Công thức vàng dành cho sĩ tử khối C
Thủ khoa khối C trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2011bật mí những tuyệt chiêu đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học.
Tống Thị Thanh Lan
Thủ khoa khối C 2011: 25,5 điểm
Giải 3 HSG quốc gia môn Địa
Học bổng Chung soo Hàn Quốc, học bổng IOE của Nhật Bản cho sinh viên có thành tích xuất sắc
Thành viên của nhóm tình nguyện giáo dục GSTT (hội tụ các thủ khoa, những bạn có thành tích cao trong học tập để chuyên tư vấn, giảng bài trực tuyến miễn phí giúp học sinh ôn thi đại học).
Học gì khi ôn?
Đối với Thanh Lan, từ học đến hiểu là cả quá trình thẩm thấu. Không nên học dồn dập, nước đến chân mới nhảy, mà cần có kế hoạch, thời gian biểu, lịch trình cho từng môn.
Chia sẻ về lúc học, Lan tâm sự: “Mình thường học vào sáng sớm, trước lúc học mình uống một cốc nước cho tinh thần sảng khoái. Ngồi vào bàn học thường tự động viên bản thân phải cố gắng để có thêm quyết tâm, như kiểu biến áp lực thành động lực. Nó cũng giúp mình duy trì tâm lý thoải mái, và tăng cường khả năng ghi nhớ rất nhiều.”
Lan (áo vàng ở giữa) cùng các bạn tham gia chương trình Việt Nam của tôi
Video đang HOT
Tất nhiên, trong quá trình ấy Lan cũng có bí kíp của riêng mình.
“Mỗi ngày mình dành 6 tiếng làm đề thi thử. Đó là cách để kiểm tra kiến thức của bạn đến đâu, chỗ nào đang bị hổng. Mình còn thi thử đại học ở trường để xác định tầm điểm mà chọn trường cho phù hợp”.
Một bí quyết rất riêng để học Lịch Sử là, “mỗi lần đi học thêm về, mình đều cố gắng ghi nhớ những gì cô nói, sau đó trao đổi lại với cô bạn cùng phòng. Như thế mình nhớ rất lâu, được trò chuyện rất thoải mái, khiến mình thư thái hơn rất nhiều”.
Để làm bài thi tốt
Theo cô thủ khoa này, khối C gồm những môn xã hội, nhưng không phải vì thế mà chúng ta chỉ chăm chăm học thuộc như một con vẹt. Văn – Sử – Địa, mỗi môn đòi hỏi cách học riêng nhưng chúng cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản:
Dù theo hình thức Tổng – Phân – hợp, quy nạp hay diễn dịch thì bài viết luôn phải có bố cục rõ ràng (gồm mở bài – thân bài – kết bài).
Tùy vào trọng số điểm của câu mà đưa ra dung lượng cho phần mở, kết cho phù hợp.
Phần thân bài, bất kỳ bài luận nào cũng cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ được lập luận chặt chẽ và đưa ra luận chứng để chứng minh cho luận điểm đó. Như vậy, bài viết của bạn mới thuyết phục.
Lan cùng các bạn nhân giải sinh viên nghiên cứu khoa học (ngoài cùng bên phải)
Theo dõi nhiều đề thi Sử mấy năm liên tiếp, Lan nhận định “gần đây có xu hướng ra đề lắt léo, vì vậy, các bạn học sinh phải đọc sâu hiểu kỹ. Chẳng hạn như 1 đề thi về Cách mạng Tháng 8 thành công, người ra đề sẽ không hỏi trực tiếp mà dưới dạng “sự kiện nào mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc”. Ai tìm từ khóa của đề thì sẽ làm bài trúng trọng tâm.
Với môn Văn, mẹo “ăn” điểm cao là so sánh, liên hệ.
“Nghị luận xã hội thì liên hệ bản thân, viết chân thực và lấy dẫn chứng từ thực tế. Đặc biệt những bài viết cập nhật thời sự xã hội lấy được điểm cao.
“Còn nghị luận văn học, các bạn nên trích những câu thơ, câu nhận định của các nhà phê bình có liên quan đến tác phẩm. Hãy mang theo đồng hồ căn giờ, vạch ý chính ra nháp, hoàn thành phần kết dù bài còn dang dở và luôn bình tĩnh nhé.”
Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các sỹ tử trong 2 kỳ thi quan trọng phía trước.
Tư vấn của thầy Trần Bách Hiếu – Giảng viên trường ĐH KH XH & NV (ĐH QG Hà Nội):
“Khi chấm bài, tôi luôn đánh giá cao những bài viết thể hiện “cái tôi” của thí sinh dự thi. Tất nhiên, bài viết đó phải có tư duy logic, luận điểm rõ ràng, bố cục mạch lạc, luận cứ, luận chứng sát thực. Và các bạn học sinh cũng cần chú ý, nên viết ra nháp ý chính, tránh trường hợp viết cả bài ra nháp rồi không kịp chép lại vào bài dự thi chính thức.”
Theo TTVN
Đại học không phải con đường duy nhất
Một mùa tuyển sinh đại học mới đang đến gần, hàng ngàn, hàng vạn sĩ tử lại đứng trước bao sự lựa chọn cho tương lai của mình.
Ảnh minh họa
Đại học quả là bước đệm lí tưởng để họ có thể thực hiện ước mơ. Nhưng từ cái lí tưởng tới thực tế vẫn còn nhiều gian khó và lắm chông gai.
Quan điểm về vấn đề này, cũng như tin, bài, ảnh, video cộng tác của bạn đọc, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn
Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH cùng với Tổng cục thống kê công bố: Hiện tại, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có 72 nghìn lao động có bằng Cử nhân, Thạc sĩ trở lên.
Quả là một con số không hề nhỏ và đáng báo động. Đó cũng có thể là tương lai của các sĩ tử ngày hôm nay đang khao khát được bước chân vào cánh cửa trường Đại học.
Vào đại học không chỉ là ước mơ của một số ít, mà đó là lí tưởng của cả một thế hệ. Trước hết, có thể thấy đại học là con đường ngắn nhất để các bạn trẻ có thể thực hiện ước mơ của mình. Sau nữa là niềm tự hào của gia đình, thầy cô.
Thế nhưng niềm tự hào, hạnh phúc ấy chỉ tồn tại được 4 năm đại học mà thôi. Sau 4 năm ra trường, thay vì niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt, giờ đây lại là sự lo lắng và thất vọng tràn trề.
Thực tế cho thấy, 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp. Biết bao người tốt nghiệp loại giỏi vẫn nằm dài chờ việc. Và cũng không khó để thấy hình ảnh một Cử nhân Lịch sử chạy xe ôm, tốt nghiệp Đại học xây dựng làm phụ hồ, tốt nghiệp Cử nhân Văn thì về đi làm công nhân...
Có nhiều con đường dẫn ta tới thành công. Và đại học chỉ là một trong số đó. Có thể đó là con đường ngắn nhất, nhưng lại không phải là con đường dễ thực hiện nhất. Cao đẳng, Trung cập, học nghề...những sự lựa chọn "tầm thường" đó đôi khi lại là con đường tốt và lâu bền.
Hãy dẹp bỏ áp lực từ gia đình, dư luận, bạn bè. Hãy bỏ qua sự xấu hổ của bản thân. Đại học, trung cấp, học nghề...là những con đường khác nhau, nhưng cuối chúng đều dẫn ta đến cái đích là một công việc ổn định.
Vậy thì tại sao trong khi 72 nghìn cử nhân, thạc sĩ kia thất nghiệp, bạn lại không chọn cho mình một hướng đi khác?
Một con đường dẫu không được trải đầy hoa hồng của sự tự hào, kiêu hãnh, nhưng phía cuối con đường đó lại có rất nhiều quả ngọt đang đón chờ.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Theo Giaoduc
TP.HCM: Chưa tới 10% học sinh chọn thi môn sử Trong khi các môn tự nhiên như Vật Lý, Hóa học có hơn 60% học sinh chọn lựa, riêng môn tiếng Anh chiếm 70% - 80%, thì các môn xã hội như Lịch Sử, Địa lý đa số các trường THPT tại TP.HCM chỉ có khoảng 2% - 5% học sinh chọn lựa. Theo lãnh đạo nhiều trường, việc các em HS chọn...