Mạnh tay ‘cấm cửa’ những nhà thầu thi công bầy hầy
Rất nhiều bạn đọc bày tỏ đồng tình với việc đình chỉ thi công dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ ( TP.HCM), vì gây hư hỏng mặt đường nhưng chậm khắc phục; đồng thời phản ánh còn nhiều công trình khác cũng gây bức xúc, cần kiểm tra thường xuyên và xử phạt.
Như Thanh Niên đã thông tin, Sở GTVT TP.HCM vừa ra quyết định thu hồi giấy phép và đình chỉ thi công dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư. Nguyên nhân, đoạn đường qua khu vực thi công nút giao bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều ổ gà… gây mất an toàn giao thông tại giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ. Vấn đề này bị nhiều đơn vị như Phòng CSGT Đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng… phản ánh; đồng thời Sở GTVT cũng đã có nhiều văn bản chấn chỉnh nhưng tình hình không được cải thiện triệt để, việc hư hỏng mặt đường vẫn tiếp tục xảy ra.
Công trường dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (Q.7). Ảnh H.M
Theo Sở GTVT, việc tái thi công chỉ được đề xuất sau khi đơn vị thi công hoàn thành việc khắc phục tình trạng hư hỏng của mặt đường tại khu vực và phải có xác nhận của các đơn vị chức năng.
Dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ khởi công tháng 4.2020 với tổng vốn giai đoạn 1 là 830 tỉ đồng nhằm giảm áp lực giao thông cửa ngõ phía nam TP.HCM. Toàn dự án hiện đạt hơn 35% khối lượng, dự kiến hoàn thành cuối năm tới. Riêng nhánh hầm theo hướng đi QL1 đã hoàn thành các hạng mục đường tạm, di dời cây xanh… và dự kiến đưa vào sử dụng cuối tháng 4.2023.
Nên tính phương án thay nhà thầu
Video đang HOT
Nói về dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, bạn đọc (BĐ) N.T.Bộ bức xúc: “Nhìn cái hình về công trình này thấy quá nhếch nhác, mặt đường thì hư hỏng… không thể chấp nhận được. Vậy sao mà không đình chỉ thi công cho được! Đề nghị đơn vị thi công phải khắc phục tình trạng hư hỏng của mặt đường một cách nghiêm túc, có đơn vị chức năng kiểm tra chặt chẽ, có xác nhận mới cho thi công lại. Tuyệt đối không qua loa, dễ dãi để đảm bảo an toàn giao thông tối đa cho mọi người”.
Cùng ý kiến, BĐ Louis Nguyen than thở: “Ôi, nói tới cung đường này thì tôi ở kế bên, cả năm nay có làm thì tháng chắc làm được 5 – 7 ngày, mà thấy cả công trình chắc được 5 – 7 người. Công trình trọng điểm cả Q.7 và H.Nhà Bè giao cho công ty gì làm mà làm tới gần 3 năm mới xong cái hầm, đúng là làm nghèo đất nước”. BĐ honghailepvg cũng không kém bức xúc: “Ngao ngán vì thi công bầy hầy, không lo hoàn trả mặt đường bị hư hỏng, dẫn đến đọng nước, kẹt xe, bụi bặm…”.
BĐ hieuxxx@gmail.com nhận xét: “Phạt sớm hơn khoảng nửa năm trước thì tốt. Mà giờ phạt cũng được. Hy vọng tình trạng trên được cải thiện và không tái diễn”. Còn BĐ diendumexxx@gmail.com đề nghị: “Phải tính thêm phương án thay đổi nhà thầu, chứ xử lý như vậy không đem lại hiệu quả và làm kéo dài thời gian thi công công trình!”.
Đua nhau “tố” công trình bầy hầy
Nhiều BĐ cho rằng cần xử phạt thật mạnh tay đối với những công trình làm ẩu, qua loa, bầy hầy, không chỉ đối với những công trình lớn mà cả những công trình nhỏ lẻ nữa vì “nhan nhản khắp nơi”. BĐ besusi141 cho biết: “Nếu công trình nào mà cũng Sở GTVT cũng đi kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị thi công thì chắc người dân đâu có khổ? Điển hình như công trình thi công cáp ngầm trên đường Phạm Thế Hiển, Q.8. Con đường đang bằng phẳng ngon lành, thế mà sau khi đơn vị thi công xong trả lại mặt bằng là một con đường đầy chắp vá, lồi lõm… mưa thì lại ngập, dẫn đến tình trạng giao thông rất nguy hiểm trên tuyến đường này…”.
Bức xúc không kém, BĐ Thanh Thanh kể: “Nói thật, tôi chưa thấy một công trình nào mà sau khi tái lập mặt đường nhìn thấy vừa ý được. Hẻm khu vực nhà tôi, hết đào lên đặt cống, rồi đào đặt ống nước, rồi linh tinh đủ thứ… Giờ những chỗ “đào – lấp” cứ lồi lõm, nhấp nhô, ổ gà ổ vịt, đọng nước… rất dơ và nguy hiểm. Lúc lấp xong, các anh rút đi, nhìn quang cảnh bầy hầy không thể tả: chỗ này đống xà bần, chỗ kia đống rác, nơi nọ đống cát… Người dân phải tự bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh, có người phải mua ít xi măng về để “xử” bớt mấy cái ổ gà, ổ vịt. Hẻm đang đẹp, qua mấy cuộc “đào – lấp”, giờ nhìn mà đau lòng”.
“Những đơn vị thi công vô trách nhiệm cũng đồng nghĩa với kém chất lượng nên đưa vào danh sách đen để loại ra khi tham gia đấu thầu những công trình sau”, BĐ Duc Hoang Nguyen đề xuất.
* Ai sẽ chịu trách nhiệm những vụ tai nạn giao thông do mặt đường xấu ở giao lộ này?
Nguyễn Hưng
* Trước khi đình chỉ thi công phải tìm nhà thầu khác tiếp nhận thi công, chứ đình chỉ rồi để bầy hầy đó, đợi họ khắc phục thì chỉ khổ dân. Nếu họ không khắc phục, không lẽ cứ đợi hoài?
Anh Dung Do
Đề nghị Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị phía Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam và triển khai thực hiện việc tuyển chọn lao động kỹ năng đặc định theo quy định tại Thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước.
Ngày 20/9, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung có buổi tiếp và làm việc với ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản về các vấn đề Việt Nam - Nhật Bản cùng quan tâm, trong đó có chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng cho biết, sắp tới đây, Việt Nam - Nhật Bản sẽ tổ chức kỷ niệm 50 năm thiếp lập quan hệ ngoại giao. Bộ trưởng cảm ơn các cơ quan Nhật Bản trong việc phối hợp với Việt Nam triển khai nhiều chương trình hiệu quả, trong đó lĩnh vực hợp tác lao động và phát triển nguồn nhân lực đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản,
Theo Bộ trưởng thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam đã trình Chính phủ và Quốc hội sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm các quy định chính sách, nhất là vi phạm về thu phí.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Nhật Bản xem xét tiếp tục cải tiến các chương trình tiếp nhận thực tập sinh, chương trình lao động kỹ năng đặc định, đặc biệt là đánh giá lại chương trình tiếp nhận điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi,... để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, nghiệp đoàn hai bên trong phối hợp thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Nhật Bản xem xét mở rộng ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong các lĩnh vực phục vụ nhà hàng, khách sạn, lái xe, dịch vụ, bảo dưỡng trong ngành đường sắt đô thị và tàu cao tốc, thi công, xây dựng hệ thống công trình ngầm xử lý nước thải, môi trường đô thị vv.. là những ngành, nghề người lao động Việt Nam nhanh thích ứng, nâng cao được kỹ năng nếu qua đào tạo cơ bản.
Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị phía Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam và triển khai thực hiện việc tuyển chọn lao động kỹ năng đặc định theo quy định tại Thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước.
Ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản cho biết, tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm Nhật Bản, và tháng 5 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng đã đến thăm Việt Nam.
Theo Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản, chỉ trong nửa năm, cả hai nước đã thăm chính thức nhau, đây là minh chứng cụ thể nhất về quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ông Nakatani Gen tiếp thu và ghi nhận những ý kiến, đề nghị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực xúc tiến để thực hiện những đề xuất trên.
Chuẩn bị khởi công hầm chui nút giao Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng và nâng cấp Quốc lộ 6 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa báo cáo UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô; trong đó dự kiến khởi công dự án hầm chui tại nút giao Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng...