Công nghệ ‘tự chế’ của sinh viên sát thực tiễn cuộc sống
Thu hút hơn 100 đội thi sinh viên tham dự, cuộc thi thiết kế hệ thống trên nền chip vi điều khiển (MCU) 2012 đã nhận được nhiều ý tưởng công nghệ thú vị có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Lần thứ 2 có mặt tại Việt Nam, cuộc thi MCU 2012 do Texas Instruments – công ty chuyên về điện tử bán dẫn và công nghệ xử lý tín hiệu tương tự – số tổ chức đã thu hút 136 đội tham gia, đến từ khối cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Tại đây, các đội tham gia “so tài” qua việc lập trình chức năng sáng tạo cho thiết bị điện tử mong muốn trên bo mạch MCU mẫu hoặc tự thiết kế phần cứng, phần mềm riêng trên nền bộ xử lý chính là MSP430 hoặc ARM Cortex-M3 của Texas Instruments.
Ngoài ra, các đội sinh viên còn được rèn luyện khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh và bảo vệ đề tài trong các tình huống vấn đáp với ban giám khảo. Ngoài tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng, ba đội đứng đầu toàn quốc còn có cơ hội nhận học bổng Sunflower Mission’s Engineering & Technology. Kết quả chung cuộc, các đội đạt giải cao nhất cuộc thi là ChipFC (đại học Bách Khoa TP HCM), đội P2K và Anonymous đều của đại học Đà Nẵng.
Đội ChipFC giành giải nhất cuộc thi với dự án “ Ngôi nhà thông minh”.
Giành giải nhất của cuộc thi năm nay là dự án “Ngôi nhà thông minh” của đội ChipFC với thiết kế về một hệ thống quản lý hiện đại và hoàn chỉnh cho ngôi nhà lý tưởng, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của các thành viên trong gia đình. Nhờ đó, chỉ cần thao tác qua smartphone, người dùng có thể can thiệp từ xa, điều hành hệ thống chiếu sáng, điều hòa, toàn bộ hệ thống thiết bị điện tử trong nhà… đồng thời được cảnh báo về an ninh, sự cố. Với khả năng mở rộng cao đến các thiết bị điện tử khác nhau, dự án này được đánh giá là rất khả thi và kỳ vọng sẽ áp dụng rộng rãi trong tương lai, nâng cao chất lượng cuộc sống của con ngưới.
Hai dự án khác đến từ đội Anonymous và P2K giành giải nhì và ba chung cuộc cũng cho thấy sự gắn bó của ý tưởng với thực tiễn. Trong đó, Anonymous chọn lĩnh vực thăm dò và cứu hộ trong hoạt động khoáng sản tại Việt Nam với dự án “ Robot vượt chướng ngại vật”. Cỗ máy của đội được “trao” nhiệm vụ hỗ trợ và góp phần đảm bảo an toàn cho con người trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt như hầm mỏ, công trường ở Việt Nam. Màn biểu diễn thực tế của robot cũng như phần diễn giải tốt đã mang lại danh hiệu “Thuyết trình xuất sắc” cho đội á quân này.
Robot vượt chướng ngại vật của đội Anonymous.
Dự án đoạt giải Ba của đội P2k có tên gọi “Hệ thống đo điện tim và giám sát cảnh báo qua giao tiếp không dây” thể hiện việc ứng dụng sáng tạo công nghệ giao tiếp không dây trong lĩnh vực y tế, góp phần kéo dài tuổi thọ, chăm sóc sức khỏe con người. Điều này có thể áp dụng vào việc chế tạo thiết bị ý tế thực tế.
Video đang HOT
Máy đo điện tâm đồ và hệ thống cảnh báo qua giao tiếp không dây của đội P2K.
Thầy Vũ Trọng Thiên, Giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Đại học Bách Khoa TP HCM cho biết ngay khi vừa có thông báo về cuộc thi, các sinh viên trong trường, đặc biệt là các bạn trong câu lạc bộ phần cứng máy tính BKIT đã háo hức đăng ký tham dự. “Các em đã làm việc rất hăng say và nhiệt huyết. Có những hôm, tôi thấy các em gần như là thức trắng đêm làm việc miệt mài. Tôi thực sự rất khâm phục ý chí, niềm đam mê và sự nhiệt huyết của các em”, thầy chia sẻ.
Là người đã chứng kiến quá trình thực hiện dự án của đội ChipFC, từ những ngày đầu bắt tay làm đến khi chinh phục giải thưởng, thầy Thiên thấy các thành viên trong đội đã trưởng thành rất nhiều: từ cách tư duy độc lập, đưa các ý tưởng sáng tạo vào sản phẩm, cho đến kỹ năng làm việc – phối hợp nhóm, thuyết trình…
“Theo tôi, các em đã bước đầu vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức được học trên lớp và tự tìm hiểu vào thực tế. Việc tổ chức ra cuộc thi này có ý nghĩa không chỉ đối với sinh viên dự thi mà con giúp đỡ việc giảng dạy rất nhiều. Các em không chỉ cần những đề tài được giao mà còn cần học cách xây dựng ý tưởng và hiện thực, hoàn thiện nó”, thầy Thiên nói.
Đồng quan điểm, nhiều giáo viên và sinh viên cũng hy vọng, thời gian tới, cuộc thi ngày càng mở rộng quy mô để các bạn sinh viên được tiếp cận và ứng dụng kiến thức học được ở nhà trường vào thực tế ứng dụng. Đây còn là sân chơi bổ ích để các bạn yêu công nghệ tham gia trải nghiệm, tranh tài, chia sẻ kiến thức, từ đó thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ.
Ngọc Bích
Theo VNE
Nhìn về cuộc thi thiết kế MCU - Sáng tạo trẻ vì cuộc sống
Cuộc thi Thiết kế MCU (lập trình ứng dụng trên hệ thống các chip vi điều khiển) do Texas Instruments (TI) tổ chức dành cho sinh viên khối ngành công nghệ trên toàn quốc đã khép lại vào đầu tháng 11 với chiến thắng thuộc về đội ChipFC, trường ĐH Bách khoa TPHCM.
Từ những khó khăn...
Những tưởng rằng với một dự án xây dựng thiết bị hoàn toàn mới thì khó khăn sẽ nằm ở việc thu thập đủ các linh kiện lắp ráp. Thế nhưng vấn đề này đã được giải quyết rất gọn với sự hỗ trợ từ Ban tổ chức khi tạo điều kiện trực tiếp chuyển các thiết bị từ Mỹ về Việt Nam.
Chướng ngại vật lớn nhất của các bạn sinh viên chính là thiếu sự tư vấn từ những chuyên gia trong ngành, những người đã rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực của dự án. Mặc dù Ban tổ chức cũng hỗ trợ thêm bằng các buổi hội thảo, tư vấn, theo như đội Anonymous, một trong những đại diện lọt đến vòng chung kết toàn quốc thì các bạn vẫn mong đợi có được nhiều hơn các buổi trao đổi tương tự vì nó không chỉ giúp thí sinh giải quyết các khó khăn của mình mà còn học hỏi nhiều kiến thức mới, giúp ích cho công việc nghiên cứu.
Điển hình như đội P2K với "Máy đo điện tâm đồ và cảnh báo qua giao tiếp không dây", cả đội đã lo lắng đến "mất ăn mất ngủ" bởi những yêu cầu chuyên môn tự đặt ra là một hệ thống nhỏ gọn, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chức năng trong khi thiếu sự hỗ trợ chuyên môn từ chuyên gia lĩnh vực vì số người nghiên cứu Điện tử Y Sinh tại Đà Nẵng rất ít và cũng chỉ dừng lại ở bảo trì, sửa chữa thiết bị y tế. Đội P2K cũng là một trong những đội gặp may mắn khi cuối cùng đã nhận được sự hỗ trợ từ một giám đốc công ty thiết bị vật tư y tế với những lời khuyên theo nhóm là "hết sức bổ ích".
... Đi đến chiến thắng ý nghĩa
Với dự án "Ngôi nhà thông minh" (Smarthome), đội ChipFC với 3 thành viên là Lâm Xuân Hưng, Phạm Hữu Nhân và Phan Văn Vinh đến từ trường ĐH Bách khoa TPHCM đã thuyết phục thành công Ban giám khảo cũng như các đội đối thủ để giành ngôi vị cao nhất.
Đó không chỉ là ý tưởng hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước cho cuộc sống hiện đại của người Việt mà còn là sự thông minh, dí dỏm đúng chất sinh viên trong phần video minh họa "Câu chuyện một ngày của Ngôi nhà" trên nền nhạc Gangnam Style, tất cả đã góp phần tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong những người tham dự, đưa các bạn đến ngôi vô địch cuộc thi.
Dự án này là thiết kế một hệ thống quản lý hiện đại cho ngôi nhà của mình, trong đó ngôi nhà sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của các thành viên trong gia đình như tự động điều chỉnh hệ thống chiếu sáng, điều hòa, cũng như cho phép can thiệp toàn bộ hệ thống điện tử từ xa chỉ với vài thao tác với ứng dụng được lập trình riêng cho smart phone. Bên cạnh đó, nếu ngôi nhà gặp một sự cố hay có trộm, hệ thống sẽ tự động thông báo đến điện thoại của chủ nhà, giúp chủ nhân theo dõi và bảo vệ tổ ấm của mình một cách kỹ lưỡng hơn.
Dự án Ngôi nhà thông minh của đội ChipFC được trao giải nhất cuộc thi thiết kế ứng dụng trên MCU của TI.
Về ý tưởng xuất phát của dự án, các bạn sinh viên ChipFC đã chia sẻ: "Ý tưởng của đề tài xuất phát từ thực tiễn khi cả nhóm thấy xã hội mình ngày càng tiến bộ, công nghệ ngày càng tiên tiến thì đời sống con người phải được cải thiện hơn, mà ngôi nhà chính là nơi gắn bó với con người nhất, chia sẻ nhiều điều với con người nhất.
Chính vì thế, nhóm đã chọn phát triển dự án "Ngôi nhà thông minh". Đây không phải lần đầu tiên dự án "Ngôi nhà thông minh" được giới thiệu cho người Việt nhưng là lần đầu tiên một nhóm các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường thực hiện ý tưởng thành công với mô hình minh họa. Với khả năng mở rộng cao đến các thiết bị điện tử khác nhau, dự án kỳ vọng mang lại bước tiến lớn không chỉ cho ngành quản lý cơ sở hạ tầng mà còn giúp từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
Cũng xuất phát từ óc quan sát tinh tế để đưa ra những giải pháp kỹ thuật phục vụ cuộc sống, đội Anonymous và P2K cùng đến từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng lần lượt giành giải Nhì và Ba chung cuộc. Đội Anynomous giới thiệu dự án "Robot vượt chướng ngại vật" với mục đích hỗ trợ cho việc thăm dò, cứu hộ cứu nạn ở trong các hầm mỏ, công trường ở Việt Nam, đồng thời cũng nhận được giải Thuyết trình xuất sắc của cuộc thi. Dự án đoạt giải Ba của đội P2k có tên gọi "Hệ thống đo điện tim và giám sát cảnh báo qua giao tiếp không dây" cũng với mong muốn áp dụng công nghệ vào y học, nâng cao chất lượng sống, chăm sóc sức khỏe con người.
Không chỉ là tôn vinh...
Kéo dài gần nửa năm, cuộc thi không dừng lại ở việc phát hiện và tôn vinh những tài năng Việt mà còn khởi động cả một phong trào sáng tạo và áp dụng chuyên môn nhà trường vào những ứng dụng gần gũi phục vụ cuộc sống trong cộng đồng sinh viên.
Ba đội đạt giải cao nhất cuộc thi thiết kế ứng dụng trên MCU lần II, 2012. Từ trái qua: Đội ChipFC, P2K và Anonymous chụp cùng đại diện TI và các trường ĐH tham dự.
Thực tế, không chỉ các tác phẩm đoạt giải gây được ấn tượng với Ban giám khảo mà tất cả 136 dự án của các đội mang đến cuộc thi thiết kế MCU lần II đều cho thấy sự thông minh, sáng tạo của sinh viên Việt Nam.
Ngoài thành công trong việc giúp phát hiện và khuyến khích những tài năng trẻ, thầy Vũ Trọng Thiên, giảng viên tư vấn của đội ChipFC còn cho rằng cuộc thi đã giúp gắn kết những sinh viên yêu công nghệ nói riêng và những người làm trong lĩnh vực công nghệ nói chung. Trong đó, những thành viên cộng đồng được khuyến khích cùng tham gia trải nghiệm, chia sẻ kiên thức để thúc đẩy một phần nào đó "những bước tiến hết sức quan trọng trong lĩnh vực khoa học công nghệ của đất nước."
Phát biểu trong vòng chung kết cuộc thi, Tiến sĩ Lin Kun-Shan, Phó Chủ tịch của tập đoàn TI cho biết: "Qua 2 cuộc thi thiết kế MCU với hàng trăm ý tưởng thú vị, chúng tôi nhận thấy các bạn sinh viên Việt Nam không chỉ thông minh, năng động mà còn là những người có óc quan sát và mong muốn đưa tài năng của mình phục vụ đất nước và cuộc sống. Cuộc thi đã không dừng lại ở việc khuyến khích óc sáng tạo mà còn mở ra các cơ hội giúp các bạn sinh viên thoải mái trao đổi kiến thức về chuyên môn lẫn thực hành với bạn bè trên toàn quốc và các chuyên gia trong lĩnh vực.
Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng sân chơi ra trên phạm vi quốc tế để các bạn sinh viên trên thế giới có cơ hội giao lưu và học hỏi lẫn nhau".
Theo dân trí
Ngôi nhà thông minh đoạt giải nhất Ngày 1.11, vòng chung kết toàn quốc cuộc thi "Thiết kế với TIMCU 2012" diễn ra tại Đà Nẵng. 9 đội đến từ các trường ĐH trên cả nước đã tham gia thi thiết kế hệ thống các chip vi điều khiển (MCU). Chung cuộc, giải nhất với phần thưởng 2.000 USD thuộc về nhóm tác giả: Lâm Xuân Hưng, Phạm Hữu Nhân,...