Công nghệ sạc nhanh Dual Engine là gì, hoạt động ra sao và có gì nổi bật?
Nhằm đáp ứng nhu cầu cao khi sử dụng smartphone của người dùng trong khi thời lượng pin chưa được cải thiện đáng kể.
Các nhà sản xuất đã giới thiệu nhiều công nghệ sạc nhanh như Quick Charge (Qualcomm), VOOC (OPPO), Pump Express (Mediatek), SuperCharge (Huawei)… để rút ngắn thời gian nạp năng lượng cho điện thoại.
Không chịu “thua chị kém em”, Vivo cũng trình làng tiêu chuẩn sạc nhanh có tên gọi Dual Engine. Vậy công nghệ của Vivo có những ưu điểm gì nổi bật?
Đôi nét về công nghệ sạc nhanh trên smartphone
1. Khái quát về Dual Engine
Dual Engine được Vivo giới thiệu vào tháng 9 năm ngoái cùng với sự xuất hiện của Vivo V11. Theo nghĩa đen, Dual Engine có thể dịch ra là “động cơ kép”.
Đúng như tên gọi, cách thức hoạt động của công nghệ là sử dụng 2 chip sạc bên trong điện thoại. Khi máy được cắm sạc, năng lượng đi vào phần cứng theo hai luồng thay vì một để tối ưu hóa điện áp phân phối, từ đó tăng tốc độ sạc.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ sợi cáp nào đạt tiêu chuẩn của ngành công nghiệp và tương thích với thiết bị để việc sạc pin diễn ra thuận tiện. Tất nhiên, bạn cần dùng củ sạc kèm theo máy để có hiệu suất tốt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình sạc bằng bộ sạc gốc, mô tả về Dual Engine và phần trăm tăng pin sẽ được hiển thị trên màn hình. Nếu bạn dùng bộ sạc hoặc pin dự phòng khác, thông tin trên màn hình chỉ là biểu tượng pin và nguồn điện.
2. Tốc độ sạc của Dual Engine
Theo thử nghiệm, khi sạc Vivo V11 (sử dụng pin 3.400 mAh) bằng củ sạc 9V/2A đi kèm trong hộp, chỉ mất 1 giờ 30 phút để sạc thiết bị từ 15% đến 100%, 21 phút để sạc từ 15% đến 50%, những kết quả khá ấn tượng. Tốc độ sạc như vậy sẽ rất hữu ích khi bạn cần nhanh chóng nạp pin trong trường hợp khẩn cấp.
Vivo tuyên bố, sau 30 phút sạc pin thông qua Dual Engine, Vivo V11 có đủ năng lượng để phát video trong 6.8 giờ, phát nhạc trong 58.3 giờ và giữ ở chế độ chờ trong 181.3 giờ. Thậm chí, hãng còn giới thiệu chỉ cần 5 phút sạc là đủ để người dùng nghe gọi trong 3 giờ 45 phút hoặc xem một tập phim truyền hình.
3. Dual Engine có an toàn không?
Mọi thứ luôn có 2 mặt, sạc nhanh cũng vậy. Với nhiều người, sạc nhanh để lại nỗi lo về sự an toàn. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết: Vì sao nên tắt sạc nhanh trên và cách tắt sạc nhanh trên smartphone
Vivo cam kết quá trình sạc pin bằng công nghệ Dual Engine diễn ra an toàn với với 9 tính năng bảo vệ khác nhau bao gồm: bảo vệ quá dòng đầu ra, bảo vệ quá áp đầu ra, bảo vệ nhiệt độ, bảo vệ độ ẩm, bảo vệ khởi động lại, bảo vệ pin, bảo vệ quá áp đầu vào, bảo vệ phóng điện đầu vào và bảo vệ quá dòng cáp dữ liệu.
Cách đây ít ngày, Vivo vừa ra mắt chiếc V15 hỗ trợ công nghệ sạc nhanh Dual Engine tại Thái Lan. Sản phẩm đã xuất hiện ảnh trên tay tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ được hãng đưa về thị trường nước ta trong thời gian tới.
Biên tập bởi Tech Funny
Samsung nên học hỏi các hãng Trung Quốc về công nghệ sạc nhanh
Các thương hiệu của Trung Quốc luôn đi đầu về sự đổi mới công nghệ sạc nhanh, đặc biệt là OPPO.
Họ đã đầu tư vào công nghệ sạc nhanh ngay từ thời điểm ban đầu với tiêu chuẩn VOOC - một trong những công nghệ sạc nhanh nhất. Trong khi Samsung lại chưa phát triển nhiều cho chuẩn sạc Adaptive Fast Charge của mình.
Samsung chưa theo kịp OPPO, thậm chí OnePlus
Vào cuối năm 2018, OPPO đã giới thiệu tiêu chuẩn sạc nhanh không tưởng Super VOOC 50W cho điện thoại OPPO R17 Pro và đây cũng là công nghệ sạc nhanh nhất hiện nay.
Ngoài ra, nhà sản xuất Trung Quốc này còn cấp phép sử dụng công nghệ sạc nhanh cho OnePlus, công ty chị em của hãng với tên gọi là Dash Charge.
Tiêu chuẩn Super VOOC của OPPO R17 Pro
Dash Charge có phương thức giảm tải mạch sạc vào phích cắm trên tường, đảm bảo điện thoại không bị nóng khi sạc. OnePlus đã cung cấp sạc 22.5W cho Dash Charge trong vài năm gần đây, con số này sẽ được tăng lên 30W cho các thiết bị được sản xuất kể từ năm nay.
Điều này có nghĩa điện thoại có thể sạc từ 0 tới 52% chỉ trong vòng 30 phút với màn hình được bật. Khi tắt màn hình, con số này lên tới 70% trong cùng khoảng thời gian.
Song song đó, Huawei cũng không kém cạnh với Mate 20 Pro, máy được trang bị pin dung lượng 4.000 mAh và công nghệ sạc nhanh 40W. Điều đó giúp người dùng chỉ cần sạc Mate 20 Pro 40 phút là máy đã đủ năng lượng để sử dụng cả ngày.
Dash Charge của OnePlus
Về phần mình, Galaxy S10 của Samsung tuy là là một trong những chiếc điện thoại tối tân nhất hiện nay, sở hữu những công nghệ tuyệt vời nhưng sạc nhanh không phải là một trong số đó.
Rõ ràng, Samsung đã bị tụt lại đằng sau trong lĩnh vực này với quá ít những sự thay đổi đối với tiêu chuẩn sạc nhanh trong hơn 3 năm qua.
Chiếc điện thoại hàng đầu của Samsung chỉ có thể sạc từ 0 tới dưới 40% trong 30 phút với bộ sạc đi kèm. Đây không phải là tốc độ quá chậm nhưng nó thực sự không thể so sánh với các đối thủ, ngoài ra còn được nhiều người dùng nói rằng điện thoại sẽ khá nóng nếu bạn dùng máy khi sạc.
Trong khi đó, với công nghệ sạc 50W của OPPO R17 Pro thì khoảng thời gian sạc là 30 phút cho đến khi đầy pin, khá ấn tượng.
Huawei Mate 20 Pro có công nghệ sạc nhanh 40W
Thay vì nâng cấp công nghệ sạc nhanh cho dòng Galaxy S10, Samsung lại chuyển hướng tập trung sang công nghệ sạc không dây với tiêu chuẩn sạc không dây 2.0 lên tới 15W, giống như sạc có dây. Vì thế, có thể nói dòng Galaxy S10 đã tụt hậu về sạc nhanh so với các thương hiệu của Trung Quốc.
Tình trạng chung của sạc nhanh: Thiếu tiêu chuẩn chung
Vấn đề chính hiện nay là mỗi tiêu chuẩn về sạc nhanh được xem là tài sản độc quyền và chúng chỉ áp dụng được cho một nhà sản xuất cụ thể.
Có những công nghệ yêu cầu phải dùng bộ sạc độc quyền để có tốc độ sạc nhanh như vậy. Chẳng hạn, để OPPO R17 Pro có thể sạc ở 50W, bạn cần phải sử dụng bộ sạc và cáp đi kèm, điều này cũng áp dụng cho các thiết bị khác của Huawei và OnePlus.
Tiêu chuẩn Quick Charge của Qualcomm là công nghệ dựa trên nền tảng không phụ thuộc vào thương hiệu tốt nhất hiện nay, bao gồm rất nhiều giải pháp có sẵn tuyệt vời của bên thứ ba dựa trên tiêu chuẩn.
Qualcomm sẽ cấp phép sử dụng Quick Charge cho các nhà sản xuất thiết bị với một mức phí. Đối với các thương hiệu không có tiêu chuẩn sạc nhanh độc quyền như Xiaomi thì phải dựa vào Quick Charge cho các điện thoại hàng đầu của hãng.
Lời kết
Samsung cần phải xem xét lại tiêu chuẩn sạc nhanh của hãng, bắt đầu từ việc quan sát những thương hiệu sở hữu công nghệ sạc nhanh hàng đầu như OPPO đang làm gì trên thiết bị của họ.
Ngoài ra, với việc rất nhiều các nhà sản xuất Trung Quốc đầu tư rất mạnh cho công nghệ sạc nhanh của riêng họ thì việc có tiêu chuẩn sạc chung là rất khó. Tiêu chuẩn sạc gần với lý tưởng đó nhất là Quick Charge của Qualcomm.
Nguồn: AndroidCentral
Xiaomi Mi 9 với công nghệ sạc nhanh 27W vừa đạt chứng nhận 3C Theo các báo cáo vừa qua, hai mẫu điện thoại thông minh mới nhất của Xiaomi đã đạt chứng nhận 3C. Mặc dù công ty chưa lên tiếng xác nhận nhưng dự đoán đây chính là điện thoại Xiaomi Mi 9 mà hiện tại đang được nhắc đến rất nhiều. Hai thiết bị vừa được chứng nhận có số model là M1902F1T/A và...