Công nhân đồng loạt nghỉ việc vì nhà máy có ma
Hàng nghìn công nhân của một nhà máy quần áo ở Bangladesh đã ngừng làm việc và biểu tình vì phát hiện trong nhà vệ sinh nữ có ma.
Sự việc bắt đầu khi một nữ công nhân tại nhà máy quần áo ở thành phố Gazipur la hét hoảng loạn, chạy lao ra khỏi nhà vệ sinh và nói với các đồng nghiệp rằng gặp ma trong đó. Chị này sau đó bị nôn ọe.
(Ảnh minh họa)
Sự việc trở nên trầm trọng khi hơn 3.000 công nhân khác đã hoảng sợ dây chuyền và phản kháng, trong đó hàng tá người đã cố tình phá hoại cả nhà máy trước khi cảnh sát sử dụng hơi ga để chế ngự đám đông.
Tình huống kì lạ này hoàn toàn có thể dễ hiểu nếu chúng ta xét về bối cảnh văn hóa, lịch sử và tâm lý của sự kiện. Đây không phải là lần đầu tiên công nhân làm việc tại các nhà máy ở Nam Á bỗng nhiên phát bệnh vì các vấn đề sức khỏe không thể giải thích được. Trong vòng từ tháng 6 đến tháng 9/2011, hơn 1.000 công nhân nhà máy giày dép, áo quần ở Campuchia đã đổ bệnh, cảm thấy choáng váng và buồn nôn. Sau khi được trị liệu và nghỉ ngơi, hầu hết trong số họ đã hồi phục và trở lại làm việc; một vài người vẫn còn một số triệu chứng kể trên. Kết quả kiểm tra khu vực nhà máy cho thấy không hề có chất độc hại hay chất gây ô nhiễm môi trường nào gây ra các chứng bệnh như vậy.
Sự việc tương tự như vậy đã xảy ra khá nhiều ở Bangladesh vào các tuần gần đây: hàng trăm công nhân ở thủ đô Dhaka, và các thị trấn khác đều than phiền kêu ốm với các triệu chứng như vậy, và dường như không có nguyên nhân nào được tìm thấy.
Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp kể trên đều do “chứng rối loạn phân ly tập thể” (Mass Hysteria). Chứng bệnh này thường bắt đầu khi một vài cá nhân cảm thấy áp lực, sau đó từ áp lực chuyển thành bệnh. Các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè cũng bắt đầu có những dấu hiệu tương tự qua lây nhiễm.
Chứng rối loạn phân ly tập thể thường xuyên xảy ra ở những nơi như trường học, bệnh viện, công sở và những nơi người ta hay phải chịu áp lực cao trong công việc. Đặc biệt, nỗi sợ hãi và lo lắng về điều kiện làm việc tại các nhà máy ở Bangladesh ngày càng tăng sau sự cố sập nhà máy quần áo đã gây nên cái chết của hơn 1000 công nhân.
Video đang HOT
Về bóng ma trong nhà vệ sinh nữ đã gây náo động ở trên, trường hợp này khá bất thường vì chứng rối loạn phân ly tập thể không liên quan đến ma quỷ. Tuy nhiên, dù là ma quỷ hay chứng rối loạn đều bắt đầu bằng những hiện tượng không bình thường và dường như không thể giải thích. Niềm tin vào ma quỷ khá phổ biến trong cộng động người Hồi giáo ở Bangladesh, và những chuyện xảy ra như tai nạn hay bệnh tật thường xuyên được quy lại là do tà linh.
Hiện chưa có phương pháp trị liệu chính thống nào cho chứng rối loạn phân ly tập thể này. Chứng bệnh tự đến và tự biến mất nhanh chóng. Nhà máy với đầy các chất hóa học, bụi vải, mùi vải, mùi máy móc, thêm vào đó là các áp lực tin thần và buồn chán là môi trường lí tưởng cho sự phát sinh chứng rối loạn này.
Tuy nhiên, các trường hợp rối loạn phân ly nói chung và trường hợp ma quỷ ở nhà máy vải nói trên có một sự khác nhau: Các công nhân nhà máy ở Gazipur biết chắc chắn họ đang nói đến cái gì, và họ cũng đã yêu cầu rõ ràng phương pháp giải quyết đậm chất văn hóa, đó là “thực hiện nghi lễ trừ tà”.
Và cũng làm theo yêu cầu đó, chủ của nhà máy đã tổ chức các lễ cầu nguyện tại nhà máy để đuổi tà. Nhà máy cũng phải đóng cửa trong vài ngày để mọi người có thể lấy lại tinh thần. Và như vậy, nhà máy sẽ hoàn toàn không có bóng ma nào cho đến khi một ai đó khác thấy một thứ gì đó khác thường.
Theo Anninhthudo
Cô bé tự kỷ trở thành họa sĩ lớn
Mặc dù mắc chứng bệnh tự kỷ từ nhỏ và lên 3 tuổi vẫn không nói nhưng Iris Grace Halmshaw (Market Harborough, Leicestershire)đã trở thành một hiện tượng mới trong giới nghệ thuật nước Anh.
Khi lên 3 tuổi, Iris vẫn không nói được và cha mẹ cô nhận thấy cô rất ít khi tiếp xúc bằng mắt với họ. Cô bé được chuẩn đoán đã mắc chứng bệnh tự kỷ. Bố mẹ của Iris đã dùng rất nhiều phương pháp trị liệu để giúp cô hòa nhập với xã hội nhưng hoàn toàn thất bại.
Lên 3 tuổi Iris vẫn không nói và được chuẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Cha mẹ cô bé đã dùng nhiều phương pháp trị liệu nhưng đều thất bại.
Và thật bất ngờ khi cô bé có hứng thú đặc biệt với màu sắc và tranh ảnh. " Khi tôi mang tới một giá vẽ, Iris đã rất ghét nó, nhưng khi đặt lên bàn sơn và giấy vẽ thì cô bé tỏ ra vô cùng yêu thích chúng", Arabella Carter-Johnson, mẹ của Iris nói.
Iris chỉ tiếp xúc với nghệ thuật như một phương pháp trị liệu cho bản thân. Nhưng khi các bức tranh đó được mẹ cô đăng lên Facebook, thì đã có rất nhiều phản ứng tích cực. Mọi người khắp nơi trên thế giới yêu thích tranh của cô bé và mong muốn được mua chúng.
Iris rất phấn khích khi được mẹ đưa cho các loại sơn màu.
"Có thể chứng bệnh tự kỷ đã mang tới cho Iris một phong cách và những hiểu biết về sắc màu mà những đứa trẻ trong độ tuổi của cô bé không có. Iris luôn tươi cười và phấn khích khi được tôi đưa cho các loại sơn màu".
Những tác phẩm của cô bé được nhiều người yêu thích khi được đăng trên Facebook.
Khi mang đấu giá trong một buổi từ thiện tại London, bức tranh của Iris đã được bán với giá 830 bảng Anh. " Gia đình tôi vô cùng bất ngờ và không thể tin được chính Iris đã vẽ bức tranh tuyệt vời đó", bà nói thêm.
Ông Michaela Butter- Giám đốc Embrace Arts (Trung tâm nghệ thuật Leicester) cho biết: "Những bức tranh của Iris được thể hiện rất tốt. Tình trạng khuyết tật không hề là trở ngại với sự sáng tạo".
Trong một buổi đấu giá, tranh của Iris đã được bán với giá 830 bảng Anh.
Hiện nay, tình trạng của Iris đã được cải thiện rất nhiều. Cô bé đã chơi cùng bố mẹ với thái độ hạnh phúc hơn. "Chúng tôi bắt đầu với các trò chơi, có nhiều buổi nói chuyện, các liệu pháp âm nhạc...Và với sự giúp đỡ của các chuyên gia trị liệu, Iris đã có những thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn", mẹ cô bé cho biết.
Iris đã bán được 8 bức tranh. Toàn bộ số tiền bán tranh sẽ được chi trả cho việc trị liệu chứng bệnh tự kỷ của cô bé.
Tình trạng của Iris đã được cải thiện nhiều. Cô bé đã vui chơi cùng bố mẹ với thái độ hạnh phúc hơn
Gia đình Iris cũng hi vọng sẽ mở một cuộc triển lãm ở London để hướng tới đông đảo công chúng và những gia đình có con bị tự kỷ. "Tôi nghĩ rằng, câu chuyện của Iris là một nguồn cảm hứng và an ủi cho bất kỳ bậc phụ huynh nào có con tự kỷ".
Theo Soha
Nạn nhân mất tích xuất hiện ngay trong phóng sự đưa tin về mình Một người đàn ông bị chứng bệnh mất trí nhớ, nạn nhân của một vụ mất tích, đã bất ngờ xuất hiện ngay trên phóng sự trực tiếp đang đưa tin về sự kiện mất tích của ông. Robert McDonough, 73 tuổi, một người bị mắc chứng bệnh mất trí nhớ, đã bị mất tích khỏi nhà của ông ở thị trấn Limington,...