Công nghệ tái chế túi plastic thành nhiên liệu
Tạp chí Công nghệ chế biến nhiên liệu (Fuel Processing Technology) vừa đưa tin các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới có thể tái chế các loại túi plastic thành dầu diesel, khí đốt, dung môi, xăng, sáp, dầu bôi trơn cơ khí v.v…
Các thành viên nhóm nghiên cứu công nghệ tái chế túi plastic thành nhiên liệu: B.K. Sharma (giữa), Dheeptha Murali (trái), và Jennifer Deluhery
Brajendra Kumar Sharma, người đứng đầu nhóm nghiên cứu công nghệ nói trên ở Illinois Sustainable Technology Center (ISTC) thuộc Đại học Illinois, nói: “Từ quá trình chưng cất dầu thô, chúng ta chỉ có thể thu được từ 50 đến 55% nhiên liệu, nhưng bản thân túi plastic là một loại sản phẩm dầu mỏ, cho nên ta có thể coi chúng là nguyên liệu. Sử dụng biện pháp chưng cất, chúng tôi lấy được gần 80% nhiên liệu từ các túi plastic này.”
Nhóm Sharma đạt được kết quả nói trên sau hai năm nghiên cứu. Họ sử dụng một quá trình công nghệ gọi là phân hủy ở nhiệt độ cao (pyrolysis), khi ấy các túi plastic được nung nóng trong một buồng đốt không có khí oxygen.
Hằng năm toàn thế giới thải bỏ nhiều chục tỷ túi plastic đựng hàng khi mua sắm, trong đó chỉ có 1/8 được tái chế. Túi plastic chẳng những gây ô nhiễm các đại lục mà còn gây ô nhiễm biển. Các nhà nghiên cứu cho biết thậm chí hiện nay túi plastic đã xuất hiện tại những vùng không có người cư trú như ở Bắc Cực và Nam Cực. Quá trình tự phân hủy túi plastic cần thời gian 1.000 năm. Bởi vậy tái chế túi plastic đã qua sử dụng là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sống của loài người và các sinh vật trên trái đất.
Trước đây đã có các nhà khoa học nghiên cứu việc chuyển hóa túi plastic thành dầu thô, nhưng Đại học Illinois chính là nơi nghiên cứu thành công việc chuyển hóa túi plastic thành dầu diesel và nhiều sản phẩm khác.
Sharma nói, nhóm của ông đem trộn 30% dầu diesel chuyển hóa từ túi plastic với dầu diesel phổ thông có lượng sulfur cực thấp, kết quả loại dầu này đem lại hiệu quả sử dụng tốt hơn.
Cứ khoảng 8 pound (khoảng 3,6kg) túi plastic có thể tái chế được 1 gallon (3,7 lít) dầu thô. Như vậy 1 triệu tấn túi plastic có thể cho ta 4 triệu thùng dầu thô, trị giá khoảng 400 triệu USD. Hiện nay toàn thế giới hằng năm sử dụng hơn 1.000 tỷ túi plastic, riêng nước Mỹ dùng khoảng 1 tỷ cái.
Ngoài ra túi plastic cũng là một nguồn dự trữ tiềm tàng để làm ra sợi carbon và ống nano carbon.
Theo illinoishomepage.net, gizmag.com
Rợn người đến thăm "thị trấn ma" hoang tàn của Mỹ
Thị trấn Lester, nằm ở trung tâm bang Washington, Mỹ từng là một nơi đông đúc, sầm uất, tuy vậy, từ hàng chục năm nay, nó đã chìm vào quên lãng, không người sinh sống, không xe cộ lại qua. Người cuối cùng sống ở Lester cũng đã qua đời.
Lester từng là điểm dừng chân của những chuyến tàu chạy bằng than đá từ thành phố Seattle tới thành phố Minneapolis. Tuy vậy, sau khi tàu hỏa ở Mỹ chuyển từ chạy bằng than đá sang chạy bằng dầu diesel, không còn chuyến tàu nào cần dừng lại ở Lester để được tiếp nhiên liệu nữa, nơi đây bỗng trở thành một "thị trấn ma".
Video đang HOT
Người dân cuối cùng và duy nhất sinh sống ở thị trấn, một người phụ nữ có tên Gertrude Murphy, cũng đã qua đời hồi năm 2002 ở tuổi 99. Vậy là thị trấn Lester chính thức trở thành thị trấn hoang. Nơi đây từng được thành lập hồi năm 1892 như một thị trấn chuyên phục vụ cho những chuyến tàu hỏa. Phong cảnh của Lester cũng rất nên thơ với dãy núi Cascade sừng sững.
Giờ đây, thị trấn này chỉ còn là một phế tích, một bằng chứng cho sự thay đổi diện mạo của nước Mỹ trong thời kỳ hậu công nghiệp.
Thị trấn Lester, bang Washington là một "thị trấn ma" thực sự. Được thành lập từ năm 1892, nơi đây từng là một thị trấn sôi động nhưng đã trở nên hoang tàn từ vài thập kỷ trở lại đây.
Một ngôi nhà dành cho các bảo vệ đường ray ở thị trấn Lester. Nơi đây từng là điểm dừng chân của những chuyến tàu cần tiếp nhiên liệu. Cảnh vật ở Lester cũng rất ấn tượng với sông Green và dãy núi Cascade.
Bên trong một ngôi nhà bị bỏ hoang. Thị trấn ma Lester đã không còn một người dân nào sinh sống kể từ năm 2002.
Sự suy tàn của thị trấn bắt đầu khi các chuyến tàu hỏa không còn chạy bằng than đá nữa mà chuyển sang chạy bằng dầu diesel. Vì vậy, Lester không còn là điểm dừng chân bắt buộc của các chuyến tàu để tiếp nhiên liệu.
Từ thập niên 1980, chính quyền thành phố Tacoma, bang Washington đã thông qua kiến nghị giải tán thị trấn Lester sau khi người dân ở đây thất nghiệp hàng loạt vì những chuyến tàu đã không còn tìm đến với họ nữa.
Một nhà kho xuống cấp nằm trong thị trấn.
Một phòng bếp bụi bặm, đã từ hàng chục năm nay nó không có người sử dụng.
Một cột đường dây điện thoại ngả nghiêng. Cả thị trấn đã bị các loài cây dại bao phủ.
Khi đến thăm thị trấn Lester, người ta có cảm giác vừa tò mò thích thú vừa rờn rợn ghê sợ. Vì thế, nơi đây từ lâu được đặt một biệt danh là "thị trấn ma".
Vì số lượng người thất nghiệp quá đông sau khi các chuyến tàu không còn tới với Lester nữa, chính quyền thành phố Tacoma đã khuyên người dân nên dời đi nơi khác. Thị trấn sau đó bị bỏ hoang, chỉ còn một người phụ nữ đứng tuổi duy nhất còn ở lại sống tới năm 2002.
Bà Gertrude Murphy vốn là một giáo viên, trẻ em ở Lester đều là học sinh của bà. Khi mọi người chuyển đi, bà vẫn quyết định ở lại. Về sau ngôi nhà của bà bị hỏa hoạn, cháy rụi. Bà Murphy chuyển sang sống trong một cabin nhỏ phía ngoài rìa thị trấn bỏ hoang.
Lester được thành lập với mục đích là nơi tiếp nhiên liệu cho các chuyến tàu hỏa đi qua miền Tây Bắc nước Mỹ. Những chuyến tàu đã không đến với Lester từ hàng chục năm nay, tuy vậy, gần đây, nhằm mục đích hồi sinh thị trấn bị lãng quên này, những chuyến tàu đã bắt đầu trở lại Lester.
Cư dân cuối cùng của thị trấn Lester là bà Gertrude Murphy, bà đã qua đời năm 2002 ở tuổi 99. Trong suốt hàng chục năm sống một mình ở Lester, bà đã cố gắng giữ gìn thị trấn này như một địa danh lịch sử, tuy vậy, sự nỗ lực của một mình bà là không đủ để bảo tồn cả một thị trấn.
Một nhà kho trước đây chuyên dành để chứa than đá.
Những ngôi nhà hoang ở Lester. Ngôi nhà của bà Gertrude Murphy đã từng gặp hỏa hoạn khiến bà phải chuyến tới sống ở một cabin nhỏ nằm ngoài rìa thị trấn. Khi được các nhân viên xã hội tới khuyên nên rời khỏi nơi này, bà đã từ chối.
Mong ước của bà Gertrude Murphy là biến những ngôi nhà cổ bị bỏ hoang này trở thành những địa danh tham quan lịch sử. Tuy vậy, cho tới tận khi bà qua đời, mong muốn này vẫn chưa trở thành hiện thực.
Dù tàu hỏa đã bắt đầu có tuyến chạy qua Lester nhưng thực tế để có thể dừng chân tham quan thị trấn hoang tàn này, chỉ có cách đi bộ. Có một số lượng du khách ít ỏi thi thoảng ghé thăm Lester để được chiêm ngưỡng thị trấn ma trước khi nó thực sự biến mất và chìm vào quên lãng.
Một chiếc xe hơi cũ nằm rỉ sét trong rừng. Người ta dự đoán sẽ rất nhanh thôi, địa danh Lester sẽ biến mất và ngay cả những phế tích này cũng sẽ chẳng còn.
Tầng gác mái trong ngôi nhà dành cho các bảo vệ đường ray. Con đường cái dẫn vào thị trấn cũng đã bị chặn, cả thị trấn bị rào quanh như một khu vực hạn chế đi lại. Cách duy nhất để đến được đây là đi bộ.
Bụi bặm, rác rưởi, cây dại, cỏ hoang... đã bao phủ khắp mọi nơi.
Bích Ngọc
Theo Dailymail
Xăng giảm nhỏ giọt 300 đồng/lít: Chưa sòng phẳng với người tiêu dùng Thông tin giá xăng giảm 300 đồng/lít từ tối 22/8 gần như không được người dân, doanh nghiệp đón nhận một cách hồ hởi, bởi điệp khúc "tăng ồ ạt, giảm nhỏ giọt" này chưa thật sự giúp người dân, doanh nghiệp bớt khó khăn hơn. Trong khi đó, mặt hàng dầu diesel - có tác động rất lớn đến các hoạt động...