Công nhận tốt nghiệp cho học sinh khi chưa đủ điều kiện bị phạt tới 30 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định số 88/2022/NĐ-CP, hành vi xét công nhận tốt nghiệp cho người học khi chưa đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng.
Công nhận tốt nghiệp cho học sinh khi chưa đủ điều kiện bị phạt tới 30 triệu đồng.
Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26/10/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định cụ thể các mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, thi, tổ chức đánh giá kết quả học tập, xét công nhận tốt nghiệp.
Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự kiểm tra, dự thi và người tổ chức kiểm tra, thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ kiểm tra, thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, thi, chấm thi, Nghị định quy định phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức kiểm tra, thi, chấm kiểm tra, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, vật dụng, thiết bị không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi.
Làm bài hộ thí sinh bị phạt tới 6 triệu đồng
Đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài bị phạt tiền từ 2 – 6 triệu đồng; phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài kiểm tra, bài thi hoặc sửa điểm bài kiểm tra, bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; phạt tiền từ 8 – 12 triệu đồng đối với hành vi đánh tráo bài kiểm tra, bài thi nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi tổ chức chấm kiểm tra, chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt từ 12 – 14 triệu đồng.
Phạt tiền từ 14 – 16 triệu đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm; phạt tiền từ 13 – 15 triệu đồng đối với hành vi làm mất bài kiểm tra, bài thi của thí sinh.
Nghị định nêu rõ phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi xét công nhận tốt nghiệp cho người học khi chưa đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định.
Video đang HOT
Phạt tới 40 triệu đồng nếu tổ chức cho người học bảo vệ tốt nghiệp không đủ điều kiện
Đối với các vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy, Nghị định quy định phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, số giáo án; không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định.
Hành trình đỗ tốt nghiệp THPT của cụ ông 82 tuổi: Dậy từ 3h để đi học
Mới đây, thông tin về một cụ ông 82 tuổi dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 khiến dư luận vô cùng quan tâm.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, cụ ông đã chính thức đỗ tốt nghiệp với môn Toán 3,6 điểm; Văn 4,75; Sử 7,5 và Địa 6,5.
Mặc dù số điểm không phải quá cao nhưng đó là cả một sự cố gắng bởi ở độ tuổi 82, ông không thể có trí nhớ minh mẫn như trước được nữa. Hành trình thi đỗ tốt nghiệp THPT năm nay của công cũng khiến dư luận đặc biệt ấn tượng.
Ông Nguyễn Huy Kỳ là thí sinh lớn tuổi nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. (Ảnh: Minh Thư)
Cả đời bị lỡ nhiều thời kỳ học cấp 3
Ông Nguyễn Huy Kỳ là thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT lớn tuổi nhất năm nay. Ông quyết định quay trở lại trường ở độ tuổi này vì "cả một đời đã lỡ nhiều thời kỳ học cấp ba".
Năm 1954 là thời điểm mà ông vào đúng độ tuổi học cấp 3 nhưng khi đó ở địa phương chưa có trường. Muốn học phải đi rất xa mà gia đình lại khó khăn nên ông không thể theo học được. Sau đó, ông lên Phú Thọ làm công nhân, ban ngày làm ở công ty, tối đi học cấp ba ở trường Hùng Vương. Tuy nhiên, khi ấy lại bị ảnh hưởng của chiến tranh nên công ty và trường phải đi sơ tán ở những nơi khác nhau. Chính vì thế ông Kỳ vẫn chưa thể tốt nghiệp.
Ông Kỳ rất hào hứng tham dự kỳ thi năm nay. (Ảnh: Minh Thư)
Những năm sau đó, ông nhập ngũ và mất một bên chân. Sau khi chiến tranh kết thúc trở về quê, ông chuyển qua làm thầy thuốc đông y đồng thời kiêm chức chủ tịch hội khuyết tật của quận Thanh Xuân. Lúc đó ông phải tất bật lo cuộc sống mưu sinh nên không nghĩ tới việc đi học lại.
Đến bây giờ khi cuộc sống đã ổn định, ông muốn hoàn thành việc học của mình vì theo ông bằng cấp ba là bằng cơ bản trong cuộc đời con người.
"Giờ khi mọi thứ đã tàm tạm, tôi thấy mình phải đi học tiếp vì bằng cấp ba là bằng cơ bản trong cuộc sống của con người. Phải cố vươn lên mà đạt", cụ ông nhấn mạnh với VnExpress.
Vì đã lỡ dở nhiều lần học cấp 3 nên dù tuổi cao ông cũng quyết tâm hoàn thành việc tốt nghiệp. (Ảnh: SaoStar)
Dậy từ 3h sáng để chuẩn bị đi học
Sau khi quyết định đi học lại ông Kỳ đăng ký học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Mặc dù nhà chỉ cách trường 3km nhưng hôm nào ông cũng dậy từ 3h sáng để chuẩn bị đi học. Một phần vì ông chỉ còn 1 chân, thời gian đi lại và chuẩn bị lâu hơn người thường. Một phần ông sợ tắc đường đồng thời cũng muốn đến lớp lau bảng và dọn dẹp sạch sẽ trước khi cô giáo vào dạy.
Buổi sáng khi ông đi học, vợ ông sẽ lo ăn uống và nắm cơm nắm cho ông ăn. Những hôm phải học ở trường cả ngày ông sẽ mang theo nước và mua bánh mì để ăn trưa. Vì tuổi cao, sức yếu nên việc học với ông Kỳ cũng gặp không ít khó khăn. Chia sẻ với VnExpress, ông Kỳ cho hay: "Ngày nào cũng 2-3 bài tập, môn nào cũng kiểm tra liên tục. Tôi không làm được việc gì khác ngoài tập trung học."
Mặc dù tuổi đã cao nhưng ngày nào ông Kỳ cũng dậy từ 3h sáng để chuẩn bị đi học. (Ảnh: Thanh Hùng)
Vì tuổi đã cao nên ông Kỳ cũng không thể thức khuya học bài. Các kiến thức hiện tại cũng có sự đổi mới so với thời trước rất nhiều nên ông phải tập trung cao độ. Đặc biệt là môn Toán có nhiều kiến thức khiến ông cảm thấy không theo kịp như: tích phân, đạo hàm hay véc tơ pháp tuyến,... Chính vì thế ông cũng cố gắng học các môn xã hội để bù trừ kéo điểm trung bình lên.
Với môn Lịch sử ông Kỳ sẽ học theo sự kiện và các giai đoạn Lịch sử để dễ nhớ hơn. Ông cũng được cô giáo chủ nhiệm cử một bạn học tốt trong lớp ngồi cùng để giúp đỡ. Chính vì thế, ông cũng bày tỏ sự biết ơn với các thầy cô và bạn học đã giúp đỡ mình vượt qua kỳ thi.
Hình ảnh ông Kỳ ở nhà tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: Ông Nguyễn Huy Kỳ)
Thừa hơn 1 điểm, cảm thấy may mắn vì không bị đỗ vớt
Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT của ông Kỳ đạt 6,475, thừa hơn 1 điểm để đỗ tốt nghiệp. Điều này cũng khiến ông vô cùng hạnh phúc vì mình không thuộc diện phải đỗ vớt: "Tôi mừng là vượt điểm chuẩn hơn một điểm. Tôi đã già, không bị đỗ vớt hay liệt là tốt rồi", cụ ông chia sẻ với VnExpress.
Trong kỳ thi năm nay, ông Kỳ đánh giá hai môn Sử và Địa vừa sức với mình. Cũng nhờ hai môn này kéo điểm giúp ông đỗ tốt nghiệp. Ông tiếc nhất là môn Văn vì lúc đó không đủ sáng suốt để cho thêm một dẫn chứng mà mình tâm đắc vào.
Cụ ông cảm thấy rất hạnh phúc vì mình thừa điểm đỗ tốt nghiệp. (Ảnh: Minh Thư)
Cụ thể, ở câu nghị luận văn học về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ông Kỳ cho rằng nên đưa một đoạn về đêm trăng trong tập truyện ngắn của nhà văn Nam Cao làm dẫn chứng. Nó sẽ giúp phần phân tích của ông nổi bật được quan điểm nghệ thuật nhưng phải phục vụ cuộc sống. "Lúc ấy tôi cũng quẫn trí, không nhớ ra được. Tôi hơi tiếc", cụ ông tiếc nuối bày tỏ với VnExpress.
Môn Toán là môn khó nhất với ông Kỳ. Mặc dù đã cố gắng không bỏ câu nào nhưng ông chỉ đúng được 20 câu. Tuy nhiên, với kết quả này ông hoàn toàn hài lòng vì bản thân đã đỗ tốt nghiệp.
Ông cũng dự định sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ông sẽ xin vào học trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác. Sau khi có bằng, ông mong muốn kết hợp cùng Hội Đông y phường Nhân Chính mở phòng khám Đông y.
Trước đó, vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015, dân tình cũng từng rất ấn tượng với trường hợp của ông Hồ Ngọc Cảnh đã 70 tuổi vẫn đi thi để lấy bằng tốt nghiệp. Đáng chú ý, năm ông Cảnh dự thi đã là lần thứ 3 liên tiếp ông đi thi. Hai lần trước mặc dù thi trượt nhưng ông vẫn không nản lòng. Ông Cảnh cũng hy vọng rằng sự quyết tâm của mình có thể làm tấm gương cho con cháu noi theo. Cuối cùng nhờ sự nỗ lực, kiên trì, ông Cảnh đã đạt được ước nguyện.
Dù đã 70 tuổi nhưng ông Hồ Ngọc Cảnh vẫn quyết tâm đi thi lấy bằng tốt nghiệp THPT. (Ảnh: Người lao động)
Ngoài ra, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng có một thí sinh đặc biệt khác đã 53 tuổi, có con học đại học vẫn tham dự kỳ thi. Đó là trường hợp của ông ông Nguyễn Quang Giáp ở Đắk Nông. Chia sẻ với Báo Thanh niên về lý do tham gia kỳ thi, ông Giáp cho hay: "Mục đích của việc đi thi là để hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho công việc, ngoài ra để làm gương tạo động lực cho con cháu sau này tích cực học tập hơn".
Ông Giáp tích cực ôn tập tại nhà để chuẩn bị cho kỳ thi. (Ảnh: Báo Lao động)
Những thí sinh đặc biệt này là tấm gương sáng về sự hiếu học, học suốt đời khiến nhiều người trẻ ngưỡng mộ. Mặc dù tuổi tác đã cao nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành mục tiêu của bản thân. Bạn nghĩ sao về những thí sinh đặc biệt này? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài Theo Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 10/2022, cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, 185 cơ sở đạt tiêu chuẩn trong nước. Cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, gồm: Trường ĐH Bách khoa...