn này ở sàn HoSE đẩy mạnh bán ròng lên đến 1.650 tỷ đồng (gấp 2,8 lần so với giá trị bán ròng của tuần trước). VCB và HPG được khối ngoại mua ròng mạnh với lần lượt 152 tỷ đồng và 118 tỷ đồng. Trong khi đó, MSN bị bán ròng lên đến 891 tỷ đồng. CTG và TCB bị bán ròng lần lượt 270 tỷ đồng và 134 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 28/9-2/10: Ồ ạt xả bluechip, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tới hơn 1.850 tỷ đồng Mặc dù giao dịch khá sôi động nhưng nhà đầu tư nước ngoài vẫn là yếu tố không mấy tích cực khi duy trì trạng thái bán ròng hàng trăm tỷ đồng qua từng phiên giao dịch trong tuần qua. Thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại thực hiện 5 phiên bán ròng liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại...