Công ty chứng khoán lãi đậm
Bất chấp dịch bệnh, thị trường chứng khoán với các mạch tăng điểm mạnh, giúp lợi nhuận 9 tháng các công ty chứng khoán thăng hoa.
Báo cáo tài chính quý 3/2020 của một loạt công ty chứng khoán top đầu về thị phần môi giới cũng như đứng đầu khối tự doanh, ghi nhận các kết quả lãi bằng lần.
Lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản tăng nhanh tại các Công ty chứng khoán top đầu
Tăng trưởng ấn tượng với doanh thu đạt 965,6 tỷ đồng – tăng 14,3%, và lợi nhuận trước thuế đạt 408,8 tỷ đồng – tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019 là kết quả riêng lẻ quý của
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty chứng khoán SSI, công ty đứng đầu về thị phần môi giới trên thị trường ghi nhận tổng doanh thu đạt 3.320,3 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.075,6 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 44,9% và 35,3% so với 9 tháng năm 2019. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.076 tỷ đồng – vượt 24% kế hoạch kinh doanh năm 2020. SSIcho biết đây cũng là mức doanh thu 9 tháng cao nhất trong lịch sử hoạt động của SSI.
Điều này có vẻ là một cột mốc đặc biệt với chính SSI trong suốt 20 năm hoạt động cùng thị trường khi lợi nhuận ngàn tỷ đồng trong 3 quý đã xuất hiện ở giai đoạn COVID-19 với sự khó khăn lan tràn ở hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế.
Tương tự SSI, Công ty luôn so kè thị phần ở top nhất, nhì là Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng đã có 3 quý lãi đậm. Trong quý 3/2020, HSC đạt doanh thu hơn 398 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 142 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 21% và 26% so với quý 3/2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, HSC ghi nhận doanh thu thuần 1.077 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 83% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 393 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2019, hoàn thành 87% kế hoạch cả năm 2020.
Cơ cấu doanh thu 9 tháng của HSC (nguồn: BCTC HSC quý III/2020)
Theo đó, 3 mảng kinh doanh: môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh đóng góp 96% tổng doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2020. Báo cáo của HSC ghi nhận doanh thu phí môi giới chiếm 38% tổng doanh thu, đạt 407 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu từ các hoạt động cho vay ký quỹ đạt 358 tỷ đồng, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ và chiếm 33% tổng doanh thu. HSC cũng có hoạt động đầu tư tự doanh đạt doanh thu ấn tượng với 266 tỷ đồng, tăng 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 và đóng góp 25% vào tổng doanh thu…
Lưu ý rằng HSC cũng là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về tư vấn bảo lãnh phát hành, lên sàn niêm yết và tư vấn hoạt động M&A. So với sự sôi động của thị trường sơ cấp, rõ ràng trong 9 tháng qua, nhu cầu bảo lãnh phát hành hay M&A, hoặc thậm chí thoái vốn cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước…đều khá trầm lắng. Ngoại trừ một số “case” lên sàn niêm yết từ UpCOM hoặc OTC của khối ngân hàng, theo giới chuyên môn, là còn có “tấm món” và giá trị lớn. Tuy nhiên với dự báo M&A lẫn IPO tìm đối tác ngoại của các doanh nghiệp, định chế tài chính thời gian tới sẽ trở lại sôi động, đây cũng có thể sẽ là mảng hứa hẹn lợi nhuận cho các Công ty chứng khoán nói riêng và khối các doanh nghiệp hoạt động nghiệp vụ này trực tiếp nói chung.
Ở một đại diện khác, lãi bằng lần phản ánh cơ hội sinh lợi từ thị trường tư vấn chào bán trái phiếu. Báo cáo quý 3 của
Công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 863 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 178% và 221%. Tổng doanh thu lũy kế 9 tháng 2020 đạt 2.490 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lợi nhuận trước thuế lũy kế 9T2020 đạt 2.135 tỷ, tăng 147%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu từ nghiệp vụ tư vấn doanh nghiệp tăng mạnh 182% so với cùng kỳ năm 2019, từ 491 tỷ đồng lên 1.383 tỷ đồng, chiếm 56% tổng doanh thu. Cùng với đó, trong 9 tháng, TCBS đã phân phối hơn 27.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) iBond, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2019. Tính từ thời điểm trái phiếu iBond chính thức ra mắt, TCBS đã phân phối tổng cộng gần 108 nghìn tỷ đồng TPDN, thu hút hơn 38.000 Khách hàng cá nhân đầu tư. Với tất cả những kết quả này, TSBS tiếp tục đứng số 1 về thị phần môi giới trái phiếu – vị trí mà Công ty này đã giữ quá lâu suốt 5 năm qua.
Video đang HOT
Nhà đầu tư mở mới tài khoản tại TCBS trong thời gian qua (nguồn: TCBS)
Tăng trưởng của các công ty chứng khoán là một phản ánh rõ nét sự sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Sự bùng nổ của cổ phiếu và trái phiếu đã khiến Vn-Index cùng các chỉ số còn lại gần như đã có đường đi “dị biệt” với phần khó khăn còn lại của kinh tế và thế giới, không ngừng sôi động cả về mức điểm tăng cũng như đạt thanh khoản rất tích cực. Riêng quý III, thanh khoản bình quân theo thống kê trên thị trường đã đạt 6.600 tỷ đồng/ phiên. Cá biệt có những phiên giá trị giao dịch bùng nổ lên tới 16.000 tỷ đồng/ phiên.
Khi các ngành nghề còn khó khăn, lãi suất xuống thấp, các kênh đầu tư rủi ro cao và không có cơ hội sinh lời lớn, dòng tiền đổ vào chứng khoán vẫn đang được tiếp tục dự báo lạc quan từ nay đến cuối năm. “Tuy chưa đến mức nhà nhà chơi chứng khoán, nhưng rõ ràng sức hấp dẫn của dòng tiền cộng với yếu tố công nghệ cũng đang tiếp sức cho sự tiện lợi thu hút các tài khoản mở mới. Bên cạnh đó, sự thăng hoa thị trường chứng khoán tuy chưa xuất hiện những dấu hiệu rõ về bong bóng tài sản tài chính, nhưng nếu thị trường vẫn một mình một cõi, trong khi số lượng doanh nghiệp tiêu cực và đi ngang chiếm tỷ lệ cao và tiên liệu kết quả cuối năm tài chính 2020 cũng sẽ khó khởi sắc, thì một phần nào đó ở những nhóm ngành, hàng hóa cục bộ trên thị trường, cần được lưu tâm dấu hiệu này”, một chuyên gia cảnh báo.
Tín hiệu lập đỉnh chưa xuất hiện
"Trong giông bão, gà tây vẫn muốn bay", câu nói này nhằm ám chỉ việc các cổ phiếu penny trở nên nổi bật vào những ngày thị trường sắp thiết lập đỉnh. Xét ở hiện tại, tín hiệu đó chưa xuất hiện.
Cổ phiếu trụ giữ nhịp tăng
Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục trải qua một tuần tăng điểm ấn tượng, bất chấp sự rung lắc của thị trường chứng khoán thế giới.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/10, chỉ số VN-Index đạt 943,3 điểm, tăng 2,1% trong tuần. Chỉ số VN30 cùng nhịp, đóng cửa phiên cuối tuần ở mức 901,59 điểm, ghi nhận mức tăng 3,1%.
Điểm nổi bật tuần qua là sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước.
Cụ thể, trong tuần, cổ phiếu CTG (của Ngân hàng Vietinbank) tăng 12,7%, lên 31.150 đồng/cổ phiếu, VCB (của Ngân hàng Vietcombank) tăng 4%, lên 88.200 đồng/cổ phiếu, BID (của Ngân hàng c) tăng 4,6%, lên 42.200 đồng/cổ phiếu. Sự bùng nổ của nhóm ngân hàng đã hỗ trợ đà tăng điểm cho thị trường chung.
Đà tăng của nhóm ngân hàng này được hỗ trợ bởi hai yếu tố. Thứ nhất, mặt bằng định giá vẫn tương đối hấp dẫn.
Trong gần 3 tháng trở lại đây, thị trường bước vào đợt tăng điểm tốt, nhóm cổ phiếu "vua" cũng tăng, nhưng đà tăng không đồng đều.
Các cổ phiếu có "câu chuyện riêng" như VIB, SHB, LPB, ACB (chuyển sàn), hay HDB (có tỷ lệ cổ tức cao) đã tăng mạnh.
Trong khoảng 20/7 - 9/10, nhóm cổ phiếu ngân hàng gốc quốc doanh như CTG, BID, VCB lại tăng điểm nhẹ. Điều này đặt ra cho nhà đầu tư những câu hỏi về định giá cổ phiếu của nhóm ngân hàng nhà nước so với tương quan nhóm ngân hàng tư nhân.
Thông thường, do tính an toàn hơn nên định giá nhóm cổ phiếu ngân hàng nhà nước sẽ phải cao hơn so với ngân hàng tư nhân.
Tính tới ngày 16/10, định giá theo chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) của CTG là 10,03 lần, BID là 19,76 lần, của VCB là 18,02 lần. Trong khi đó, định giá P/E của VIB đã là 9,11 lần, SHB là 11,31 lần, LPB là 8,12 lần, ACB là 6,59 lần, HDB là 7,6 lần.
Như vậy, rõ ràng, về mặt định giá cơ bản, cổ phiếu CTG chỉ tương đương như các ngân hàng tư nhân. Đây có thể là một động lực mà cổ phiếu CTG được các nhà đầu tư quan tâm và theo sát trong tuần qua.
Thứ hai là cú huých chính sách. Ngày 09/10, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 12, Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Trong đó, Nghị định mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng sẽ được bổ sung nếu Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Trong các ngân hàng nhà nước niêm yết CTG, BID và VCB thì CTG là ngân hàng cần cấp thiết tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ CAR theo quy định và tạo tiền đề tăng trưởng trong các năm sau, trong khi đó VCB và BID không cấp thiết do đã tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược.
Ngoài ra, Nghị định này cho phép ngân hàng giữ lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Những yếu tố trên khiến giới đầu tư đã đẩy mạnh mua vào mã CTG với kỳ vọng ngân hàng có thể sớm tăng vốn trong thời gian tới, cũng như mở ra cơ hội bổ sung dòng tiền cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Điểm nổi bật trong tuần qua là sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu của các ngân hàng mà Nhà nước giữ trên 51% vốn.
Bên cạnh đó, một cổ phiếu trụ khác cũng thu hút dòng tiền là MSN, giá đã tăng 17,5% lên 80.000 đồng/cổ phiếu trong tuần qua.
Sau giai đoạn tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu, MSN đang phát đi tín hiệu hoạt động kinh doanh được cải thiện với VinCommerce sau khi tiếp quản, doanh thu tăng trưởng, đưa EBITDA sẽ về gần mức hoà vốn.
Ngoài ra, doanh nghiệp tiêu dùng này liên tục công bố những dòng sản phẩm mới mới, cũng như thịt mát MEATDeli không ngừng mở rộng và tăng trưởng.
Bên cạnh những thông điệp về hoạt động kinh doanh tăng trưởng từ phía MSN là động thái chuẩn bị phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động 4.000 tỷ đồng vốn mới.
Theo kế hoạch, trong đợt 1, MSN sẽ phát hành 1.600 tỷ đồng với lãi suất cố định năm đầu dao động quanh 9,8% đến 10%/năm, kỳ hạn 3 năm, thời gian phát hành từ 15/10 đến 4/11.
Trái ngược với sức nóng của một vài cổ phiếu trụ thì các cổ phiếu nhóm VNMID (cổ phiếu vốn hoá vừa) và VNSML (cổ phiếu nhỏ) đang chững lại. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), kể từ ngày 12/10 - 15/10, giá trị vốn hoá của VNMID giảm 0,8%, còn của VNSML giảm 2,6% so với đầu tuần.
Tâm lý lạc quan bao trùm
Môi trường lãi suất thấp cùng với một loạt tín hiệu vĩ mô bắt đầu chuyển sang gam màu tích cực hơn đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài chuỗi tăng điểm.
Bên cạnh đó, số ca lây lan trong cộng đồng đã nhanh chóng được dập tắt kể từ đầu tháng 9 đã củng cố cho tâm lý nhà đầu tư. Theo đó, VN-Index không hề giảm sâu dù chứng khoán Mỹ có những phiên điều chỉnh mạnh và khối ngoại vẫn bán ròng liên tục.
Tháng 10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm một loạt lãi suất điều hành cũng như trần lãi suất tiền gửi. Động thái từ Ngân hàng Nhà nước lần này củng cố cho tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán tương quan với các kênh đầu tư khác như vàng hay bất động sản.
Những thông tin về kết quả kinh doanh quý III/2020 của các doanh nghiệp niêm yết đang dần được công bố và nhiều doanh nghiệp báo lãi rất tích cực, thậm chí cán đích kế hoạch lợi nhuận cả năm. Điều này giúp nhiều cổ phiếu bật tăng mạnh.
Dòng tiền nâng đỡ thị trường trong thời gian qua đến từ nhà đầu tư trong nước, trong khi khối ngoại vẫn rút ròng, khối tự doanh thì bán nhiều hơn mua.
Trong tuần, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.262,11 tỷ đồng, họ mua vào 708,19 tỷ đồng và bán ra tới 1.971,3 tỷ đồng. Khối tự doanh cũng bán ròng 184,66 tỷ đồng, khối này mua vào 435,97 tỷ đồng, bán ra 620,63 tỷ đồng.
Tâm lý nhà đầu tư trong nước tuần qua rất lạc quan. Rất khó để kiềm chế lòng tham và thay đổi quan điểm của giới đầu tư sau giai đoạn dài thị trường hồi phục và nhiều người đang "đút túi" khoản lãi tốt.
Tuy nhiên, thị trường tăng nóng cũng tạo ra luồng ý kiến e ngại về một đợt điều chỉnh mạnh.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định các tín hiệu cho thấy thị trường điều chỉnh mạnh tới đây?
Để một trong các chỉ số thị trường chung tạo ra tín hiệu thiết lập đỉnh có giá trị, dấu hiệu phân phối phải lặp lại liên tục.
Nếu một trong những chỉ số thị trường chung giảm điểm vào ngày có khối lượng lớn hơn so với ngày hôm trước, nó nên giảm điểm nhiều hơn mức 0,2% để được tính là ngày phân phối.
Khi các cổ phiếu penny mạnh lên, đó là tín hiệu cho thấy thị trường chung đang sắp thiết lập đỉnh. "Trong giông bão, gà tây vẫn muốn bay". Tức là khi các cổ phiếu có nền tảng cơ bản yếu bắt đầu trở nên nổi bật vào những ngày thị trường "tăng giá".
Hiện tượng này được ví như những "tên lính quèn" yếu ớt đang cố gắng đẩy thị trường lên. Nhưng một khi các vị tướng (cổ phiếu dẫn dắt) rời bỏ trận địa, những "tên lính quèn
Nhận định chứng khoán 22/10: Bình tĩnh trước điều chỉnh Midcap và Penny là nỗi tiếc nuối của thị trường khi không hút được tiền từ Bluechip sang. Dù vậy, nhìn chung, điều chỉnh lúc này cũng không quá đáng sợ. Điều chỉnh một vài phiên (Giảm) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Vn-Index một lần nữa thất bại trong việc vượt qua vùng kháng cự quanh 945 điểm. Thị trường...