Công nghệ thực phẩm giải bài toán an ninh lương thực châu Á
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, sự đứt gãy của chuỗi cung ứng cũng như khí hậu khắc nghiệt đã đẩy giá thực phẩm tăng vọt, tiềm ẩn nguy cơ một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài tại châu Á.
Năm ngoái, khu vực này cũng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói, với hơn 489 triệu người không được tiếp cận lương thực đầy đủ, chứng kiến mức tăng tới 112,3 triệu người chỉ tính trong 2 năm qua. Tác động kinh tế bởi đại dịch Covid-19, cùng các bất ổn địa chính trị và tình hình suy thoái kinh tế, càng khiến tình hình trở nên tồi tệ.
Châu Á đang là nơi tập trung nhiều ý tưởng về công nghệ thực phẩm (food-tech), có khả năng thay đổi vấn nạn thiếu hụt lương thực.
PwC, Temasek và Rabobank dự báo đến năm 2030, khoảng 65% tầng lớp trung lưu thế giới sẽ sinh sống ở châu Á. Theo đó, tổng chi tiêu cho thực phẩm tại đây dự kiến tăng gấp đôi lên 8.000 tỷ USD và “châu Á sẽ không thể tự nuôi sống mình”.
Foodtech sẽ là “cứu cánh”?
Châu Á đang là nơi tập trung nhiều ý tưởng về công nghệ thực phẩm (food-tech), có khả năng thay đổi vấn nạn thiếu hụt lương thực hay giá cả quá cao để đưa thực phẩm tới với nhiều người. Sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm hay sử dụng thực phẩm in 3D là những nỗ lực dẫn đầu để giải bài toán “cơm ăn” cho hàng tỷ người dân.
“Công nghệ thực phẩm có khả năng giảm thiểu áp lực lên việc sử dụng đất để canh tác và chăn nuôi, giảm tiêu thụ nước, tăng năng suất và đáp ứng được nhu cầu mà không tiêu tốn tài nguyên cũng như cải thiện thành phần dinh dưỡng của sản phẩm”, Gautam Godhwani, quản lý đối tác tại Good Startup, công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực protein thay thế, cho hay.
Eat Just, một startup Singapore đi đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm dựa trên công nghệ, đang tiến hành sản xuất thịt gà trong phòng thí nghiệm từ sinh thiết, trứng hay thậm chí từ lông gà. Theo đó, các tế bào thịt được nhân lên trong một bể thép không gỉ, gọi là lò phản ứng sinh học. Chúng được nuôi bằng hỗn hợp nước chứa các chất dinh dưỡng như carbonhydrate, axit amin, khoáng chất, chất béo hoặc vitamin.
Video đang HOT
“Thay vì nuôi cả một con vật, chúng tôi chỉ sản xuất những gì được sử dụng làm thực phẩm”, Eat Just cho biết. “Điều này có nghĩa công ty sử dụng ít tài nguyên hơn, nhanh chóng tăng trưởng chỉ trong vài tuần thay vì vài tháng hoặc vài năm. Sau đó sản phẩm thu hoạch có thể được đưa tới các đầu bếp chế biến với nhiều định dạng, từ xúc xích, gà xé cho đến ức gà nướng”.
Hiện Eat Just sản xuất khoảng 1.000 kg thịt gà mỗi năm và có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất mới tại Singapore lên quy mô 10 tấn/năm.
Trong khi đó, CellX, startup nông nghiệp tại Thượng Hải đang sử dụng công nghệ in 3D nâng cao để sản xuất thịt bò và heo trong phòng thí nghiệm. Với công nghệ này, con người có thể kiểm soát toàn bộ hương vị, kết cấu, màu sắc, kích cỡ, chất dinh dưỡng hay khả năng tiêu hoá của sản phẩm.
“Nông nghiệp tế bào sử dụng ít tài nguyên hơn đáng kể và thải ra ít carbon hơn”, Ziliang Yang, đồng sáng lập và CEO CellX cho biết.
Cũng trong năm nay, Trung Quốc đã đưa thịt nuôi từ phòng thí nghiệm và các loại protein thay thế vào chương trình 5 năm phát triển nông nghiệp quốc gia.
Tiềm năng lớn, hút tiền đầu tư
Theo Boston Consulting Group và Blue Horizon, protein thay thế gồm các loại thịt nuôi trong phòng thí nghiệm đến nay chỉ chiếm 2% thị trường toàn cầu, nhưng có thể đạt thị phần 11%, tương đương 290 tỷ USD vào năm 2035.
Mặc dù công nghệ cho lĩnh vực này còn sơ khai và thói quen tiêu dùng gắn liền với thịt truyền thống sẽ là một cản trở với thực phẩm sản xuất trong phòng thí nghiệm, nhưng các nhà đầu tư đã sẵn sàng rót vốn vào cuộc đua cho tương lai.
Lĩnh vực công nghệ thực phẩm, từ việc nuôi thịt cấy trong phòng thí nghiệm đến các trang trại đô thị thông minh, đã nhận được khoản đầu tư mạo hiểm kỷ lục 12,8 tỷ USD vào năm ngoái, gấp đôi số tiền nhận được trong năm 2020, theo CrunchBase.
Một nửa trong số đó đổ vào những công ty nghiên cứu sản phẩm thay thế cho các loại thịt, hải sản và sữa truyền thống.
TurtleTree là công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học đang sản xuất từ các tế bào. Giống như Eat Just, công ty này hoạt động ở cả California và Singapore, nhằm dễ dàng tiếp cận vốn tại thung lũng Silicon và tranh thủ sự ủng hộ về chính sách tại quốc gia Đông Nam Á.
Bằng cách nuôi dưỡng tế bào sản xuất ra thành phần của sữa trong lò phản ứng sinh học, TurtleTree kỳ vọng có thể tạo ra các sản phẩm gốc sữa như kem, pho mát hay bơ. Quá trình lên men chính xác cho phép con người có khả năng lập trình các vi sinh vật để tạo ra hầu hết mọi phân tử hữu cơ phức tạp.
Hiệu quả sản xuất cao hơn, quá trình chế biến thân thiện môi trường so với ngành công nghiệp sữa truyền thống trị giá 800 tỷ USD toàn cầu, sữa tế bào đang nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả ở khu vực tư nhân và nhà nước.
Đến nay, startup này đã nhận được gần 40 triệu USD kể từ khi ra mắt vào năm 2019. Công ty có kế hoạch thương mại hoá các thành phần sữa nuôi cấy từ tế bào trong tương lai gần. Trước mắt, TurtleTree đang nghiên cứu giảm chi phí sản xuất lactoferrin, một loại protein có lợi cho sức khoẻ đường ruột và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Hiện tại, chiết xuất lactoferrin từ gia súc rất đắt đỏ với giá thị trường dao động từ vài trăm USD đến 2.000 USD/kg. Đồng nghĩa với việc loại protein này chỉ được ưu tiên trong một số sản phẩm chuyên biệt như dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, thay vì sử dụng làm thực phẩm hàng ngày cho người lớn.
“Mục tiêu của chúng tôi là phát triển loại protein chức năng này một cách bền vững và giảm thiểu chi phí sản xuất… Điều đó sẽ cho phép mọi người tận hưởng lợi ích của lactoferrin thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày”, đồng sáng lập và CEO TurtleTree, Lin Fengru cho biết.
Các nhà bán lẻ công nghệ ồ ạt 'lấn sân' thị trường thuốc
Nguồn tin của Vietnamnet cho hay một công ty bán lẻ công nghệ đang lên kế hoạch lấn sân sang bán thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế.
Mới đây, một công ty bán lẻ công nghệ đã lên kế hoạch nhảy vào thị trường bán thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế. Đây là công ty có tiềm lực và độ bao phủ thị trường tốt. Hiện công ty này chưa tiết lộ kế hoạch cho mảng thị trường mới của họ. Nếu công ty này nhập cuộc thì trường thì đây sẽ là nhà bán lẻ công nghệ thứ ba tham gia thị trường phân phối thuốc sau Thế giới Di Động và FPT.
Theo con số của Thế Giới Di Động, quy mô toàn thị trường bán lẻ dược phẩm vào khoảng 8,2 tỷ USD. Trong đó, phần lớn doanh thu nằm ở các nhà thuốc trong bệnh viện, còn lại khoảng 2,2 tỷ USD dành cho nhà thuốc bên ngoài - đây không phải con số lớn, song nó vẫn là cơ hội và có khoảng trống để các nhà bán lẻ công nghệ nhảy vào.
Hiện Long Châu có hơn 700 cửa hàng tại 63 tỉnh thành và trở thành nhà thuốc có độ phủ lớn nhất cho đến thời điểm này.
FPT vẫn đang tiếp tục mở rộng chuỗi phân phối thuốc Long Châu, áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá, nhất là ở các địa phương. Theo đó, Long Châu không áp dụng chính sách giá thống nhất trên toàn hệ thống mà sẽ bán với giá rẻ hơn tại các tỉnh thành nơi người dân có thu nhập trung bình thấp. Điều này làm giảm biên lợi nhuận trong thời gian đầu, nhưng sẽ tăng hiệu quả và lợi thế quy mô cho chuỗi nhà thuốc.
"Hiện Long Châu có hơn 700 cửa hàng tại 63 tỉnh thành và trở thành nhà thuốc có độ phủ lớn nhất cho đến thời điểm này. Chúng tôi tập trung chiến lược để có mức giá cạnh tranh nhất và bắt đầu có lãi", đại diện chuỗi Long Châu nói.
Trước đó, năm 2017, Thế Giới Di Động đã mua lại nhà thuốc Phúc An Khang, đổi tên thành An Khang và dồn lực phát triển khi nhận thấy cơ hội hậu Covid-19. Các nhà thuốc liên tục được nhân rộng, nằm trong top đầu tăng trưởng và dần rút ngắn khoảng cách với những đối thủ như Long Châu, Pharmacity...
Thế Giới Di Động hiện có trên 500 cửa hàng thuốc. Mức doanh thu còn thấp, nhưng đây là lĩnh vực có nhiều dư địa để tăng mạnh doanh số khi nhu cầu của người tiêu dùng rất lớn.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động chia sẻ với ICTnews: "Điểm giống nhau của ngành bán lẻ dược phẩm hiện nay với ngành điện thoại chục năm trước chính là kênh bán lẻ truyền thống đang chiếm thị phần lớn. Tôi tin rằng khi các chuỗi dược phẩm hiện đại mở ra thì các kênh truyền thống sẽ bị thu hẹp".
"Cuối năm nay, doanh thu dự kiến toàn chuỗi An Khang khoảng trên 2.000 tỷ đồng. Năm sau nếu chúng tôi đủ 2.000 cửa hàng thì con số sẽ tăng lên nhiều hơn. Hiện nay, các nhà thuốc cũng đủ thời gian để tạo doanh thu. Chúng tôi đã qua thời gian "gieo", giờ bắt đầu "gặt". Với doanh thu 500-600 triệu/cửa hàng/tháng, mở dần dần lên 2.000 cửa hàng vào cuối năm sau thì dự kiến doanh thu khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng/năm", ông Đoàn Văn Hiểu Em nói.
Việc các nhà bán lẻ công nghệ dồn dập nhảy vào lĩnh vực bán lẻ thuốc và thiết bị y tế có thể dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ giống như họ đã làm với thị trường bán lẻ điện thoại. Rất có thể nhiều nhà thuốc tư nhân nhỏ sẽ không thể cạnh tranh nổi với các chuỗi bán lẻ thuốc của FPT hay Thế Giới Di Động giống như việc biến mất của hàng loạt cửa hàng bán lẻ điện thoại trước đây.
"Lỡ mồm" khoe kiếm được 13 tỷ/ngày, cặp vợ chồng bị cơ quan thuế "sờ gáy" Cặp đôi này sẽ bị cơ quan thuế kiểm tra xem có chuyện trốn thuế hay không. Chuyện thu nhập của những người nổi tiếng trên mạng luôn là ẩn số với khán giả. Tuy nhiên, mới đây, một cặp đôi ở Trung Quốc là Sun Caihong và Guo Bin đã vô tình tuyên bố trong một video là kiếm được 200 triệu...