Công nhân sống chật vật trong vài m2
Buổi tối, khi đưa hai xe máy vào phòng, 3 người trong gia đình chị Thường còn chừng 3m2 để ngủ, duỗi chân đụng bếp, lăn sang trái, phải thì va vào xe, vách tường.
Chị Mộng Thường, 27 tuổi, công nhân Công ty TNHH Freetrend Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung I, TP Thủ Đức) và chồng – anh Đức Phú, tài xế xe ôm công nghệ thuê phòng trọ chưa đến 9 m2 trong con hẻm nhỏ trên đường số 9, phường Linh Xuân. Căn phòng được lợp tôn, nền cao hơn lối đi chung của dãy trọ tầm một tấc, có gác xép, khu vệ sinh, tắm giặt khép kín.
“Căn phòng ngang 2,4 m, dài 3,6 m, nhân lên mới được 8,64 m2 gồm cả toilet”, anh Phú kéo thước dây đo lại sau khi đếm tới lui từng viên gạch. Cuối phòng là khu vực nấu ăn. Trên chiếc bàn nhỏ, chị Thường đặt một bếp ga mini, lọ mắm, muối, dưới là xô nhựa đựng gạo, mì tôm, rau quả được cho vào túi treo lên cao tiết kiệm không gian.
Anh Đức Phú chăm sóc con gái 3 tuổi khi vợ quay trở lại nhà máy. Ảnh: Lê Tuyết
Vợ chồng nữ công nhân nhiều lần bàn tính mua tủ lạnh, máy giặt hoặc tủ áo quần nhưng lại thôi vì không có chỗ để. Hồi tháng 2, con gái 3 tuổi quấy khóc vì phòng quá nóng, anh chị quyết định lắp điều hòa bởi “treo lên tường, không tốn diện tích”.
Sau gần chục năm rời miền Tây lên thành phố lập nghiệp, tổng thu nhập mỗi tháng của vợ chồng chị Thường tầm 13 triệu đồng. Nữ công nhân liệt kê, phí gửi trẻ 2 triệu, ăn uống mỗi ngày 150.000 đồng, mỗi tháng “bay” mất 4,5 triệu đồng, trả góp tiền xe 2,4 triệu đồng. Không ốm đau, đám tiệc, mỗi tháng chị còn 4 triệu đồng. Với số tiền ít ỏi, gia đình không dám tìm phòng trọ lớn hơn, nên bằng lòng với chỗ ở hiện tại, mỗi tháng chỉ mất gần 1,3 triệu đồng bao cả điện, nước.
“Phòng nhỏ nhưng không bị ngập khi triều cường, cống không thối, nghẹt. Chủ nhà tốt bụng cho khất tiền nếu mình kẹt”, anh Phú nêu những ưu điểm và cho rằng không phải chỗ trọ nào cũng có được như ở đây.
So với chỗ ở của đình chị Thường, phòng trọ chị Kim Chi thuê trên đường Bờ Sông, phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) rộng hơn 3 m2, tiền trả mỗi tháng cao hơn 500.000 đồng. Để tiết kiệm, chị ở ghép với một đồng nghiệp. Gần 6 năm gắn bó với Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, tính cả tăng ca, thu nhập mỗi tháng của chị hơn 8 triệu đồng.
“Tôi muốn để dành tiền nên chi tiêu dè xẻn, tiền trọ không được quá 15% lương”, nữ công nhân 29 tuổi tính toán. Khu trọ nơi chị Chi tá túc có khoảng 80 phòng, gần 200 người sinh sống. Hơn 4 tháng thành phố siết giãn cách, xung quanh có nhiều F0, chị gần như bó gối ngồi trong phòng. Hôm nào thèm khí trời, chị phải chờ các phòng xung quanh đóng cửa mới dám ra ngoài hít thở.
“Lúc đó tôi chỉ muốn lên xe máy chạy ngay về nhà ở Cần Thơ, cảm giác bí bách thật đáng sợ”, chị Kim Chi nhớ lại.
Những ngày thành phố bùng dịch, nữ công nhân Kim Chi làm bạn với điện thoại, tivi. Ảnh: Lê Tuyết
Gia đình nữ công nhân Mộng Thường, Kim Chi là 2 trong hơn một triệu lao động ngoại tỉnh đến thành phố làm việc trong các nhà máy đang sống trong các phòng trọ có diện tích khoảng 3 m2/người. Theo khảo sát của Liên đoàn lao động TP HCM về nhu cầu nhà ở công nhân thực hiện cuối năm ngoái, 70% lực lượng lao động tại các doanh nghiệp ở thành phố là người ở tỉnh, trong đó 50% cần chỗ ở, tương ứng 1,3 triệu người.
Trong số này, chỉ có gần 40.000 công nhân (chiếm 3%) sống ở các khu lưu trú, ký túc xá được xây dựng tại các khu công nghiệp. Hầu hết lao động sống ở các phòng trọ do hộ gia đình, cá nhân xây sửa, cải tạo cho thuê. Diện tích trung bình mỗi phòng chừng 14 m2 với mức thuê bình quân 1,6 triệu đồng mỗi tháng và có khoảng 4 người cùng ở. Số khác thuê theo hình thức hộ gia đình, mỗi tháng phải trả 2-3 triệu đồng. Công nhân dành 10-15% thu nhập để chi trả cho chỗ ở.
Theo Phó chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM Phạm Chí Tâm, nếu so với quy định của Luật Cư trú , diện tích nhà ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú không thấp hơn 8m2 sàn mỗi người thì chỗ ở của công nhân chưa đạt một nửa. Người lao động sống gói ghém trong các phòng trọ chật hẹp, nhiều nơi không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước, ảnh hưởng sức khỏe và năng suất lao động.
Trước thời điểm dịch bùng phát, 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao của thành phố có hơn 320.000 lao động, hơn một nửa là người ngoại tỉnh cần chỗ ở. Ông Huỳnh Văn Tuấn, Chủ tịch công đoàn các khu chế xuất – công nghiệp TP HCM cho rằng với thu nhập bình quân mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng, không có tích lũy nên công nhân khó mua nhà hoặc thuê phòng trọ rộng rãi. Các dự án nhà ở dành cho công nhân cũng khá ít ỏi.
Theo số liệu của Sở Xây dựng TP HCM, giai đoạn 2016-2020, thành phố đã phát triển hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, giải quyết chỗ ở hơn 66.000 người. Trong đó, 19 dự án với gần 15.000 căn hộ, giá trị đầu tư xây dựng được thẩm định cao nhất là 15,5 triệu/m2. Một dự án nhà lưu trú công nhân với hơn 750 phòng.
“Khi không có chỗ ở ổn định, người lao động sẵn sàng di chuyển nếu tìm được nơi giá rẻ hơn hoặc thậm chí bỏ thành phố về quê, tác động tiêu cực đến nguồn lao động của nhà máy”, ông Huỳnh Văn Tuấn nói.
Dãy trọ của công nhân trên đường số 9, khu phố 5, phường Linh Xuân, TP Thủ Đức. Ảnh: Lê Tuyết
Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM thông tin, đầu tháng 9 có 300 doanh nghiệp khảo sát tình hình lao động để chuẩn bị sản xuất khi thành phố “mở cửa”. Theo đó, chỉ 40% người lao động về quê muốn quay lại, số khác chờ qua Tết nguyên đán. Một nguyên nhân tác động tâm lý công nhân chính là chỗ ở. Nhiều phòng trọ chỉ 10m2, song 10 người chen nhau chung sống.
Theo ông Việt Anh, nếu như trước dịch, công nhân chia nhau làm ca ngày, ca đêm, chỗ ở thoải mái thì suốt 4 tháng giãn cách, tất cả phải ở nhà toàn thời gian, không gian sống chật hẹp, phát sinh nhiều ca nhiễm. Họ chứng kiến những F0 ở khu trọ đi rồi không thấy quay về. Sống trong môi trường tù túng đó, nhiều lao động mệt mỏi, lo lắng, chỉ muốn về quê cho an toàn.
Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, gần 600.000 người rời TP HCM về các tỉnh, trong đó nhiều trường hợp do mất việc lâu ngày, không có tiền trả cho chủ nhà.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố sẽ xây một triệu nhà giá rẻ thay thế chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, khu nhà trọ… để công nhân, người thu nhập thấp tiếp cận được. Người đứng đầu chính quyền thành phố thừa nhận TP HCM đón lượng lớn người lao động đến đây góp phần xây dựng, phát triển thành phố, nhưng việc chăm lo cho họ chưa đầu tư đúng mức.
Đoạn clip hai vợ chồng ở khu trọ gây chấn động vì nội dung tục tĩu, "rùng mình" ai nghe xong cũng phải choáng váng!
Hôn nhân chẳng phải lúc nào cũng ngọt ngào nhưng "đắng ngắt" thế này thì thật đau lòng làm sao!
Ảnh minh họa
Hôm qua là ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), trên mạng xã hội, chúng ta nhìn thấy hàng loạt những màn khoe quà, khoe hoa của chị em. Đàn ông cũng có cơ hội được thể hiện tình yêu thương cho vợ. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng được may mắn như thế.
Mới đây, một đoạn clip quay trộm được đăng tải trên mạng xã hội TikTok và thu hút nhiều lượt xem.
Nhìn khung cảnh thì đó là một dãy trọ. Dù chẳng thấy mặt của hai vợ chồng đang tranh chấp nhưng nội dung tục tĩu, nhắc cả những từ ngữ nhạy cảm gửi đến nhau ai cũng ngao ngán.
- Tôi không sai.
- Mày không sai thì cút về quê đi. Mày đi làm tự đóng tiền lương các thứ đi.
- Tao gọi điện cho bố mày, tao sợ cái gì.
- Mày gọi đi nào, điện thoại đây này, mày gọi đi, mày gọi đi.
Đây là đoạn hội thoại của hai vợ chồng. Được biết mọi chuyện xoay quanh việc tặng hoa 20/10. Có vẻ như người chồng không chúc tụng tặng quà cho vợ nên cãi nhau. Anh chồng đuổi vợ về quê.
Hai vợ chồng chửi bới rùm beng ngày 20/10
Xích mích trong hôn nhân không thể tránh khỏi nhưng ném về nhau những ngôn từ chửi bới hằn học, chửi tục thì thật sự quá ngao ngán rồi.
Không chỉ ông chồng mà cô vợ cũng đáp lại theo cách thức rất kém tôn trọng đối phương. Một mối quan hệ như thế này thì thật khó để bền chặt, hạnh phúc.
Nhiều dân mạng đã đưa ra bình luận ngay dưới clip. Đa số đều cho rằng vợ chồng nói gì cũng nên nhẹ nhàng, gắt gỏng với nhau chẳng giải quyết được gì cả. Các ý kiến của dân mạng như sau:
"Cái tôn trọng nhau là nền tảng của hôn nhân nhưng gia đình này đâu có làm được. Nghe mấy câu chửi mà thấy hãi hùng. Đúng là mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh".
"Nhiều người vợ tủi thân trong ngày lễ, gặp phải ông chồng chẳng biết cảm thông thì hỏng bét hết cả. Hôn nhân như thế này thật sự quá buồn".
Tình nguyện viên chết trong tư thế treo cổ tại phòng trọ Thấy mùi hôi bốc ra từ phòng trọ ở Bình Dương, một số người dân gần đó mở cửa kiểm tra thì phát hiện nam thanh niên chết trong tư thế treo cổ. Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương tối nay (15/10) đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc một nam thanh niên tử vong...