Công trình Viettel (CTR) báo lãi quý I/2020 tăng 36% so với cùng kỳ
Công trình Viettel định hướng giảm tỷ trọng mảng xây lắp có biên lợi nhuận thấp để chuyển hướng sang mảng cho thuê hạ tầng TowerCo với biên lợi nhuận cao hơn.
Ảnh minh họa.
Tổng CTCP Công trình Viettel (mã CTR) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu tăng 14% đạt 1.380 tỷ đồng, mức cao nhất ghi nhận trong một quý kể từ khi hoạt động. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 5,3% lên 6,3% tương ứng lợi nhuận gộp hơn 87 tỷ đồng, tăng 36,6% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng doanh thu trong kỳ chủ yếu đến từ mảng bán hàng thương mại khi mang về 225,4 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu mảng vận hành khai thác nhà trạm và ứng cứu thông tin tăng 33,5 tỷ đồng, đạt 766,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,7%. Mảng xây lắp mang về 355,2 tỷ đồng trong khi mảng bất động sản đầu tư ghi nhận doanh thu 3,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp đôi lên gần 6 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 10% lên 28,5 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận khác giảm gần 6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, Công trình Viettel lãi sau thuế gần 51 tỷ đồng, tăng 36% so với quý I/2019.
Công trình Viettel là thành viên của Viettel phụ trách xây dựng, khai thác hạ tầng viễn thông của tập đoàn. Hiện nay, chiến lược phát triển kinh doanh của CTR hướng tới 4 trụ chiến lược là “Xây lắp, Vận hành khai thác, Hạ tầng cho thuê, Giải pháp tích hợp”.
Trong giai đoạn mới, Công trình Viettel định hướng giảm tỷ trọng mảng xây lắp có biên lợi nhuận thấp để chuyển hướng sang mảng cho thuê hạ tầng TowerCo với biên lợi nhuận cao hơn, qua đó hướng đến mục tiêu trở thành nhà đầu tư TowerCo số 1 Việt Nam vào 2025. Đây là hướng đi phù hợp với nhu cầu phát triển hạ tầng viễn thông, 4G, 5G, IoT tại Việt Nam.
Thời điểm kết thúc quý I, tổng tài sản của Công trình Viettel đạt hơn 2.670 tỷ đồng, chủ yếu nằm tại các khoản phải thu ngắn hạn (1.251 tỷ đồng) và tiền, tương đương tiền (685 tỷ đồng). Công ty không có vay nợ tài chính, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đã tích lũy được hơn 286 tỷ đồng bên cạnh gần 49 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
THANH HÀ
Tp.HCM: Rà soát các khu đất thanh toán hợp đồng BT
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Hoan vừa có chỉ đạo các sở ngành liên quan rà soát cơ sở pháp lý các khu đất thanh toán hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn trương rà soát pháp lý các dự án thanh toán hợp đồng BT cho nhà đầu tư, các trường hợp chưa ký hợp đồng thì xây dựng quy trình ký theo hướng giao đất hoặc đấu thầu, đấu giá đất.
Việc rà soát các khu đất được chia làm 2 trường hợp, đó là các dự án đã ký hợp đồng và các dự án đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa ký hợp đồng.
Các dự án đã ký hợp đồng BT như: Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Tp.HCM có xét đến yếu tố biến đổi - giai đoạn 1; dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, quận Thủ Đức; dự án đầu tư xây dựng cao ốc 152 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.
Với những dự án này, UBND TP.HCM giao Sở TN&MT khẩn trương rà soát pháp lý các khu đất, xây dựng quy trình thanh toán cho các dự án, xác định rõ tránh nhiệm của từng sở ngành và chuyển Sở KH&ĐT tổng hợp, báo cáo. Đồng thời, đề xuất quỹ đất thanh toán cho các dự án BT này.
Đối với các dự án đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và lựa chọn được nhà đầu tư nhưng chưa ký hợp đồng BT cũng như các dự án đang lập hoặc trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng chưa ký hợp đồng, UBND TP.HCM giao Sở KH&ĐT chủ trì xử lý.
Trong các dự án đã lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa ký hợp đồng BT có dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng, đây là khu "đất vàng" toạ lạc 4 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu - Pasteur, quận 3. Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt và Tổng Công ty Đền bù Giải toả được chọn làm nhà đầu tư theo hình thức BT. Tổng mức đầu tư dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng theo khái toán năm 2010 là 988 tỷ đồng. Đến năm 2013, sau khi UBND Tp.HCM chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình, tổng mức đầu tư dự án đã gần 1.353 tỷ đồng, tức đội lên 365 tỷ đồng so với con số ban đầu.
Tuy nhiên, đến năm 2016, UBND TP.HCM đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án với tổng vốn đầu tư là 1.954 tỷ đồng. Kinh phí này bao gồm chi phí thiết bị và lãi vay trong thời gian xây dựng. Dự kiến khởi công vào năm 2018 nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất hoang.
Đối với 2 dự án là dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa quận Tân Bình và dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng, Sở KH&ĐT xây dựng quy trình ký hợp đồng BT theo hướng giao đất hoặc đấu thầu, đấu giá đất để thanh toán. Việc giao đất để thanh toán phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Còn với các dự án như: Dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, Dự án đầu tư xây dựng đường và các công trình hạ tầng kỹ thuật hai bên bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, Dự án đầu tư xây dựng cầu đường Bình Tiên, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1, UBND TP.HCM giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng quy trình thủ tục đầu tư dự án theo hình thức hợp đồng BT, đề xuất quỹ đất thanh toán.
Hạ Vy
Tisco báo lãi ròng quý 1/2020 vỏn vẹn 4 tỷ do thép tiêu thụ giảm mạnh Thép tiêu thụ giảm mạnh khiến Tisco báo lãi quý 1/2020 sụt giảm phân nửa so với cùng kỳ, về còn hơn 4 tỷ đồng. Trong quý 1/2020, doanh thu thuần của CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, TIS) ghi nhận 2.158 tỷ đồng, giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận gộp cũng giảm 16% về mức 104 tỷ...