Công nghệ… “tối mật” in báo Lao Động tại Đà Nẵng
Ngoại trừ vài báo điện tử, suốt mấy mươi năm qua, đến thời điểm này, Lao Động vẫn là cơ quan báo chí mạnh về công nghệ. Từ đầu những năm 90, Lao Động là tờ báo đầu tiên xuất bản Lao Động Chủ nhật 16 trang 4 màu; sau đó là Lao Động điện tử và cuối cùng là nhật báo bốn màu khổ A0.
Từ đột phá thời của Tổng Biên tập Tống Văn Công, rực rỡ giai đoạn Phạm Huy Hoàn, cho đến hiện nay là Nguyễn Ngọc Hiển, với khả năng tự chủ hoàn toàn về công nghệ, như một truyền thống, các Tổng Biên tập Báo Lao Động đều mê và giỏi công nghệ thông tin. Đặc biệt, giai đoạn Lao Động lên nhật báo 7 kỳ/tuần, báo đã “phát minh” ra công nghệ chế bản ảnh màu trên phim slide, góp phần in thành công báo Lao Động màu tại Đà Nẵng cùng lúc với hai đầu Hà Nội, Sài Gòn, đồng thời làm lợi hàng tỉ đồng.
Trước năm 1998, Báo Lao Động chỉ có hai điểm in đặt tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Từ đây, 5 giờ sáng, báo được đưa lên máy bay chuyển vào khu vực Miền Trung gồm, 15 tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên. Xa hàng nghìn cây số như vậy, nên bạn đọc khu vực này đều phải đọc báo nguội ít nhất sau một ngày; vùng sâu vùng xa có lúc lên 3, 4 ngày là thường… Số lượng phát hành tại khu vực Miền Trung- Tây Nguyên (MT-TN) lúc này chiếm khoảng 1/3 toàn quốc với 17.000-20.000 tờ/kỳ.
Dù muộn, nhưng bạn đọc vẫn háo hức đón chờ cầm tờ Lao Động bốn màu trong tay, dù là tin tức đã nguội ngắt. Thịnh tình của độc giả là vậy, nhưng với Ban Biên tập báo, đây vẫn là mối day dứt lớn… Hơn hết định hướng tiến đến nhật báo từ 3 kỳ/tuần đòi hỏi, ít nhất 2/3 số độc giả phải được đọc ngay báo Lao Động trong ngày; các thành phố lớn phải đọc báo cùng lần với Hà Nội, Sài Gòn, Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn (lúc này) vẫn hạ quyết tâm, bằng mọi giá in được báo Lao Động tại Đà Nẵng và Trưởng phòng kỹ thuật Nguyễn Ngọc Hiển, là người chịu trách nhiệm chính, cùng Văn phòng MT-TN tổ chức thực hiện.
Lúc này chỉ có Nhà in báo Nhân Dân tại Đà Nẵng đủ khả năng đáp ứng, nhưng Ban giám đốc đặt vấn đề, nếu Lao Động hợp đồng in tại đây, thì mới sắm máy in cuộn 4 màu, vì bản thân báo Nhân Dân lúc đó chỉ in 2 màu đen trắng, nên không có nhu cầu. Nhưng đó chưa là vấn đề nan giải khi kỹ thuật chế bản phim in 4 màu lúc này cả nước chỉ có Trung tâm Dịch vụ giá trị gia tăng (VDC) làm được. Nếu in tại Đà Nẵng, riêng chi phí phim đã gần 1/3 giá báo. Không giải quyết được vấn đề chủ động kỹ thuật chế bản màu, “giấc mơ” in ấn nhật báo Lao Động tại Đà Nẵng sẽ tan như bong bóng.
Video đang HOT
Lúc này Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn, cùng Trưởng phòng Nguyễn Ngọc Hiển ra, vào Đà Nẵng như con thoi, tìm phương thức ráp các đầu mối, giải pháp kỹ thuật… Lưu ý thời điểm này, mạng Internet chỉ truyền được ở tốc độ cao nhất đến 56.6Kb/s trên modem, nên khi dữ liệu của tờ báo truyền tải từ nơi này đến nơi khác có dung lượng lớn có lúc mất đến hàng giờ.
Và cuối cùng sau nhiều tháng mày mò, thử nghiệm, một công nghệ đã được Trưởng phòng kỹ thuật Nguyễn Ngọc Hiển, ứng dụng thành công. Toàn bộ ảnh màu in trên báo Lao Động được chế bản thủ công bằng phần mềm Photostyler, in trên tấm phim slide khổ A3 được bán rất sẵn trên các quầy văn phòng phẩm. Giá thành in phim bằng công nghệ này chưa đến 1/10 của VDC, nên thậm chí công in, giá giấy in báo tại Đà Nẵng còn rẻ hơn cả hai đầu. Đây là một công nghệ mà toàn bộ nhân viên kỹ thuật có liên quan, lúc này buộc phải “thề” giữ bí mật vì tất cả các báo đều quan tâm. Kể cả Cty VDC cũng tìm mọi cách tìm hiểu, nhưng đành lắc đầu… chào thua.
Và rạng sáng 6.6.1998, cùng giờ với hai đầu Hà Nội, Sài Gòn, quả bóng khai mạc World Cup lăn trên sân cỏ nước Pháp, Tin nhanh World Cup Lao Động France &’88 – 8 trang khổ A4 – đồng thời cũng có mặt trên các sạp báo ở Đà Nẵng cùng với hai đầu Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, làm tiền đề Lao Động in nhật báo tại Đà Nẵng, đánh dấu mốc phát triển vượt bậc của báo Lao Động, đưa tờ báo vào danh sách 200 tờ báo nổi tiếng nhất trên thế giới thời bấy giờ.
Theo TriThucTre
Phạt 200 triệu đồng nếu vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn có vai trò rất quan trọng, thường chiếm 40 - 70% chi phí sản xuất. Nhưng với "ma trận" các loại thức ăn cả sản xuất trong nước và nhập khẩu, với nhiều nhãn hiệu và tên gọi, nếu không có các biện pháp quản lý chặt chẽ thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi trồng cũng như chất lượng sản phẩm.
"Ma trận" của 3.000 sản phẩm
Chia sẻ tại hội thảo quốc gia về giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn thức ăn trong nuôi trồng thủy sản vừa được Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) tổ chức, ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, năm 2017, trên thị trường có tới 3.061 sản phẩm thức ăn thủy sản được xác nhận lưu hành, trong đó thức ăn là 1.877 sản phẩm (trong nước 1.634 sản phẩm, nhập khẩu 243 sản phẩm); bổ sung môi trường nuôi là 1.184 sản phẩm (trong nước 1.114 sản phẩm, nhập khẩu 70 sản phẩm).
Có quá nhiều sản phẩm thức ăn thủy sản được lưu hành trên thị trường nên rất khó cho công tác quản lý. Ảnh: T.L
Năm 2017, cả nước có 218 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 31 triệu tấn; trong đó, công suất thiết kế cho thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản 5,8 triệu tấn; nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi 18,1 triệu tấn, tương đương 5,5 tỷ USD.
Theo định hướng phát triển, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu: công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định; có chất lượng phù hợp đã được công bố áp dụng; thông tin về sản phẩm đã gửi đến Bộ NNPTNT theo quy định. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng. Quy định là vậy nhưng việc kiểm tra, giám sát chất lượng vẫn còn nhiều khó khăn do có quá nhiều sản phẩm trong khi lực lượng chức năng lại quá mỏng.
Đơn cử như tại Nam Định, theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NNPTNT Nam Định), toàn tỉnh có 51 đại lý và nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ chuyên cung cấp đa dạng các loại sản phẩm vật tư thủy sản, trong đó có thức ăn thủy sản. Điều đó khiến các cơ quan chức năng khó kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, người nuôi cũng lúng túng khi lựa chọn.
Còn theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu kháng sinh tăng hơn so với năm 2017 (19/1.123 mẫu chiếm 1,69%, 6 tháng đầu năm 2017 là 0,58%) cho thấy việc tăng cường kiểm soát sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản là một đòi hỏi cấp thiết.
Có thể phạt đến 200 triệu đồng
Đây là một trong những quy định tại Nghị định 64/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu lực từ ngày 22.6.2018.
Nghị định nêu rõ, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại nghị định này bao gồm: Vi phạm quy định theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản gồm các vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; mua bán, nhập khẩu, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá hạn sử dụng; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.
Ông Trần Công Khôi cho rằng, thời gian qua công tác quản lý thức ăn thủy sản đã được đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ trong việc đăng ký lưu hành sản phẩm. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và phân phối sản phẩm thức ăn thủy sản hiện còn nhiều bất cập như nhiều cơ sở, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ lại trên địa bàn rộng; trong khi lực lượng thanh, kiểm tra còn mỏng nên việc kiểm tra chưa thực hiện liên tục. Vì vậy, Nghị định 64 được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong quản lý thức ăn thủy sản khi mức phạt tăng đáng kể, đảm bảo tính răn đe.
"Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự phối hợp tốt hơn nữa giữa các đơn vị có liên quan; đồng thời, đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm; giúp người nuôi trồng thủy sản tiếp cận được với những sản phẩm chất lượng, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất"- ông Khôi nhấn mạnh.
Theo Danviet
Sở GD&ĐT Phú Thọ ký hợp tác truyền thông với Báo Giáo dục và Thời đại Ngày 27/4 tại Thành phố Việt Trì, Báo Giáo dục và Thời đại cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ tổ chức ký biên bản ghi nhớ về hợp tác truyền thông. Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ tặng hoa chúc mừng sự hợp tác giữa hai đơn vị Dự lễ ký kết có Chủ tịch...