Công tác nghiên cứu sinh của Trường Đại học Y Hà Nội: Thực sự là đào tạo tinh hoa
Có 80 báo cáo của các nghiên cứu sinh, trong đó, 30 báo cáo bằng tiếng Anh và 50 báo cáo bằng tiếng Việt, được trình bày tại Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh của Trường Đại học Y Hà Nội diễn ra hôm nay, 23/11.
Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh là dịp để nghiên cứu sinh học tập và nâng cao phương pháp nghiên cứu khoa học
Theo GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh lần này là một trong những sự kiện lớn nhất của Trường nhân dịp kỷ niệm 120 năm. Sau 28 lần tổ chức, Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh đã có những bước phát triển lớn cả về số lượng lẫn chất lượng, đánh dấu sự liên tục nâng cao chất lượng và đổi mới trong công tác nghiên cứu sinh của Trường.
Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh là diễn đàn để Phòng Quản lý Sau đại học báo cáo tình hình đào tạo nghiên cứu sinh của Trường Đại học Y Hà Nội hàng năm và là diễn đàn lớn nhất đối với nghiên cứu sinh để thể hiện kết quả nghiên cứu và tiến độ thực hiện, cơ hội cho các nghiên cứu sinh học hỏi và trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – khai mạc Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh
“Nghiên cứu sinh là bậc học cao nhất và tinh hoa nhất của Trường, nên phải cố gắng để giữ những tinh hoa đó, là yêu cầu lớn đối với Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học. Vì thế, Ban Giám hiệu đề nghị không hạ tiêu chuẩn nghiên cứu sinh, đặc biệt là tiêu chí nghiên cứu và xuất bản quốc tế. Tới đây, có thể Trường còn yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Trường đang rà soát các chương trình đào tạo sau đại học. Dần dần, nghiên cứu sinh là đi sâu và tập trung vào nghiên cứu, thay vì phải cùng lúc làm nhiều nhiệm vụ” – GS. Tú nhấn mạnh.
PGS.TS. Lê Minh Giang – Trưởng Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội – cho biết: Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh là dịp để nghiên cứu sinh học tập và nâng cao phương pháp nghiên cứu khoa học, cách trình bày báo cáo khoa học, nhận được các ý kiến đóng góp của Hội đồng Giám khảo về bài báo cáo và nghiên cứu. Hội nghị cũng tạo cơ hội cho nghiên cứu sinh hoàn thành điều kiện báo cáo Hội nghị khi trình hồ sơ cấp cơ sở cũng như tạo cơ hội cho nghiên cứu sinh đăng bài báo trên tạp chí nghiên cứu y học.
PGS.TS. Lê Minh Giang – Trưởng Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội – báo cáo tổng quan về hội nghị
PGS.TS. Lê Minh Giang thông tin thêm: Trường Đại học Y Hà Nội hiện quản lý 261 nghiên cứu sinh từ khóa 33 đến khóa 40, trong đó, có 193 nghiên cứu sinh chưa bảo vệ luận án cấp cơ sở thuộc các khóa từ 35 đến khóa 40. Số lượng nghiên cứu sinh của Trường chiếm tổng số nghiên cứu sinh của tất cả các trường đại học khối ngành sức khỏe trên cả nước. Chất lượng các nghiên cứu sinh đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo PGS.TS. Lê Minh Giang, trong 80 bài báo cáo tại Hội nghị hôm nay, có 30 báo cáo tiếng Anh và 50 báo cáo tiếng Việt; 13 nghiên cứu sinh có 2 báo cáo. Đặc biệt, có 43 báo cáo đã gửi Tạp chí Nghiên cứu Y học, trong đó 8 bài tiếng Anh và 35 bài tiếng Việt.
Video đang HOT
Hội đồng Giám khảo số 3 do GS.TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – làm Chủ tịch
Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh lần thứ 28 của Trường Đại học Y Hà Nội có 6 Hội đồng Giám khảo, do các chuyên gia hàng đầu của các lĩnh vực làm Chủ tịch: GS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội; GS.TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; GS.TS. Phạm Minh Thông – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam; GS.TS. Đỗ Doãn Lợi – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội…
GS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – tổng kết Hội nghị
Chiều cùng ngày, đại diện Hội đồng Giám khảo GS.TS. Đoàn Quốc Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đã đánh giá cao những cố gắng của các nghiên cứu sinh, để có được các báo cáo chất lượng khá đồng đều và hữu ích. GS. Hưng hy vọng, các nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục hoàn thiện để các nghiên cứu sẽ đóng góp hữu ích vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội đã trao thưởng cho 18 báo cáo xuất sắc nhất của các nghiên cứu sinh, gồm: 6 giải Nhất, 6 giải Nhì và 6 giải Ba.
Ban tổ chức trao giải Nhất cho các nghiên cứu sinh
Trao giải Nhì cho các nghiên cứu sinh
Trao giải Ba cho các tác giả
Các giải Nhất được trao cho các nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu An (2 giải Nhất ở chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, đều do PGS.TS. Vũ Đăng Lưu và PGS.TS. Mai Duy Tôn hướng dẫn), Hoàng Thị An Hà (Vi sinh), Phan Thanh Thủy (Nội hô hấp), Trần Nguyễn Phương (Chấn thương chỉnh hình và tạo hình), Nguyễn Cao Thắng (Ngoại thận và tiết niệu), do TS. Nguyễn Hoài Bắc và GS. Emmanuele A. Jannini hướng dẫn.
6 Giải Nhì thuộc về các nghiên cứu sinh: Bùi Thị Hương Giang (Nhãn khoa), Vũ Thị Minh Phượng (Nhi khoa), Phạm Tiến Dũng (Tai Mũi Họng), Nguyễn Hoàng Quân (Chấn thương chỉnh hình và tạo hình), Nguyễn Hoàng Linh Chi ((Nội tim mạch), Nguyễn Xuân Thanh (Lão khoa).
Hội nghị Khoa học nghiên cứu sinh của Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những sự kiện lớn nhân 120 năm thành lập Trường
Giải Ba được trao cho các nghiên cứu sinh: Trần Thiện Thắng (Tâm thần), Trần Tín Nghĩa (Hóa sinh Y học), Nguyễn Duy Thắng (Nội tim mạch), Nguyễn Thị Thu Hương (Lão khoa), Đào Nguyễn Hà Linh (Nhãn khoa) và Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê (Nhi Khoa).
Băn khoăn hình thức phỏng vấn tuyển sinh khối trường Y Dược
Thời gian tới, tuyển sinh khối ngành khoa học sức khỏe cần đổi mới.
Sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội trong một buổi học. Ảnh: Thanh Hằng
Theo đó, từ năm 2025, tuyển sinh của nhóm trường này sẽ có nhiều thay đổi và có thể tính đến phương án phỏng vấn.
Đề xuất tuyển sinh bằng kỳ thi riêng
Tại Hội nghị giáo dục y học thường niên lần thứ 6 do Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội - khẳng định, Kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn đáp ứng mục tiêu tuyển sinh đầu vào, nhất là với những ngành cạnh tranh như: Y khoa, Răng - Hàm - Mặt. Từ năm 2025, các trường y dược phải chuẩn bị phương thức tuyển sinh phù hợp. "Đối với các trường đào tạo ngành sức khỏe, đầu vào tốt thì đầu ra mới tốt. Đây là điều kiện tiên quyết. Đầu vào kém chắc chắn đầu ra không thể tốt" - GS.TS Nguyễn Hữu Tú trao đổi.
Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, mỗi trường không thể tổ chức kỳ thi riêng lẻ vì tốn kém, hiệu quả không cao. Giả sử Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức riêng một kỳ thi thì cũng chỉ tuyển sinh được 1 - 2 ngành "hot", các ngành khác vẫn khó tuyển sinh. Từ phân tích trên, GS.TS Nguyễn Hữu Tú cho rằng, khối trường y dược cần tuyển sinh chung, lọc ảo chung. Tổ hợp truyền thống xét tuyển vào khối trường y dược là B00 (Toán, Hóa, Sinh). Từ khi thi trắc nghiệm đã không thể đại diện hoàn toàn cho năng lực của thí sinh. Do đó, cần có một công cụ chung để xét tuyển vào các trường ĐH đào tạo khối ngành sức khỏe.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú cho biết, Kỳ thi đánh giá năng lực của hai ĐH Quốc gia hiện được dư luận đánh giá có tính phân loại cao. Từ năm 2023, hai ĐH Quốc gia cũng sẽ quy đổi điểm tương đương giữa hai kỳ thi này. Vì vậy, ủy thác Trung tâm Khảo thí của hai ĐH Quốc gia tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực theo yêu cầu tuyển sinh đầu vào của các trường y dược.
Hiện nay, Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia gồm tổ hợp 7 môn, với các trường y dược có thể ít hơn, khoảng 4 - 5 môn. Kỳ thi này có thể được tổ chức nhiều đợt trong năm, các trường dùng kết quả xét tuyển theo nhu cầu (có thể thêm tiêu chí phụ).
GS.TS Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược (ĐH Huế) - tán thành với đề xuất cần có một kỳ thi đánh giá năng lực riêng cho nhóm trường đào tạo sức khỏe. Việc này có thể ủy thác cho một trung tâm khảo thí của ĐH lớn nào đó và thực hiện theo đơn đặt hàng của các trường.
Khối ngành Y Dược được coi là ngành "hot". Ảnh minh họa: Internet
Chưa nên áp dụng đại trà
Bên cạnh xét kết quả từ các kỳ thi đánh giá năng lực, có ý kiến đề xuất, các trường có thể phỏng vấn thêm để kiểm tra chỉ số cảm xúc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc phỏng vấn trong bối cảnh hiện nay không dễ và khó khả thi vì số lượng thí sinh lên đến hàng nghìn người.
GS.TS Tạ Thành Văn - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Hà Nội - nhìn nhận, vì nhiều lý do khác nhau nên trong giai đoạn này, hình thức phỏng vấn ở Việt Nam chưa phù hợp. "Khi làm quản lý phòng đào tạo, tôi đã đề xuất hủy bỏ phỏng vấn đối với kỳ thi bác sĩ nội trú. Vì 3 - 4 năm liền, phỏng vấn không loại ai nên kỳ thi này không có giá trị" - GS Tạ Thành Văn cho hay.
Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Hà Nội gợi mở, có thể khuyến khích học sinh THPT tham gia hoạt động vì cộng đồng bằng cách cộng thêm vào điểm xét tuyển. Ngành Y rất cần tấm lòng nhân ái nên việc học sinh, sinh viên tham gia công tác xã hội nên được cộng điểm ưu tiên.
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, các trường được tự chủ trong tuyển sinh. Vì thế, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - cho rằng, việc sử dụng hình thức phỏng vấn để tuyển sinh hay không thuộc thẩm quyền của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng hình thức này với những trường hợp chỉ tiêu tuyển sinh ít và cần được chọn lọc kỹ. Nếu áp dụng đại trà sẽ không khả thi và cồng kềnh, tốn kém.
Không phản đối hình thức phỏng vấn trong tuyển sinh đại học, nhất là với khối ngành sức khỏe, song PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, xét về phương diện kinh tế, tính hiệu quả không cao.
Về nguyên tắc, các trường được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Tuy nhiên, phải công bố công khai phương án tuyển sinh trong đề án để thí sinh nắm được. Nếu muốn bổ sung hình thức phỏng vấn để tăng chất lượng đầu vào phải công bố sớm. Tuy nhiên, hình thức này chỉ nên áp dụng thí điểm ở một ngành có tính đặc thù, mức cạnh tranh cao hoặc áp dụng cho lưu học sinh, tuyển sinh người nước ngoài...
Đồng quan điểm, TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (TP Đà Nẵng) - trao đổi, hình thức phỏng vấn không xa lạ, song chỉ nên thí điểm ở một số ngành có tính đặc thù, chưa nên áp dụng đại trà. Nếu áp dụng hình thức này thì thực hiện phải công khai, minh bạch và công bằng, khách quan. Ngoài ra, các trường có thể áp dụng phỏng vấn như một hình thức phụ. Chẳng hạn, phỏng vấn những thí sinh đã trúng tuyển để khảo sát nhu cầu, sở thích.
Theo TS Võ Thanh Hải, trong công tác tuyển sinh, các cơ sở đào tạo nên xây dựng tiêu chí phụ và công bố công khai trong đề án tuyển sinh để thí sinh tiện theo dõi. Từng trường có thể xây dựng tiêu chí phụ khác nhau, phù hợp thực tiễn.
Đề xuất phương án tuyển sinh riêng khối các trường y dược Các trường đào tạo khối y dược đang bàn luận để thống nhất phương án tuyển sinh riêng cho khối ngành này khi kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn đáp ứng yêu cầu đầu vào cao của ngành đào tạo sức khỏe. Kết quả thi tốt nghiệp THPT không còn đáp ứng yêu cầu cao về đầu vào xét tuyển khối ngành...