Công ty chip vừa và nhỏ ‘đóng băng’ vì thiếu điện
Các công ty bán dẫn vừa và nhỏ phải ngừng sản xuất vì thiếu điện, gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip vốn đang gặp khó.
“Chúng tôi đã tạm dừng sản xuất do thiếu điện vào cuối tháng 9 và có thể phải tiếp tục dừng trong thời gian tới”, Li Yongzhi, Giám đốc của Suzhou Keyang Semiconductor – công ty chuyên thử nghiệm và đóng gói chip, cho biết tại một sự kiện về bán dẫn ở Nam Kinh tuần này.
Một công nhân của Jiejie Semiconductor kiểm tra chip tại nhà máy ở Giang Tô ngày 17/3.
Suzhou Keyang Semiconductor là một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME) bị ảnh hưởng bởi thiếu điện tại Trung Quốc. Những công ty dạng này đã đẩy mạnh sản xuất từ đầu năm ngoái ngay khi khủng hoảng chip xảy ra, nhưng việc bị hạn chế nguồn điện khiến các kế hoạch bị đổ bể. “Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với chúng tôi”, Yongzhi nói.
Theo ông, các nhà sản xuất lớn, chẳng hạn TSMC, luôn được tạo điều kiện để tránh thiệt hại nặng về kinh tế. Còn với nhà máy SME, việc cắt điện sẽ thường xuyên xảy ra hơn.
Video đang HOT
Các nhà máy bán dẫn cần được cung cấp điện, nước và khí đốt để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, việc cắt điện luân phiên tại các khu vực đặt nhà máy dạng này tại Trung Quốc như Giang Tô và Quảng Đông đang khiến hoạt động sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ.
“Thiếu điện làm tăng thêm sự phức tạp cho một ngành vốn đã bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung”, Yongzhi nói. “Nó có thể khiến khủng hoảng chip nghiêm trọng hơn, cũng như khiến tham vọng tự chủ nguồn chip của Trung Quốc bị gián đoạn”.
Trong khi đó, một số đại diện SME khác cho biết đã lên kế hoạch tăng năng lực sản xuất để đáp ứng lượng đơn hàng tăng vọt trong đại dịch, nhưng lại bị cản trở vì thiếu điện. Wang Rui, nhà sáng lập kiêm CEO của Unicmicro ở Quảng Châu, thừa nhận việc cắt điện khiến năng suất của nhà máy không đạt kế hoạch ban đầu, dù tốt hơn so với năm 2017.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng việc hàng loạt doanh nghiệp bán dẫn Trung Quốc mở rộng quy mô sẽ gây tình trạng khủng hoảng thừa từ 2022. “Xu hướng từ thiếu sang thừa chip sẽ đẩy giá thành phẩm xuống nhưng cũng sẽ khiến một số công ty phá sản. Điều này diễn ra không ít lần trong quá khứ”, Xie Ruifeng, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu chất bán dẫn ICWise có trụ sở tại Thượng Hải, nhận xét. “Tuy nhiên cũng góp phần tăng chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh”.
CEO công ty chip nhận lương 1,53 triệu USD
Công ty bán dẫn SMIC tăng lương cho CEO người Đài Loan - Liang Mong Song - lên hơn 4 lần so với 2019 và tặng ông một căn hộ 3,4 triệu USD.
Khoản thưởng lớn này cho thấy Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - đang chi tiêu mạnh thế nào để thu hút và giữ chân nhân tài trong ngành công nghiệp chip của mình.
Liang Mong Song 69 tuổi, hiện là đồng CEO của SMIC cùng ông Zhao Haijun. Tổng mức lương của Liang năm ngoái là 1,53 triệu USD, mức cao nhất mà một giám đốc điều hành tại SMIC nhận được và tăng 450% so với mức lương 341.000 USD của ông vào năm 2019. Cùng với khoản tiền lương, Liang cũng nhận được 259.800 cổ phiếu của công ty. Giá cổ phiếu của SMIC được giao dịch ở mức 58 nhân dân tệ ở Thượng Hải.
Báo cáo thường niên của SMIC nêu rõ doanh thu cao kỷ lục của công ty trong năm 2020, nhưng không đưa ra lý do cụ thể cho việc nâng lương thưởng cho Liang. Ngoài ra, chưa rõ liệu chế độ đãi ngộ này có thuyết phục được Liang tiếp tục đầu quân cho hãng bán dẫn này hay không.
Thông tin về khoản lương thưởng hậu hĩnh của Liang được đưa ra khi Trung Quốc tăng gấp đôi vốn đầu tư cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, vốn bị cản trở bởi cuộc chiến thương mại và công nghệ với Mỹ. Mặc dù đã đầu tư hàng tỷ USD vào phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa đẳng cấp thế giới, nước này vẫn chưa thể thu hút được đủ nguồn nhân tài công nghệ cao.
Liang Mong Song, đồng CEO của SMIC.
Cuối năm ngoái, Liang từng bày tỏ ý định rời SMIC nhằm phản đối việc bổ nhiệm ông Chiang Shang Yi, cựu đồng COO của TSMC, vào hội đồng quản trị. Trong lá thư từ chức được truyền thông Trung Quốc đăng tải, Liang viết: "Tôi rất bất ngờ và khó hiểu trước quyết định này. Trước đó, tôi không hề biết gì. Tôi thực sự cảm thấy rằng mình không còn được tôn trọng và tin tưởng nữa".
Theo báo cáo của công ty, năm ngoái khoản lương thưởng của Chiang tại SMIC là 670.000 USD, bằng khoảng 1/5 số tiền ông kiếm được trước khi nghỉ hưu tại TSMC vào năm 2006.
Trong lá thư từ chức bị rò rỉ vào tháng 12, Liang tiết lộ ông quản lỹ đội ngũ gồm 2.000 kỹ sư có nhiệm vụ phát triển các node quy trình từ 28 đến 7 nm cho SMIC - một nhiệm vụ có thể mất hơn 10 năm các công ty khác mới hoàn thành. Liang cũng cho biết rằng ông đang làm việc tại SMIC "không phải vì một vị trí cao hay mức lương cao", mà vì sự phát triển của công ty.
Liang từng là giám đốc cấp cao về R&D của TSMC từ năm 1992 đến năm 2009 trước khi chuyển đến Samsung LSI (công ty sản xuất vi xử lý bán dẫn của Samsung). Ông được cho là người đã giúp "gã khổng lồ" công nghệ Hàn Quốc phát triển các node quy trình 28 và 14 nm, theo Nikkei Asian Review . Các node đề cập đến các quy trình sản xuất chip cụ thể, trong đó các thiết kế nhỏ hơn cho phép tạo ra các vi mạch tiên tiến hơn cho smartphone, máy tính cá nhân và các ứng dụng công nghệ cao khác.
Năm 2015, TSMC - xưởng đúc bán dẫn lớn nhất thế giới - đã thắng trong vụ kiện cáo buộc Liang làm rò rỉ bí mật thương mại cho Samsung. Liang sau đó gia nhập SMIC vào năm 2017 với tư cách là đồng CEO và nhận khoản thù lao tiền mặt hàng năm là 200.000 USD.
SMIC là xưởng đúc chip lớn thứ tư thế giới và là hy vọng lớn nhất của Trung Quốc trong nỗ lực tăng cường khả năng tự cung chất bán dẫn. Công ty này đã có truyền thống cung cấp chế độ đãi ngộ đặc biệt cho các kỹ sư được tuyển dụng từ ngoài Đại lục. Trước khi bị đưa vào danh sách đen, SMIC từng dự kiến tăng gấp đôi nguồn vốn để nâng cấp công nghệ sản xuất chip. Sau quyết định kiểm soát nhập khẩu và cấm vận của Mỹ, công ty đã phải cắt giảm chi tiêu để hoạch định lại tương lai.
Trung Quốc không đủ khả năng tự cung cấp 70% sản lượng chip Mặc dù chính phủ hết sức thúc đẩy sản xuất chip trong nước, nhưng tỷ lệ tự cung tự cấp của Trung Quốc trong năm ngoái chỉ đạt được khoảng 16%, còn rất xa mới đáp ứng mục tiêu 70% nhu cầu bán dẫn. Trong một sự kiện diễn ra ở Bắc Kinh cuối tháng trước, Chủ tịch SAIC Motor Wang Xiaoqiu bắt...