Công nghệ “Sức khỏe thông minh”: Cuộc đua ngầm của các ông trùm từ trước cả khi Covid-19 đổ bộ
COVID-19 chính là hồi chuông cảnh tỉnh ý thức chúng ta về tầm quan trọng sức khỏe và công nghệ chăm sóc sức khỏe từ xa ( telehealth) trở thành công cụ đắc lực trong ngành y tế hiện nay.
Vậy 3 ông trùm lớn Amazon, Google và Apple đã có những bước tiến ngầm gì để tiếp cận khách hàng và ai đối tượng khách hàng nào sẽ nằm vào tầm ngắm chính?
Nhu cầu tăng cao – Bùng nổ dân số già
Tại Mỹ, mỗi ngày có hơn 10.000 người đăng ký bảo hiểm cho người cao tuổi (với độ tuổi tối thiểu là 65) – điều này đồng nghĩa mỗi ngày với việc có đến hơn 10000 bước vào tuổi 65. Ở độ tuổi này, con người có hàng loạt các bệnh lý mãn tính cùng lão hóa cơ thể. Các bệnh mãn tính phổ biến được biết đến như bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư. Không những vậy, các bệnh mãn tính làm cho bệnh nhân dễ gặp các vấn đề liên quan đến đi lại và khả năng hoạt động hàng ngày. Để đáp ứng nhu cầu nói trên, đã đẩy nước Mỹ vào tình thế buộc tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế và xã hội.
Đặc biệt, sự mất cân bằng dân số do thời kỳ bùng dân “ Baby Boomer” cùng với suy giảm sức khỏe ở người cao tuổi, lại một lần nữa tạo nên gánh nặng căng thẳng cho hệ thống y tế và xã hội.
Chính áp lực này đã thu hút số lượng lớn quan tâm đến các công nghệ đổi mới và sản phẩm công nghệ nhằm hỗ trợ người già. Một trong mục tiêu chính mà tất cả các công ty công nghệ hướng tới đó chính là làm thế nào để công nghệ “hỗ trợ người già tại nhà” nhằm giảm nhu cầu nhân công y bác sĩ cũng như tiết kiệm chi phí. Mục tiêu đó là cải thiện các phương tiện chẩn đoán bệnh nhằm giảm gánh nặng lên toàn bộ hệ thống y tế.
Cơ hội nào cho các ông trùm?
Có đến 66% người cao tuổi bị một loại bệnh mãn tính nhất định. Các bệnh này được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp thay đổi trong lối sống và thuốc điều trị. Sức khỏe của nhóm này thực sự có thể kiểm soát được nếu thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của bác sĩ và cần sự theo dõi lâu dài.
Chính các vấn đề: bệnh mãn tính, lão hóa, khó khăn trong di chuyển…là cơ hội ngàn vàng cho các nhà đầu tư tìm giải pháp cho thị trường giá trị tỉ đô này.
Phần lớn các công ty công nghệ lớn đã gián tiếp hoặc trực tiếp tung các sản phẩm liên quan đến hỗ trợ y tế và xã hội.
Khả năng mở rộng và tùy biến của công nghệ cho thị trường y tế là vô biên. Từ giải pháp điện toán đám mây, sự phát triển của công nghệ robot, thu thập dữ liệu từ các thiết bị đeo tay,…đều gián tiếp tiếp cận thị trường chăm sóc sức khỏe.
Sự thất bại trong đáp ứng nhu cầu “già hóa” đôi khi là cơ hội hoàn hảo để các đại gia công nghệ thành công trong thị trường y tế.
3 cái tên trong danh sách dưới đây không còn xa lạ với chúng ta. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách tiếp cận của những đại gia này.
Apple
Apple dường như đã âm thầm sử dụng ứng dụng hồ sơ sức khỏe và các tính năng của Apple Watch như theo dõi hoạt động, nhịp tim và khả năng đo điện tâm đồ (ECG) để tiếp cận khách hàng. Trong một nghiên cứu gần đây tại Stanford, tính năng Apple Watch ECG đã được tìm thấy có khả năng xác định rung tâm nhĩ trong một mẫu nghiên cứu lớn và với tỷ lệ dương tính giả thấp.
Video đang HOT
Ngoài ra, các thiết bị iPhone phổ biến của Apple, số lượng lớn người dùng trung thành và chất lượng phần cứng hàng đầu có thể sẽ là bước đầu tiên cho chiến lược chăm sóc sức khỏe trong tương lai.
Không những vậy, App Store còn đóng vai trò lớn trong công cuộc phát triển ngành sức khỏe. Apple thu lãi 30% doanh thu của ứng dụng dành cho nhà phát triển bên ngoài khi các ứng dụng liên quan đến sức khỏe tiếp tục được phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.
Tóm lại, các hoạt động của Apple trong chăm sóc sức khỏe sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi các thiết bị đeo và thiết bị di động được tích hợp hoàn hảo của nó – với kết quả là thu thập dữ liệu lâm sàng và lối sống.
Tối ưu hóa việc sử dụng các dữ liệu sức khỏe vẫn luôn là bài toàn chưa thể giải trong thị trường chăm sóc sức khỏe. Gần đây, Google công bố mối quan tâm đến sử dụng kho dữ liệu tìm kiếm khổng lồ của mình cho phát triển chiến lược sức khỏe.
Bên cạnh đó, Google tiếp tục thể hiện sự quan tâm của mình đối với thị trường này qua hoạt động của Verily, nơi tập trung chủ yếu về chủ đề khoa học đời sống.
Thông qua một loạt các tuyển dụng gần đây, Google đã và đang củng cố chuyên môn chăm sóc sức khỏe của mình – cụ thể là các dịch vụ y tế. Kết hợp với khả năng phát triển chưa từng có và IP dữ liệu, Google có thể chứng minh sự gián đoạn giữa hồ sơ sức khỏe điện tử truyền thống (EHR) với các nhà cung cấp công nghệ thông tin. Theo cách tương tự như thị trường ứng dụng Apple, cửa hàng Google Play cũng cho phép Google thu phí từ ứng dụng sức khỏe dành cho nhà phát triển bên ngoài.
Mặc dù không chiếm thị trường lớn, nhưng công nghệ giọng nói của Google cũng được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe tại nhà và bệnh viện.
Nhưng việc sử dụng data của Google sẽ có thể trở thành yếu điểm của chính công ty bởi hàng loạt các vấn đề cần giải quyết liên quan đến luật pháp và công chúng.
Dữ liệu EHR (hồ sơ sức khỏe điện tử) được cho là dữ liệu cá nhân nhạy cảm nhất được lưu trữ trong hệ thống y tế – và tin tức gần đây về Google Project Nightingale đã mang hàng loạt vấn đề cần giải quyết.
Kết lại, Google có thể sẽ tung ra một hồ sơ sức khỏe điện tử với UI / UX tuyệt vời, các công cụ phân tích dữ liệu tuyệt vời và khả năng tìm kiếm cũng như các API tuyệt vời. Các trung tâm tập trung nghiên cứu xung quanh EHR và điều này có thể trở thành một thị trường phát triển của các ứng dụng và API.
Amazon – Ông hoàng ngành chăm sóc sức khỏe
Trong khi ngành công nghệ y tế và sức khỏe kỹ thuật số được sự quan tâm vô cùng lớn từ các đại gia công nghệ, Amazon có vị trí đặc biệt tốt trong bối cảnh xu hướng thị trường già hóa. Với văn hóa công ty tập trung vào sự phát triển không ngừng nghỉ và là công ty công nghệ lớn (bán lẻ, hậu cần, hàng không, R & D, Pharma, SaaS, Cloud, v.v.) đang đẩy mạnh phát triển sức khỏe hơn bất kỳ ngành nào khác. Tham vọng trong ngành này của Amazon được thể hiện rõ hơn nữa qua dịch vụ AWS và PillPack – 2 dịch vụ giúp vận chuyển thuốc theo toa chỉ trong vòng 2 ngày.
Theo bài viết của MobiHealthNews đã công khai những nỗ lực cải thiện ngành chăm sóc sức khỏe của Amazon trong năm 2019. Bài báo cho tóm tắt cho chúng ta thấy cách thức tiếp cận thành công của Amazon thông qua 2 lỗ hổng của ngành y tế: dịch vụ cung cấp các sản phẩm y tế khi các tổ chức chăm sóc sức khỏe truyền thống không làm được và các dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm phát triển. Amazon đã lặng lẽ lấp đầy những khoảng trống trong ngành y tế này sử dụng chính các sản phẩm thông dụng của họ:
Amazon sẽ tiếp tục phát triển công nghệ giọng nói Alexa để tiếp cận thị trường giáo dục sức khỏe và tạo trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng tại nhà.
Amazon sở hữu hơn 70% thị trường loa thông minh / công nghệ giọng nói trong nhà. Điều này rất quan trọng vì mọi người đều có thể truy cập công nghệ này và về lâu dài sẽ trở nên phụ thuộc vào họ. Đặc biệt, công nghệ này rất dễ dàng cho người lớn tuổi sử dụng,không những vậy nó có giá cả phải chăng. Ngoài ra, Amazon gần đây đã tận dụng chuyên môn giọng nói của mình để ra mắt Amazon Transcribe Medical, với chức năng chính là sao chép tư vấn y khoa giữa bác sĩ và bệnh nhân. Đây chắc chắn sẽ là sản phẩm đắc lực trong ngành y tế trong tình trạng thiếu nhân lực thời gian sắp tới. Không những vậy, PillPack tiếp cận ngành thị trường dược phẩm với lối tấn công lấy bệnh nhân làm trọng tâm và lấy nhóm khách hàng trên 50 tuổi đối tượng phát triển.
Nhu cầu về thuốc được thúc đẩy bởi gánh nặng bệnh mãn tính ngày càng tăng kết hợp với trải nghiệm khách hàng tốt hơn sẽ cho phép Amazon giành thị phần từ các hiệu thuốc bán lẻ truyền thống. Một cuộc khảo sát của Amazon Prime cho thấy nhóm độ tuổi 55 tuổi trở lên được đánh giá có số lượng khách hàng tăng nhanh nhất và cũng chính nhóm này bị phụ thuộc vào hãng này lớn nhất so với các nhóm độ tuổi còn lại. Một đặc điểm nữa nhóm khách hàng này chứng minh Amazon đã đi đúng hướng đó là hầu hết nhóm khách trên 55 tuổi bị bệnh liên quan đến béo phì mãn tĩnh và yêu cầu cung cấp thuốc là điều chắc chắn cần thiết.
AWS ( Amazon Web Services) sẽ tiếp tục phát triển theo 2 hướng chính: các phần mềm dựa trên điện toán đám mây nhằm mang đến sản phẩm có khả năng phân tích sức khỏe và các sản phẩm có tính chất giám sát và điều khiển từ xa.
Các giải pháp dựa trên đám mây do chính Amazon xây dựng và các sản phẩm đám mây AWS cũng sẽ là mục tiêu phát triển chính của hoạt động kinh doanh liên quan đến chăm sóc sức khỏe. AWS gần đây đã tuyển dụng các nhà phân tích y tế và đẩy mạnh công nghệ giọng nói Alexa trong các ứng dụng y tế.
Các khả năng phát triển sản phẩm của Amazon sẽ dẫn đến một số dạng thiết bị đeo liên quan đến sức khỏe, khác hẳn với các sản phẩm tập trung vào dấu hiệu sức khỏe do Apple cung cấp. Các sản phẩm này có thể sẽ bổ sung cho các khả năng của Alexa có lợi cho người lớn tuổi nhờ khả năng tiếp cận của nó. Ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã dần nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết sự cô lập xã hội ở người cao tuổi và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến kết quả sức khỏe và do đó, một công nghệ có thể đeo như thế này sẽ rất cần thiết.
Mỹ Anh
AWS: Nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng điện toán đám mây để sẵn sàn mở rộng quy mô kinh doanh
Với lợi thế tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, dễ mở rộng quy mô, bảo mật, nhiều công ty ở các ngành khác nhau đang ứng dụng điện toán đám mây vào nền tảng công nghệ.
Doanh nghiệp nhiều ngành khác nhau sử dụng điện toán đám mây
Amazon Web Services (AWS), công ty cung cấp nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới với khoảng 175 dịch vụ khác nhau, cho biết tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực đang dùng dịch vụ của họ. Số lượng khách hàng của AWS tại Việt Nam tiếp tục tăng lên hàng năm cho thấy nhu cầu sử dụng điện toán đám mây ngày càng lớn.
Ông Conor McNamara, Giám đốc AWS khu vực Đông Nam Á, cho biết các khách hàng doanh nghiệp lẫn công ty quy mô vừa tại Việt Nam ở nhiều ngành nghề đều sẵn sàng chuyển đổi lên đám mây.
Ông Conor McNamara, Giám đốc AWS khu vực Đông Nam Á.
Chẳng hạn, ngân hàng VP Bank đang dùng AWS làm nền tảng cho ứng dụng ngân hàng số Yolo. Ứng dụng này cung cấp đa dịch vụ từ tài chính, thanh toán, giải trí, mua sắm, gọi xe,... Với việc sử dụng điện toán đám mây, VP Bank có thể mở rộng nhanh chóng một khi nhu cầu và số lượng khách hàng tăng lên.
Hoặc chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K đã chuyển hệ thống quản lý kho trên máy chủ vật lý sang AWS. Rất nhiều đơn hàng online của chuỗi này được chuyển lên đám mây, nâng cao khả năng mở rộng quy mô.
Giới khởi nghiệp cũng dùng đám mây để sẵn sàng tiến ra toàn cầu khi cần, như FastGo là ví dụ. Việc sử dụng nền tảng đám mây toàn cầu giúp công ty luân chuyển giữa các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, sẵn sàng mở rộng kinh doanh ở bất kỳ đâu. Chẳng hạn ứng dụng gọi xe Lyft (Mỹ) cũng dùng AWS.
Ở lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Điện Quang là một ví dụ điển hình. Công ty này dùng đám mây làm nền tảng cho các thiết bị IoT, thiết bị chiếu sáng và điện.
Một khách hàng lớn của AWS ở khối doanh nghiệp là VTV. Ứng dụng VTVGo đã chạy AWS từ năm 2015. Việc sử dụng đám mây toàn cầu giúp người xem VTVGo ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng có được trải nghiệm tốc độ như nhau. Hoặc tại các thời điểm nhiều người xem lên cao cùng lúc, như khi trực tiếp các trận đấu quan trọng, VTVGo có thể nhanh chóng mở rộng tốc độ truyền dữ liệu qua đám mây mà không phải mua thêm máy chủ vật lý.
Bên cạnh nền tảng đám mây thuần tuý, AWS cho biết đang phổ biến các ứng dụng máy học (Machine Learning) của họ đến các doanh nghiệp trong nước.
Song song với việc phổ biến ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Conor cho biết đang xây dựng cộng đồng các nhà phát triển tại đây.
"Chúng tôi có rất nhiều kỹ sư và nhà phát triển thực sự có trình độ cao, những người thực sự muốn nắm bắt những công nghệ mới nhất và tốt nhất", Giám đốc AWS khu vực ASEAN cho biết.
Công ty làm việc với các trường đại học để nâng cao chất lượng kỹ sư làm việc với khách hàng và nhằm xây dựng hệ sinh thái cho tương lai. Các trường đại học đối tác như Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học FPT, Đại học Đà Nẵng, v.v. đang đào tạo các kỹ sư tay nghề cao trong việc ứng dụng điện toán đám mây. Các kỹ sư này có thể hỗ trợ khát vọng lâu dài của Việt Nam xung quanh việc tận dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới.
Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp ASEAN giải quyết nhiều thách thức
Ông Conor cho biết sử dụng nền tảng điện toán đám mây giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Đông Nam Á giải quết nhiều thách thức trong kinh doanh.
Chẳng hạn, việc chuyển sang điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ hay máy chủ vật lý. Việc sử dụng điện toán đám mây với các dịch vụ có sẵn cũng giúp các công ty giảm được phí bản quyền sử dụng các ứng dụng, tiết kiệm chi phí sử dụng giấy phép, chỉ trả theo thời gian sử dụng,...
Các doanh nghiệp cũng có thể vươn toàn cầu nhanh hơn khi dùng tiện ích đám mây. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ASEAN ứng dụng đám mây để lấy khách hàng toàn cầu khi cần thiết. Ví dụ, công ty như iFlix ở Malaysia cung cấp dịch vụ xem video theo yêu cầu, cần có máy chủ cho người dùng trên toàn cầu nên sử dụng nền tảng đám mây là tối ưu so với tự xây dựng hệ thống.
Đám mây cũng phù hợp với những công ty muốn thử dịch vụ mới nhanh chóng, mở rộng quy mô nhanh chóng hoặc có thể dẹp bỏ nhanh hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát triển một ứng dụng xây dựng trên nền điện toán đám mây, nếu thành công sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô toàn cầu, hoặc cũng có thể đóng ngay lập tức, việc này là nhờ không phải xây dựng hệ thống máy chủ vật lý ban đầu.
Vận hành ổn định và bảo mật cao cũng là các ưu thế mà các công ty cung cấp dịch vụ đám mây như AWS thường tự hào. Các công ty này hầu hết ở tầm toàn cầu, sở hữu hệ thống công nghệ và chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực, do đó bảo đảm hoạt động thông suốt và an toàn.
"Tôi qua Việt Nam 5-6 lần và cảm thấy xu hướng kinh doanh tại đây tương đồng với toàn cầu. Từ những doanh nghiệp blue-chip đến các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đang tận dụng điện toán đám mây theo cách nào đó trong công việc kinh doanh của họ. Điều này thật sự đáng khích lệ", ông Conor nói.
Hải Đăng
Samsung thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng AWS Samsung vừa công bố thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng điện toán đám mây của Amazon (AWS: Amazon Web Services) bằng cách sử dụng công nghệ Mission Critical Push-to Talk, Data and Video (MCPTX). MCPTX là một tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động...