Công nhận PGS.TS Lê Anh Phương là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
Sáng 29/3, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng đối với PGS.TS Lê Anh Phương, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
PGS.TS Huỳnh Văn Chương – Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế trao Nghị quyết công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm cho PGS.TS Lê Anh Phương (bên phải)
Ngày 31/12/2021, Hội đồng ĐH Huế đã ban hành Nghị quyết số: 105/NQ-HĐĐH công nhận PGS.TS Lê Anh Phương, Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Huế, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm, giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm nhiệm kỳ 2020 – 2025
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Lê Anh Phương bày tỏ, vinh dự của hiệu trưởng trường đại học luôn song hành cùng nghĩa vụ và trách nhiệm, ở đó đòi hỏi sự dấn thân, đương đầu với thử thách.
“Ở nhiệm kỳ qua, tôi cảm thấy đã chuẩn bị đủ dũng khí, kinh nghiệm và nhiệt huyết để tiếp tục đảm đương công việc này một cách tốt nhất” – PGS.TS Lê Anh Phương quả quyết.
Nhìn nhận trong thời gian tới còn nhiều khó khăn, PGS.TS Lê Anh Phương nhấn mạnh: Chúng ta phải chấp nhận thực tế khó khăn, vất vả là điều hiển nhiên, nó xuất hiện ngay từ khi ta bắt đầu vào làm việc. Việc thừa nhận và coi khó khăn là điều hiển nhiên, sẽ giúp chúng ta không phải bất ngờ hay tìm cách tránh né.
Video đang HOT
PGS.TS Lê Anh Phương phát biểu tại buổi lễ
Theo PGS.TS Lê Anh Phương, khẳng định chất lượng đào tạo, định vị thương hiệu của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) bằng việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và chuyên nghiệp trong quản trị đại học, phát huy năng lực đội ngũ giảng viên, hình thành đội ngũ chuyên gia, hội nhập quốc tế sâu rộng. Mặt khác, xây dựng và đầu tư phát triển trọng điểm các hoạt động của nhà trường, cống hiến, trách nhiệm và tiên phong với nền giáo nước nhà.
Các tập thể, cá nhân chúc mừng PGS.TS Lê Anh Phương
PGS.TS Lê Anh Phương trao đổi, trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, trước bối cảnh của đại dịch Covid-19, một Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) đã và đang được xây dựng và tư duy số đã định hình trong toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường.
“Phải tiếp tục giữ vững và có những biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả phương châm “Lấy người học là trung tâm, lấy chất lượng đào tạo làm cốt lõi, lấy hiệu quả phục vụ nhu cầu xã hội làm mục tiêu, lấy xu thế của thời đại để định hướng tiếp cận” – PGS.TS Lê Anh Phương nhấn mạnh.
Chia sẻ về 3 trụ cột chính để phát triển nhà trường là: trách nhiệm cao, khả năng tạo dựng cơ hội và tính cộng đồng; PGS.TS Lê Anh Phương bày tỏ: Chúng ta sẽ cùng nhau kiến tạo cơ hội. Trách nhiệm của mỗi thành viên trong trường là biến những hy vọng thành hiện thực, biến những mong muốn của chúng ta thành “hoa thơm, trái ngọt”. Và sau hết nhưng không phải là cuối cùng, chúng ta phải vì một Trường ĐH sư phạm (ĐH Huế) hạnh phúc.
Chuyển đổi số: 'Ở đâu có kết nối mạng, ở đó có Trường ĐH Sư phạm Huế'
Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã khai giảng năm học mới 2021-2022 và phấn đấu phát triển bền vững, trở thành 1 trong 3 trường sư phạm trọng điểm quốc gia.
Sáng 6.11, Trường Đại học (ĐH) Sư phạm (ĐH Huế) đã khai giảng năm học mới 2021-2022 với sự tham dự trực tiếp của hàng trăm tân sinh viên trúng tuyển thuộc khu vực an toàn, số còn lại tham dự lễ khai giảng trực tuyến.
PGS-TS Lê Anh Phương (phải) nhận hoa chúc mừng năm học mới của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế - BNL
Năm học 2021-2022, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) đón 2.352 tân sinh viên trúng tuyển nhập học, trong đó có 22 sinh viên xuất sắc được tuyển thẳng vào ĐH.
Chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục
Tại buổi lễ khai giảng, sau khi đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành giáo dục, đội ngũ giáo chức, sinh viên, học sinh cả nước, PGS-TS Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), đã có những chia sẻ tâm huyết với sinh viên của mình.
Tân sinh viên ĐH Sư phạm, Đại học Huế, tham dự buổi khai giảng trong giãn cách - BNL
Năm học 2020- 2021 vừa qua là một năm học thật đặc biệt, cũng như nhiều nơi khác, thầy trò nhà trường đã phải dạy và học trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) đã chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục, mô hình ĐH số dần dần khẳng định vị trí, trở thành thói quen trong giảng dạy, triển khai công việc và gặp gỡ trực tuyến trong hầu hết các hoạt động của nhà trường.
"Ở đâu có kết nối mạng, ở đó có Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) của các em", PGS-TS Lê Anh Phương khẳng định.
Không chỉ dạy chữ mà còn phải dạy đạo lý nghĩa nhân
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cũng đặt nhiều niềm tin vào ngôi trường này
"Bước chân vào ngôi trường ĐH là một thành công quan trọng trong cuộc đời các em, đó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa cho tương lai. Sinh viên của Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) không chỉ giỏi kiến thức mà còn phát triển sự sáng tạo, đam mê học tập để không chỉ tìm việc cho mình mà còn tạo ra công việc cho người khác, không phải chỉ học để đi dạy chữ mà còn dạy đạo lý nghĩa nhân, không chỉ lên lớp với vai trò người thầy mà còn là tấm gương trong cuộc sống", PGS-TS Lê Anh Phương nhắn nhủ sinh viên.
Đại biểu, thầy và trò Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế tham dự buổi khai giảng - BNL
Với bề dày truyền thống, với giá trị cốt lõi trong triết lý giáo dục là Nhân văn - Khai phóng - Hội nhập, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) đang quyết tâm xây dựng và "phát triển bền vững, trở thành 1 trong 3 trường ĐH sư phạm trọng điểm" của cả nước.
Đại học Huế công bố điểm sàn từ 14 - 18 điểm Ngày 15/8, Đại học Huế công bố điểm sàn toàn bộ các trường, khoa trực thuộc đối với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021. Theo đó, mức điểm sàn của các trường Đại học, Khoa, Phân hiệu trực thuộc Đại học Huế cao nhất là 20 gồm ngành Thú y, Công nghệ Thực phẩm (trường Đại học Nông lâm)...