Công nhân ở Quảng Ngãi lo lương không đủ sống, sợ tai nạn giao thông
Cử tri là công nhân làm việc tại các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi lo ngại tình trạng tai nạn giao thông do hạ tầng chưa đảm bảo.
Chiều 17/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi do Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc cử tri với cán bộ, công nhân Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn và Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi.
Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội trả lời ý kiến của cư tri là công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp tại các KCN, KKT ở Quảng Ngãi.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri là công nhân đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và KCN VSIP Quảng Ngãi đã nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống của công nhân.
Các cử tri cho rằng, hiện nay công nhân đang thiếu nhà ở trầm trọng, nhất là ký túc xá, nhà ở giá rẻ. Hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ như giao thông, y tế, giáo dục tại Khu đô thị Vạn Tường, tạo các khu vực quanh KCN VSIP Quảng Ngãi gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người lao động.
Cử tri Trần Ngọc Hận, công nhân tại KCN VIP cho rằng, hiện nay giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn từ TP.Quảng Ngãi đến huyện Bình Sơn thường xảy ra kẹt xe vào giờ cao điểm. Tình trạng mất ATGT và TNGT diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân là hạ tầng chưa đồng bộ, như đoạn từ KCN VSIP đến huyện Bình Sơn dù đã đầu tư hệ thống trụ đèn điện chiếu sáng, song nhiều năm qua chưa được kết nối để bật đèn dẫn đến nhiều vụ TNGT gây chết người. Trong đó có nhiều nạn nhân là công nhân.
Cử tri là công nhân tại Quảng Ngãi lo ngại tình trạng mất an toàn giao thông và tai nạn giao thông xảy ra với công nhân – Trong ảnh: Hiện trường một vụ TNGT ngay trước KCN VSIP Quảng Ngãi.
Theo cử tri Huỳnh Thị Nhàn (làm việc tại KCN VSIP), hiện nay rất nhiều công nhân có nhà xa, nhất là ở các huyện miền núi và phải di chuyển bằng xe mô tô nên nguy cơ TNGT thường trực; mong muốn nhà nước đầu tư hệ thống xe buýt đưa đón công nhân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó các cử tri cho rằng thu nhập công nhân chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu; tiền lương dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nên ảnh hưởng đến mức hưởng khi nghỉ hưu. Ngoài ra, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã vẫn còn đã ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động, nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước đến với người lao động chậm, thiếu các thiết chế giải trí cho công nhân…
Qua lắng nghe kiến nghị của cử tri, Thượng tướng Trần Quang Phương – Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống công nhân lao động. Đồng thời, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn của công nhân, người lao động. Ghi nhận và sẽ chuyển tải đầy đủ những kiến nghị, nguyện vọng mà công nhân, người lao động tại Quảng Ngãi gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương.
“Hiện nay việc giải quyết việc làm cho công nhân tại các KCN là rất tốt, nhưng các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến đời đời sống của công nhân, nhất là chế độ tiền lương, làm sao để công nhân có thể sống và an tâm lao động sản xuất. Đối với hạ tầng giao thông, việc đi lại an toàn của công nhân, tỉnh Quảng Ngãi sớm triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng hạ tầng, đẩy mạnh phân làng, điều tiết giao thông để công nhân đi lại an toàn. Đây là những việc cần làm ngay trong thời gian tới”, Thượng tướng Trần Quang Phương nói.
'Sống lại' tuyến đường 'đau khổ' Quốc lộ 5 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc
Quốc lộ (QL)5 - tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố Đông Bắc (Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh) được đưa vào khai thác từ năm 1998, trải qua gần 23 năm sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng, vượt quá tải công suất thiết kế từ nhiều năm qua.
Thực tế, QL5 thiết kế đáp ứng lưu lượng xe khoảng 22.000 phương tiện/ngày đêm, nhưng đã và đang phải gánh tải gấp 3 lần.
Qua tìm hiểu, kể từ khi đưa vào khai thác năm 1998, QL5 chưa từng một lần được sửa chữa trung, đại tu, nên tình trạng ùn tắc giao thông, các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xuyên diễn ra, gây bức xúc dư luận xã hội, khiến không ít lái xe "e ngại" khi tham gia giao thông trên tuyến.
Đặc biệt, do hàng ngày, QL5 phải gồng gánh hàng nghìn chiếc xe container, xe siêu trường siêu trọng, xe quá tải các loại... quần thảo, đã tạo thành những gờ "sống trâu" hằn lún vệt bánh xe sâu tới cả gang tay, khiến việc bảo trì chạy theo không kịp. Tình trạng xô lệch mặt đường, ổ voi, ổ gà... diễn ra trong thời gian dài, không được sửa chữa kịp thời, đã khiến tuyến đường thường trực nguy cơ mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng cho phương tiện.
Tuyến QL5 qua đoạn qua Hưng Yên, Hải Dương, trước năm 2021 được "cánh" lái xe gọi là tuyến đường đau khổ, vì tình trạng hằn lún vệt bánh xe, gờ sống trâu... luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Tình trạng xô lệch mặt đường, ổ voi, ổ gà diễn ra trong thời gian dài, khiến việc bảo trì tuyến đường không chạy theo kịp.
Đoạn tuyến QL5 qua tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nâng cấp, sửa chữa cả hai chiều đường, đưa vào khai thác "cuốn chiếu" trong năm 2022 đẹp như "dải lụa".
Đoạn tuyến QL5 tại nút giao qua tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo một chiều hướng Hà Nội - Hải Phòng nhìn từ trên cao, đảm bảo giao thông êm thuận.
Khắc phục tình trạng trên, Tổng công ty Hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI - doanh nghiệp chủ đầu tư xây dựng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quản lý QL5) đã được Chính phủ, Bộ GTVT giao triển khai Dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp QL5, trong đó tập trung vào những đoạn xung yếu, đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn tuyến từ Km46 - Km65 và một số nút giao qua tỉnh Hải Dương. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 840 tỷ đồng, với kỳ vọng làm "sống lại" tuyến giao thông huyết mạch này.
Được triển khai từ tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022, song, dịch COVID-19 kéo dài, "bão giá" nhiên, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ thi công những tháng đầu năm 2022 và điều kiện thời tiết năm nay khắc nghiệt, mưa lớn kéo dài nhiều tháng, cộng với quá trình thực hiện vừa thi công, vừa phải đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến... đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án.
Đoạn tuyến bị hằn lún, gờ sống trâu đang được nhà thầu dự án cào bóc tách mặt đường cũ, thăm dò địa chất, trước khi thảm nhựa lớp 1.
Công nhân nhà thầu được huy động tối đa trên công trường, vừa thi công, vừa đảm bảo làn đường cho phương tiện lưu thông.
Công nhân vệ sinh làn đường trước khi thảm nhựa bê tông.
Xe thu hồi lớp nhựa mặt đường cũ...
... hoạt động hết công suất, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận tiện, cào bóc lớp mặt đường cũ đến đâu, chuyển đi trả lại mặt bằng sạch phục vụ thi công đến đó.
Đoạn tuyến dự án đã hoàn thành thảm bê tông nhựa nóng, chuẩn bị sơn kẻ vẽ phân làn đường.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Giám đốc Ban Quản lý dự án nâng cấp, cải tạo QL5 chia sẻ, trong quá trình thi công, yếu tố được các nhà thầu chú trọng nhất là vừa tổ chức thi công, vừa đảm bảo giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến việc lưu thông các phương tiện. Vì vậy, việc triển khai công trường tập trung chủ yếu thi công vào ban đêm, giờ thấp điểm, cuối tuần, hạn chế giờ cao điểm từ 6 - 8 giờ sáng, 17 - 19 giờ 30 phút hàng ngày, thời điểm lưu lượng xe container, xe tải trọng lớn gia tăng đột biến, nhất là các khu vực giao cắt với các khu công nghiệp.
Mặt khác, tại các khu vực các đoạn tuyến đã được cào bóc, nâng nền vỉa hàng rào hộ lan, giải phân cách cứng được chỉnh trang... luôn có biển báo, tín hiệu giao thông hạn chế tốc độ, cảnh báo nguy hiểm, bố trị nhân sự điều tiết giao thông theo phương án cụ thể; đồng thời, chỉ chấp thuận cho từng đoạn thi công đối với mỗi nhà thầu vào từng thời điểm hợp lý, để tránh ùn tắc, như: Giới hạn chiều dài thi công dưới 300 m/lần, thi công lệch làn giữa các đoạn với các nhà thầu khác nhau...
Công trường vừa thi công, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho lưu lượng lớn xe lưu thông cùng chiều.
Công nhân phối kết hợp vừa sơn kẻ vẽ làn đường, vừa phân luồng giao thông cho phương tiện trên tuyến.
Đoạn tuyến dự án được nhà thầu thi công hoàn thành thí điểm theo thiết kế kỹ thuật như tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trước khi áp dụng trên diện rộng tại QL5.
Đoạn tuyến dự án đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo, đưa vào khai thác, đảm bảo giao thông êm thuận.
Đoạn tuyến đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo, đảm bảo giao thông êm thuận trước nút giao hướng phương tiện đi vào vùng vải thiểu Thanh Hà (Hải Dương).
Những đoạn tuyến Dự án nâng cấp, cải tạo QL5 hoàn thành, đưa vào khai thác, thực sự đã làm "sống lại" con đường đau khổ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố Đông Bắc trước đây.
Đến thời điểm này, dự án đã đạt tiến độ tổng thể khoảng 60%. Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, Ban Quản lý dự án nâng cấp, cải tạo QL5 ngoài việc lựa chọn các nhà thầu thi công có kinh nghiệm chuyên ngành thi công sửa chữa, bảo trì các QL, thường xuyên lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết trình Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan chức năng cấp phép, chấp thuận trước khi triển khai trên công trường. Vì vậy, đến nay, dự án đã hoàn thành các hạng mục thảm, bóc vỉa 11/19 km mặt đường và sẽ hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng vào tháng 12/2022.
Ông Nguyễn Hoàng Việt cho biết thêm, việc hoàn chỉnh thi công tại các nút giao, các cầu lớn trên tuyến dự án hiện nay như: Phú Lương, Lai Vu, Đồng Niên... là những điều kiện thuận lợi để đầu năm 2023 đơn vị sẽ tiếp tục triển khai Dự án nâng cấp, cải tạo QL5 đoạn từ Km65 - Km76, hoàn thành dự án vào cuối năm 2023 theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Hình ảnh đầu máy tàu chạy về ga Sài Gòn thì thấy gác chắn chưa đóng Đầu máy tàu hỏa đang di chuyển về phía ga Sài Gòn, khi đến đoạn giao Phạm Văn Đồng thì phát hiện gác chắn chưa được đóng. Chiều 8-10, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh đầu máy tàu hỏa đang lao về phía đường Phạm Văn Đồng, nhưng lúc này, gác chắn chưa được hạ xuống khiến nhiều người...