Công nghệ sản xuất mì chính giả ở thủ đô bị lật tẩy
Sau khi mua những loại mì chính trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, con rể của bà Hương đóng vào các bao bì Ajinomoto, Miwon để đi chào hàng. Biết rõ hàng nhái nhưng nhiều đại lý vẫn nhận tiêu thụ.
Phòng cảnh sát môi trường công an Hà Nội cho biết, sáng 6/11, Đội 2.2 cùng lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện chiếc xe ôtô Kia vận chuyển một lượng mì chính có dấu hiệu nghi vấn. Chủ xe khai nhận vừa mua số hàng đó của bà Nguyễn Thị Hương (47 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) để vận chuyển lên Hòa Bình tiêu thụ.
Cảnh sát kiểm tra số hàng tại cơ sở nhà bà Hồng.
Qua lời khai, Phòng cảnh sát môi trường cùng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an Hà Nội) khám xét nơi ở của bà Hương. Thời điểm này, cảnh sát phát hiện hàng trăm túi mì chính mang vỏ hiệu Ajinomoto và Miwon đã được đóng gói thành phẩm bày la liệt trên nền nhà.
Video đang HOT
Người phụ nữ 47 tuổi khai nhận, tháng 9/2010 đến nay, con rể bà là Bùi Đắc Chiến (31 tuổi) đi thu gom các loại mỳ chính không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường về sau đó xé lẻ đóng vào các túi mang nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon. Hơn chục nghìn túi các loại, Chiến khai mua tại cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn.
Thời gian đầu, Chiến tự mang đi chào hàng và tiêu thụ. Biết rõ đây là sản phẩm nhái nhưng vì ham giá rẻ nhiều đại lý, cửa hàng tạp hóa vẫn chấp nhận tiêu thụ. Trung bình mỗi tháng, Chiến đưa ra thị trường khoảng 5 bao tải (trọng lượng mỗi bao khoảng 25kg).
Một cán bộ chỉ huy Đội 2.2 Phòng Cảnh sát môi trường cho biết, lò sản xuất của bà Hương hàng tuần đều có xe ôtô tải lớn đến chở đi tiêu thụ. Ngoài ra còn có một đội quân chở bằng xe máy đi giao hàng. Địa điểm tập kết thường là các chợ đầu mối ở huyện Chương Mỹ và Quốc Oai cùng một số huyện ở tỉnh Hòa Bình.
Lò sản xuất mì chính giả này bị lật tẩy sau hơn 2 tháng cảnh sát theo dõi.
Hà Anh
Theo VnExpress
Gà rán và rong biển "rởm" bằng... cao su
Rong biển cao su
Món rong biển giả này được phát hiện ra ở Malaysia, nhưng trước đó nó đã xuất hiện tại Thái Lan. 1 người phụ nữ có tên Boonyang đã mua 1 túi rong biển tại siêu thị Nakhon Ratchasima ở Thái Lan, ban đầu cô khá ngạc nhiên vì rong biển này có màu khá nhạt. Và cô đã vô cùng hãi hùng sau khi ngâm rong biển vào trong nước ấm và kéo miếng rong biển ra thì thấy nó co dãn như cao su vậy.
Cận cảnh những miếng rong biển "fake".
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu rong biển khô này và kiểm tra thì đúng chúng được làm từ cao su thật. Màu của rong biển này gần giống như rong biển thật. Khi kiểm tra trên bao bì thì không có bất cứ một chứng nhận về an toàn thực phẩm nào.
Gà cao su
Món gà cao su này được phát hiện ở Penang, Malaysia. Theo 1 số nguồn tin thì người ta đã cho thêm nguyên liệu cao su vào để món gà thêm giòn và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hiện giờ các người ta vẫn chưa xác minh được món gà cao su này được xuất phát từ đâu.
Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, vì thế các bạn nên kiểm tra kỹ trước khi đi ăn ở ngoài nha.
Theo VCTV
Hàng "nóng" từ A-Z Hàng loạt cửa hàng bán bao cao su đang là điểm cung cấp các loại thuốc, dụng cụ kích dục không rõ nguồn gốc và tiềm ẩn nhiều mối nguy... Thời gian gần đây,các cửa hàng bán bao cao su, dụng cụ hỗ trợ tình dục... xuất hiện khắp nơi ở TP.HCM, cùng với những lời quảng cáo rầm rộ trên mạng lẫn...