Công nhận trường ‘Hoa tiêu’ đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 11/11, Trường Tiểu học Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) chính thức trở thành trường thứ 521 đạt danh hiệu trường Lighthouse (Hoa tiêu) trên toàn cầu và là trường Lighthouse đầu tiên tại Việt Nam.
The Leader in Me (Lãnh đạo Bản thân) là chương trình đào tạo kỹ năng sống được Franklin Covey Education phát triển từ năm 1999 nhằm phát triển các khả năng tiềm tàng của con người, tạo ra thay đổi đột phá cho học sinh.
Trong số hơn 5.000 trường triển khai The Leader in Me tại 50 quốc gia, tính đến ngày 30/8/2019 hiện có 520 trường được Franklin Covey Education công nhận danh hiệu là trường Lighthouse (Hoa tiêu) trên toàn cầu.
Chương trình The Leader in Me được triển khai tại Ban Mai từ tháng 7/2015.
Sáng ngày 11/11, bà Janita U. Jesseramsing Andersen (Giám đốc Tư vấn và Đào tạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tập đoàn Franklin Covey) thông qua chương trình trò chuyện trực tuyến từ trụ sở Franklin Covey Education tại Hoa Kỳ đã công bố: Trường Tiểu học Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) chính thức trở thành trường thứ 521 đạt danh hiệu trường Lighthouse trên toàn cầu và là trường Lighthouse đầu tiên tại Việt Nam.
Để đạt được điều này, Trường Tiểu học Ban Mai đã đáp ứng 27 tiêu chí khắt khe với 5 mức độ của tổ chức giáo dục của Hoa Kỳ, thực hiện thành công và dẫn đầu Việt Nam trong việc thay đổi về mô thức và cách làm trong giáo dục.
Theo tìm hiểu, chương trình The Leader in Me được triển khai tại Ban Mai từ tháng 7/2015. Sau nhiều năm áp dụng chương trình, nhà trường đã dạy về các nguyên tắc lãnh đạo; thiết lập một nền văn hóa lãnh đạo và phối hợp với hệ thống đào tạo để tích hợp các nội dung này với chương trình, giáo trình và truyền thống hiện hữu trong nhà trường.
Các em học sinh trực tiếp thực hiện School tour, tự tin giới thiệu về những kết quả trường Ban Mai đã đạt được sau hơn 3 năm triển khai chương trình The Leader in Me trước đoàn thẩm định.
Video đang HOT
Tháng 4/2019, đoàn thẩm định trường Lighthouse của Franklin Covey Education do ông Aron Thomas (Đại diện Franklin Covey khu vực Châu Á) đã trực tiếp sang làm việc tại trường Tiểu học Ban Mai lần thứ 1. Ngày 11/10/2019, trường Tiểu học Ban Mai đón đoàn thẩm định danh hiệu trường Lighthouse lần thứ 2 do chuyên gia của tập đoàn Franklin Covey: Bà Janita U. Jesseramsing Andersen và bà Yuwared (Lek) Bhumiwat cùng 4 thành viên viên các trường Lighthouse khu vực châu Á thực hiện.
Kết thúc ngày làm việc, bà Janita U. Jesseramsing Andersen (Trưởng nhóm thẩm định) chia sẻ: “Tôi thấy được sự hạnh phúc hiển hiện trên gương mặt của học sinh Ban Mai, từ các học sinh chào đón, chia sẻ về sổ tay lãnh đạo đến các bạn học sinh trong phần School tour, và học sinh trên các lớp học đoàn ghé thăm. Các em rất tự tin, thân thiện.
Tôi liên tục phỏng vấn các em ở những lớp bất ngờ ghé thăm, các em đều chia sẻ những điều thú vị mà các em cảm nhận và hiểu về The Leader in Me, cũng như sự những thành tích các em đạt được ở lớp và ở gia đình nhờ 7 thói quen. Tôi cảm nhận học sinh Ban Mai rất yêu thích chương trình The Leader in Me. Cả các thầy cô giáo và các phụ huynh mà chúng tôi đã tiếp xúc vào buổi chiều. Nhà trường đã giúp thầy cô và các bố mẹ đạt được những mục tiêu quan trọng”.
Bà Janita U. Jesseramsing Andersen thông báo kết quả thẩm định trực tuyến danh hiệu trường Lighthouse từ Hoa Kỳ.
Được biết, thông qua FCE Việt Nam (For Children Education Vietnam) – đối tác toàn cầu của Tập đoàn giáo dục Franklin Covey, hiện có 11 trường học tại Việt Nam đang đang áp dụng giải pháp giáo dục toàn diện The Leader in Me.
Tinh thần của The Leader in Me chú trọng rèn giũa cho học sinh sống trách nhiệm, chủ động và vận dụng thành công các mảng năng lực, kỹ năng của thế kỷ 21 trong học tập và cuộc sống. 7 thói quen trong chương trình The Leader in Me gồm: Sống chủ động, bắt đầu với mục tiêu, ưu tiên việc quan trọng, tư duy cùng thắng, hiểu rồi được hiểu, hợp lực và èn rũa bản thân.
Franklin Covey Education thuộc Tập đoàn Franklin Covey (Hoa Kỳ) là một trong những tổ chức hàng đầu và được tin cậy nhất trên thế giới về các chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo và các quy trình chuyển đổi giáo dục.
Sứ mệnh của Franklin Covey Education là giúp học sinh, sinh viên, giáo viên và trường học trên thế giới đạt tới sự xuất sắc thông qua các chương trình cải thiện hiệu quả, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thay đổi về nhận thức, hành vi, phát huy tối đa tiềm năng, kích hoạt tư duy lãnh đạo.
Theo bà Janita U. Jesseramsing Andersen, việc nhận danh hiệu trường Lighthouse là sự ghi nhận về những nỗ lực, cố gắng tích cực của trường Tiểu học Ban Mai sau hơn 4 năm triển khai chương trình này, nhưng điều quan trọng là các kế hoạch, mục tiêu của nhà trường tiếp tục được triển khai rộng rãi, hiệu quả để lan tỏa, truyền cảm hứng cho không chỉ các trường giảng dạy về 7 thói quen ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Theo laodongthudo
Để giờ học hiệu quả, đừng quá "tham" kiến thức
Để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, trước tiên tư duy và phương pháp giáo dục là yếu tố phải điều chỉnh một cách quyết liệt nhất.
Thực tế, trong quá trình chuyển dịch từ phương pháp truyền thống, nhiều giáo viên đã đúc rút, có những điều trong lớp học cần thiết hơn cả tri thức.
Phát triển kỹ năng sẽ tác động ngược lại quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh - điều tạo nên những giờ học hiệu quả thực sự. (Ảnh minh họa)
Cô giáo Ngô Thị Thanh Tâm, trường tiểu học Ban Mai (Hà Nội) chia sẻ: "Hồi mới bắt đầu giảng dạy, tôi thực sự phải vật lộn với các kiến thức và thời lượng cho phép. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận và tìm hiểu sâu về nội dung "Lãnh đạo bản thân"- Leader in me (LIM), tôi nhận thức được rằng, tiết học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu giáo viên không chăm chăm nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng mọi cách, vì có những điều đơn giản mà quan trọng hơn khi đứng lớp, giúp phát huy tối đa năng lượng của giáo viên và năng lực sáng tạo của học sinh."
Cũng theo cô Tâm, khi học sinh đã thấm nhuần mục tiêu học tập, trở thành những cá nhân biết "lãnh đạo bản thân" thì mọi hoạt động dạy học sẽ trở nên vô cùng thuận lợi. Bởi vậy, có 8 điều các giáo viên cần chú trọng trong giờ học để tạo tác động kép tới học sinh: vừa đạt hiệu quả về kiến thức vừa hình thành thói quen và kỹ năng tốt.
Tiếng nói - Học sinh cần cơ hội để không chỉ học hỏi từ những người khác mà còn chia sẻ kiến thức của mình với những người khác. Khi các con tự tin chia sẻ những điều mình biết và khám phá được, có nghĩa là các con cũng đang trau dồi kiến thức và rèn kỹ năng giao tiếp.
Biết lựa chọn - Trao cơ hội cho học sinh được lưa chọn. Việc này giúp học sinh rèn kỹ năng đưa ra quyết định, biết lựa chọn đúng, sai, biết giải thích cho sự lựa chọn của mình và qua đó phát triển tư duy phản biện cho các con.
Dành thời gian để liên hệ thực tiễn - Mỗi vẫn đề của bài học nên được xuất phát từ thực tế hoặc sẽ được kết nối để vận dụng vào thực tế. Điều này làm tăng tính thực tiễn cho các nội dung học tập, giúp học sinh thấy được giá trị và vẻ đẹp của kiến thức mà các con học được trong cuộc sống hàng ngày.
Cơ hội cho Sáng tạo - Việc của giáo viên là hãy khuyến khích và trao cho trẻ thật nhiều cơ hội để sáng tạo, thực hành theo điều mà trẻ mong muốn. Hãy nhấn nút để kích hoạt kho tàng tưởng tượng bất tận trong trí não của trẻ.
Hãy để trẻ học cách đặt câu hỏi - Trong giáo dục, học sinh chấp nhận mọi điều mà giáo viên đã chia sẻ, không phải là một điều tốt hoàn toàn. Vì thế, chúng ta cần phải có những học sinh có thể đặt câu hỏi và thách thức những gì họ nhìn thấy, nhưng luôn luôn theo một cách tôn trọng.
Sự Tìm Tòi - Thay vì "học đối phó" hãy khuyến khích học sinh một ý tưởng rằng chúng cần "Tìm ra vấn đề"; có khả năng tìm ra thách thức khó khăn và sau đó có thể giải quyết những vấn đề đó. Ví dụ như để giải 1 bài toán, chúng ta có thể làm theo cách trong sách giáo khoa giống hệt nhau nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn tìm kiếm một cách giải mới.
Tự đánh giá - Hãy dành thời gian đó để giúp học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của bản thân so với các mục tiêu mà các con đã xây dựng nên. Học sinh biết cách tiếp nhận phản hồi và ý kiến góp ý một cách khách quan, phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp cá nhân, tu duy phản biện và đánh giá hiệu quả.
Học tập kết nối - Học sinh được tạo cơ hội tự khám phá, tìm hiểu kiến thức thông qua Internet, học cùng "chuyên gia" qua các hội thảo online, giao lưu kiến thức khoa học với bạn bè quốc tế. Người giáo viên là người định hướng, khơi gợi, truyền động lực để kích hoạt khả năng tự học, niềm say mê nghiên cứu khoa học cho mỗi con học sinh.
Những tiết học diễn ra đầy màu sắc với những tham luận của các nhóm phân tích từng phần về những gì các em đã đọc từ sách và tìm kiếm trên Mạng Internet để trả lời cho các câu hỏi định hướng của giáo viên. Học sinh tự tin trình bày và "dạy" lại cho các nhóm khác về những gì các con tìm hiểu được, cuối cùng thì các vấn đề , nội dung học tập được giải quyết mà chính các thầy cô cũng ngạc nhiên với nhiều kiến thức mới mẻ mà các con đã tìm ra.
Quy trình "Lãnh đạo bản thân" - Leader in me (LIM) - hoạt động như một hệ điều hành tư duy làm thay đổi sâu sắc cách nhà trường quản lý, giáo viên dạy học cũng như phụ huynh và nhà trường kết nối xoay quanh tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm.
Quy trình này hướng tới chuyển đổi trường học toàn diện trong đó tập trung trang bị bộ kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.
Hãy khuyến khích và trao cho trẻ thật nhiều cơ hội để sáng tạo, thực hành theo điều mà trẻ mong muốn.
Bảo Minh
Theo giaoducthoidai
"Chính các con là người thầy kỳ lạ" Một ngày tháng Mười năm 2019, tôi may mắn được dự một bữa tiệc sinh nhật khá lạ lùng. Đó là một bữa tiệc sinh nhật kép của một trung tâm chuyên đào tạo Kỹ năng sống, 18 năm thành lập trung tâm Tâm Việt, và 5 năm chuyên sâu thực hành giáo dục đặc biệt, kiêm nghiên cứu phương pháp phát triển...