Công nghệ nhận diện áp dụng cho động vật
Người bình thường khó phân biệt được ba con gấu Dani, Lenore và Bella vì đều có bộ lông nâu nhạt, nhưng công nghệ có thể giúp sức.
Nhà sinh học Melanie Clapham, người dành hơn một thập kỷ để nghiên cứu các cá thể gấu xám Bắc Mỹ, có thể nhận biết được từng con bằng những đặc trưng nhỏ trên khuôn mặt chúng. “Tôi thường chú ý tới những đặc điểm mang tính khác biệt, như vết sẹo trên khuôn mặt hoặc khiếm khuyết cơ thể”, cô nói.
Tuy nhiên, Clapham cũng biết hầu hết mọi người thường không để ý tỉ mỉ đến từng bộ phận và ngoại hình của loài gấu thay đổi rất nhanh trong từng thời điểm trong năm. Chẳng hạn, khi chúng thay lông và tập trung vỗ béo để chuẩn bị ngủ đông, hầu như không thể phân biệt nổi giữa con Toffee và Blonde.
Việc theo dõi từng cá thể gấu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và bảo tồn loài này. Xác định được chính xác một cá thể gấu thậm chí có thể giúp giải quyết một số vấn đề liên quan tới gấu đụng độ con người trong các khu dân cư, ảnh hưởng tới sự an toàn của cả cư dân trong vùng và loài gấu.
Vài năm trước, Clapham nghe nói về phần mềm nhận dạng khuôn mặt bằng phương pháp đối chiếu dữ liệu đặc điểm trên mặt. Cô tự hỏi liệu công nghệ được sử dụng để nhận dạng con người có thể giúp ích không.
Clapham sau đó hợp tác với hai lập trình viên tại Thung lũng Silicon và cùng nhau tạo ra BearID, sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để theo dõi loài gấu xám. Hiện dự án sử dụng AI này có khả năng nhận dạng được 132 cá thể động vật.
Phần mềm BearID được tạo ra để nhận diện khuôn mặt gấu. Video: CNN.
Dù công nghệ nhận dạng khuôn mặt luôn được coi như một công cụ để xác thực con người, BearID là một trong những dự án mong muốn điều chỉnh mục đích sử dụng của nó vì lợi ích của động vật. Những người ủng hộ công nghệ cho rằng đây có thể là cách tiếp cận vấn đề tiết kiệm, lâu dài và ít xâm lấn hơn so với phương pháp đeo vòng cổ hoặc xỏ nhãn RFID.
Xây dựng thư viện dữ liệu động vật
Thực tế Clapham đã để ý tới khả năng kết hợp AI với đam mê nghiên cứu gấu của cô trong nhiều năm. Năm 2017, cô tham gia Wildlabs.net, một cộng đồng kết nối các nhà bảo tồn động vật với những chuyên gia công nghệ. Tại đây, cô nhanh chóng quen Ed Miller và Mary Nguyen, hai chuyên gia về học máy tại Thung lũng Silicon và cũng là những người yêu thích loài gấu xám.
Từ đó, bộ ba đã thu thập được hàng nghìn bức ảnh cá thể gấu sống tại Knight Inlet và Brooks River nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu trong vùng và tinh chỉnh phần mềm AI để nó phát hiện được những khuôn mặt gấu trong hình. Sau khi nhận được khuôn mặt, họ có thể tiếp tục sử dụng AI để xác minh từng con gấu cụ thể.
Miller nói: “Nó phân biệt tốt hơn chúng tôi”.
Cho đến nay, BearID đã thu thập 4.674 hình ảnh về gấu xám. Clapham cho biết 80% hình ảnh được sử dụng để huấn luyện hệ thống nhận dạng và 20% còn lại để thử nghiệm. Theo nghiên cứu công bố gần đây, hệ thống này có độ chính xác lên đến 84%. Do dữ liệu của nhóm vẫn tương đối ít, con gấu mà bạn định tìm kiếm có thể chưa nằm trong thư viện hình ảnh của BearID.
Nhận dạng khuôn mặt ở trang trại
Joe Hoagland, một chủ trang trại chăn nuôi gia súc ở Leavenworth, Kansas (Mỹ), đang cố gắng làm điều tương tự ở các trang trại gia súc. Ông xây dựng một ứng dụng có tên CattleTracs, cho phép ghim tọa độ GPS vào ảnh khi người dùng chụp ảnh động vật. Dữ liệu này sau đó được lưu trữ cùng ngày chụp trong cơ sở dữ liệu trực tuyến. Các bức ảnh tiếp theo của cùng con vật đó nhưng được chụp tại thời gian và địa điểm khác nhau sẽ giúp theo dõi vòng đời của gia súc theo địa điểm chúng từng tới.
Hoagland giải thích, một con bò thịt trong suốt vòng đời của mình phải qua tay không ít ông chủ và nhiều địa điểm khác nhau, từ cơ sở sản xuất con giống đến trang trại chăn nuôi rồi đến nhà máy chế biến thịt. Qua nhiều công đoạn như vậy, nhưng hầu như không có nhiều dấu vết của động vật còn sót lại, điều này khiến việc điều tra, truy xuất nguồn gốc các vấn đề dịch bệnh trên động vật trở nên hết sức khó khăn. Ông nói: “Có thể theo dõi con vật bị bệnh, truy tìm nguồn gốc, cách ly, điều trị nó, tất cả những công nghệ chúng ta đang sử dụng với Covid-19 đều có thể áp dụng với động vật”.
Hoagland dự kiến sẽ ra mắt ứng dụng CattleTracs vào cuối năm nay. Ảnh: CNN .
Để tạo ra ứng dụng này, Hoagland đã nhờ tới sự trợ giúp của KC Olson, một giáo sư tại Đại học Bang Kansas. Olson cùng một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực thú y và khoa học máy tính đã cùng nhau thu thập được hơn 135.000 hình ảnh của 1.000 con bò thịt để đào tạo và thử nghiệm hệ thống AI. Tháng 3 vừa qua, họ đã xây dựng thành công nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống xác định động vật với kết quả chính xác đến 94%, cho dù AI từng thấy chúng hay chưa.
Olson cho rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt động vật này hoạt động tốt hơn nhiều so với thẻ RFID đặc biệt với số lượng gia súc lớn. Ông nói: “Đây là một bước tiến lớn về độ chính xác”.
Mỏ vàng cho những kẻ săn trộm
Dù nhận dạng khuôn mặt động vật không gây ra một số vấn đề về quyền riêng tư, thiên vị hay giám sát như đối với con người, nó vẫn có những vấn đề riêng cần xem xét.
Trong khi công nghệ giám sát có thể giúp bảo vệ động vật, việc sử dụng không đúng cách hoàn toàn có thể là mối đe dọa với chúng. Tanya Berger-Wolf, đồng sáng lập và giám đốc của Wildbook.org, một nền tảng AI dành cho các dự án nghiên cứu về động vật hoang dã, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát quyền truy cập dữ liệu động vật.
Berger-Wolf nói: “Công cụ tuyệt vời cho các nhà khoa học và các khu bảo tồn cũng là mỏ vàng cho những kẻ săn trộm động vật hoang dã”. Nếu dữ liệu động vật bị lộ, kẻ săn trộm có thể sử dụng hình ảnh cùng tọa độ GPS được đính kèm để tìm ra chúng.
Ngoài ra, việc thu thập lượng lớn hình ảnh của từng loài động vật để huấn luyện AI là một nhiệm vụ rất khó khăn. Chưa kể ảnh chụp được phải từ nhiều góc nhìn, trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, không gặp vật cản, và được chụp liên tục theo thời gian.
Anil Jain, Giáo sư ngành khoa học máy tính tại Đại học Michigan, biết rõ hơn ai hết về những cản trở này. Ông và các đồng nghiệp đã nghiên cứu sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để theo dõi loài vượn cáo, khỉ vàng và tinh tinh. Năm 2018, họ phát triển một ứng dụng dành cho điện thoại Android có tên PrimID, cho phép người dùng so sánh các bức ảnh linh trưởng của riêng họ với các bức ảnh trong cơ sở dữ liệu của PrimID.
Jain, hiện không còn làm việc trong dự án PrimID, cho biết quá trình thu thập dữ liệu động vật vô cùng thách thức – đặc biệt là với loài vượn cáo có thể tụ tập trên cây. Ông lưu ý, mạng lưới nhận dạng khuôn mặt cho con người có thể được đào tạo với hàng triệu bức ảnh của hàng trăm nghìn người, PrimID và BearID cho đến nay chỉ dựa vào một phần rất nhỏ so với dữ liệu của con người.
Clapham nói: “Thực sự chúng ta có thể phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt này cho bất kỳ loài nào miễn là có thể thu thập được dữ liệu huấn luyện đủ tốt”.
Con người muốn chống lại công nghệ nhận diện
Tại Quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Belgrade của Serbia, những cụm camera hình vòm đã được gắn trên tường, âm thầm quét khuôn mặt của những người đi qua.
Đây chỉ là một trong 800 địa điểm được lắp đặt camera trang bị phần mềm nhận diện khuôn mặt được chính phủ Serbia mua từ Huawei hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, sự hiện diện của các camera an ninh đã vấp phải sự phản đối của không ít người dân, trong đó, nhiều nhà hoạt động đặt nghi vấn về hiệu quả và tính pháp lý của dự án, đồng thời chỉ trích biện pháp theo dõi tự động từ xa đang được áp dụng tại Belgrade.
Camera giám sát ở Quảng trường Cộng hòa tại Belgrade.
Thủ đô Serbia đang trải qua sự chuyển dịch từng được ghi nhận ở nhiều nơi khác. Công nghệ nhận diện đã được ứng dụng từ lâu tại các cửa khẩu hàng không và trên smartphone, cũng như trở thành công cụ giúp cảnh sát nhận diện tội phạm.
Tuy nhiên, nó ngày càng hiện diện nhiều hơn tại các không gian công cộng và riêng tư. Từ thủ đô của Peru đến Kenya, từ Nga đến Mỹ, hàng trăm thành phố đã lắp đặt camera trang bị nhận dạng khuôn mặt và khẳng định dữ liệu sẽ được truyền về các trung tâm điều hành để làm nên giải pháp "thành phố thông minh và an toàn" để đối phó tội phạm. Đại dịch Covid-19 càng đẩy nhanh tiến bộ phổ cập công nghệ này.
Xu hướng này đang phát triển mạnh nhất tại Trung Quốc, với hơn 100 thành phố mua các hệ thống giám sát dùng công nghệ nhận diện chỉ trong năm 2019, theo Jessica Batke, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung có trụ sở tại thành phố New York của Mỹ.
Tuy nhiên, sự phản đối đang xuất hiện tại nhiều quốc gia. Các nhà nghiên cứu và nhiều học giả đang cảnh báo về sự phổ biến của nhận dạng khuôn mặt, đồng thời kêu gọi áp dụng những biện pháp kiểm soát hoặc cấm hoàn toàn.
Nhiều thách thức pháp lý đã được đưa ra ở châu Âu và một phần nước Mỹ, trong đó những người chỉ trích nộp đơn kiện nhằm ngăn công nghệ nhận diện được cảnh sát triển khai. Nhiều thành phố Mỹ đã cấm các cơ quan chính quyền dùng công nghệ này hoặc thông qua những đạo luật yêu cầu minh bạch trong việc sử dụng của lực lượng an ninh.
Châu Âu và Mỹ cũng đang xem xét những đề xuất quản lý thiết bị nhận diện, kết quả trong những năm tới sẽ cho thấy mức độ giới hạn hoặc phát triển mở rộng của nhận dạng khuôn mặt. "Những làn sóng phản đối hiện nay đều đồng tình rằng các công nghệ nhận dạng khuôn mặt không phải điều tất yếu của cuộc sống", Amba Kak, học giả ngành luật tại Đại học New York, cho hay.
Lo ngại về gi ám sát
Steven Feldstein, nhà nghiên cứu chính sách ở Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ, cho biết 64 quốc gia đã triển khai công nghệ nhận diện trong giám sát vào năm 2019. Phần lớn sản phẩm được mua từ các công ty Trung Quốc, trong khi phần còn lại đến từ các doanh nghiệp Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Nga.
Dự án tại thủ đô Belgrade thể hiện những lo ngại về các "thành phố thông minh", trong đó, những người phản đối cho rằng không có bằng chứng cho thấy camera nhận diện giúp giảm tỷ lệ phạm pháp nhiều hơn camera thông thường, trong khi công chúng ít được biết thông tin về hệ thống này.
Huawei hồi năm 2018 ra thông cáo cho biết đang thử nghiệm hệ thống camera độ phân giải cao ở Belgrade. Tài liệu này khẳng định các camera đã giúp cảnh sát phá nhiều vụ án lớn và cải thiện tình hình an ninh ở nhiều sự kiện thể thao quan trọng. Chính phủ Serbia năm nay cũng thông báo kế hoạch mua thêm 8.000 máy quay để gắn trên xe tuần tra, cũng như đeo trên người các sĩ quan và công trình công cộng.
Một số chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp, như địa điểm lưu trữ dữ liệu từ camera và liệu nhà sản xuất Huawei có quyền truy cập chúng không. Chính phủ Serbia khẳng định tập đoàn Trung Quốc không được thu thập hay lưu trữ dữ liệu từ hệ thống ở Belgrade. Điều này vẫn gây ngờ vực khi thu thập lượng lớn dữ liệu để cải thiện thuật toán là một trong những lý do các tập đoàn lớn tham gia triển khai công nghệ giám sát sử dụng AI.
Th úc đ ẩy trong đại dịch
Hồi tháng 3, Vladimir Bykovsky, cư dân Moskva vừa trở về từ Hàn Quốc, rời căn hộ của mình chỉ trong vài phút để vứt rác. Cảnh sát xuất hiện tại nhà anh chỉ sau nửa tiếng, cho biết Bykovsky đã vi phạm quy định cách ly Covid-19 và sẽ bị phạt hành chính.
Hệ thống camera tại một ga tàu điện ở Moskva hồi tháng 1/2020.
Các sĩ quan cho biết camera bên ngoài khu căn hộ của Bykovsky được kết nối với hệ thống giám sát dùng công nghệ nhận diện đang triển khai trên phạm vi thủ đô Moskva. "Họ nói nhận được thông báo một người tên Vladimir Bykovsky đã vi phạm lệnh cách ly. Tôi rất bất ngờ", Bykovsky nhớ lại.
Hệ thống giám sát video diện rộng được triển khai hồi ở thủ đô Nga hồi tháng 1, sử dụng phần mềm của công ty NtechLab có trụ sở tại Moskva. Giám đốc Alexey Minin cho biết đây là hệ thống nhận diện trực tiếp lớn nhất thế giới, trong khi đồng sáng lập NtechLab Artem Kukharenko cho biết phần mềm này được dùng ở nhiều thành phố trên khắp nước Nga.
Khi được hỏi về hiệu quả trong ngăn chặn tội phạm, Minin đề cập tới thông tin nhiều hooligan bị bắt tại Moskva trong thời gian diễn ra World Cup 2018, khi đó hệ thống của NtechLab đang chạy thử nghiệm. Một số thông tin khác cho biết 200 vụ vi phạm cách ly Covid-19 đã được hệ thống phát hiện trong vài tuần đầu tiên thủ đô Moskva áp lệnh phong tỏa.
Tương tự Nga, chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và nhiều nước cũng sử dụng nhận diện để truy vết tiếp xúc và thực thi lệnh phong tỏa. Giám đốc điều hành sân bay Heathrow của Anh hồi tháng 5 cho biết sẽ thử nghiệm máy quét thân nhiệt trang bị camera nhận diện khuôn mặt để nhận diện những người có nguy cơ mang nCoV. Hàng loạt công ty cũng khẳng định sẽ nâng cấp công nghệ để nhận diện người đeo khẩu trang.
Mọi người đều c ó thông tin trong cơ s ở dữ liệu
Một lo ngại khác, đặc biệt tại Mỹ, là danh sách theo dõi được cảnh sát sử dụng để so sánh hình ảnh có thể bị sai sót và nhiều người bị đưa vào cơ sở dữ liệu mà không biết. Các nhà nghiên cứu tại Địa học Georgetown ước tính khoảng một nửa công dân Mỹ có mặt trong mạng lưới nhận diện của lực lượng hành pháp, bởi nhiều bang cho phép cảnh sát truy cập cơ sở dữ liệu bằng lái xe.
Hồi đầu năm nay, New York Times cảnh báo công ty phần mềm Clearview AI đã lấy hàng tỷ hình ảnh từ các mạng xã hội và tập hợp chúng vào cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt. Sản phẩm của Clearview AI được nhiều lực lượng cảnh sát trong và ngoài Mỹ sử dụng.
"Vụ bê bối Clearview thu hút sự chú ý đến điều mà nhiều nhà nghiên cứu dự đoán từ lâu. Đó là những công nghệ đủ sức nhận diện trên diện rộng ngày càng dễ tiếp cận và không đòi hỏi thiết bị quá phức tạp để vận hành", Ben Sobel, chuyên gia về quản lý AI tại Đại học Harvard, nhận xét.
Twitter, Facebook và YouTube đã yêu cầu Clearview ngừng lấy dữ liệu, cho rằng điều này vi phạm điều khoản sử dụng của họ. Nhiều đơn kiện Clearview cũng được gửi lên tòa án, trong đó có các vụ kiện tại bang Illinois, nơi cho phép các cá nhân kiện doanh nghiệp thu thập dữ liệu sinh trắc của họ mà không được phép.
Clearview không phải công ty duy nhất thu thập ảnh khuôn mặt người dùng trên mạng. Công ty PimEyes ở Ba Lan cũng lập trang web cho phép mọi người tìm ảnh trùng khớp trên mạng và khẳng định họ đã thu thập hơn 900 triệu hình ảnh, dù tuyên bố nguồn ảnh không lấy từ mạng xã hội.
K êu g ọi kiểm so át ch ặt chẽ hơn
Nhiều tổ chức và cả những tập đoàn như Google, Amazon, IBM và Microsoft đều kêu gọi cấm sử dụng nhận dạng khuôn mặt, ít nhất là trong hoạt động của cảnh sát, cho tới khi những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn được thực thi.
Thử nghiệm phần mềm nhận diện người đeo khẩu trang ở Bắc Kinh.
Trong ứng dụng thương mại, nhiều nhà nghiên cứu lo ngại các điều luật tập trung vào việc xin phép người dùng chấp thuận nhận diện là chưa đủ. "Rất khó để từng cá nhân hiểu mối đe dọa khi chấp nhận quyền truy cập dữ liệu, họ cũng không có cách nào để thực sự từ chối", Woodrow Hartzog, giảng viên ngành luật và khoa học máy tính ở Đại học Đông Bắc ở thành phố Boston, Massachusetts, nêu quan điểm.
Hartzog coi nhận diện là "công nghệ nguy hiểm nhất từng được phát minh", kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua đạo luật cấm thu thập và lưu trữ hình ảnh khuôn mặt tại những nơi như nhà hàng và phòng tập gym, cũng như cấm dùng công nghệ nhận diện với quy trình ra quyết định tự động trong hoạt động cảnh sát, quảng cáo nhắm đối tượng và thuê nhân lực.
Ở Trung Quốc, nhiều người cũng tỏ ra không thoải mái với sự phổ biến của công nghệ nhận diện do một số công ty tư nhân triển khai. Khảo sát hơn 6.000 người tại Quảng Châu cuối năm 2019 cho thấy 80% người được hỏi lo ngại về khả năng an ninh của các hệ thống nhận diện, trong khi 83% người muốn có thêm quyền kiểm soát dữ liệu khuôn mặt của họ như quyền xóa ảnh.
Truyền thông Trung Quốc cũng đặt nghi vấn về sử dụng công nghệ nhận diện, còn chính phủ đang bổ sung các điều luật bảo vệ dữ liệu chặt chẽ hơn.
Luật pháp tại châu Âu cho rằng cảnh sát có thể xử lý dữ liệu vì mục đích sinh trắc học nếu cần thiết và phải thực hiện những biện pháp bảo vệ cần thiết. Tuy nhiên, câu hỏi là liệu có phù hợp không khi hàng chục nghìn người bị theo dõi chỉ để bắt một tên tội phạm, nhiều nhà nghiên cứu nêu quan điểm. Các thẩm phán Anh cho rằng điều này là phù hợp, nhưng chỉ khi việc này được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khuôn khổ quản lý AI, đặt ra nhiều điều luật về sinh trắc học. Tài liệu do EU công bố cho rằng sẽ cần nhiều điều luận đặc biệt cho AI "có độ nguy hiểm cao", trong đó bao gồm phần mềm nhận diện. Phần lớn chuyên gia và doanh nghiệp bình luận về tài liệu này đồng tình rằng cần có thêm nhiều quy định để sử dụng nhận diện tại nơi công cộng.
AI sẽ nhận diện được khuôn mặt đeo khẩu trang Công nghệ nhận diện sẽ chỉ cần phân tích một phần khuôn mặt để xác định danh tính. Trước khi đại dịch bùng phát toàn cầu, hệ thống nhận diện khuôn mặt hoạt động bằng cách đối chiếu khoảng cách giữa các đặc điểm trên khuôn mặt của hình ảnh gốc và ảnh mục tiêu cần nhận diện. Tuy nhiên, khi con người...
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nguoi-chui-qua-cua-taxi-tren-cao-toc-tphcm-trung-luong-co-tam-ly-bat-on-600x432-245-7372360-250x180.webp)
![Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ vì tội trộm cắp](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/ca-si-lynda-trang-dai-bi-bat-o-my-vi-toi-trom-cap-600x432-460-7372027-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương khi đang bầu 3 tháng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tinh-trang-dang-lo-cua-quynh-luong-khi-dang-bau-3-thang-600x432-b41-7372559-250x180.webp)
![Tranh cãi giọng hát của Hoa hậu Thùy Tiên trong MV Top 1 Trending đang làm mưa làm gió Vpop](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tranh-cai-giong-hat-cua-hoa-hau-thuy-tien-trong-mv-top-1-trending-dang-lam-mua-lam-gio-vpop-600x432-df5-7373732-250x180.webp)
![Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/y-tuong-gay-soc-cua-tong-thong-trump-ve-dai-gaza-600x432-f7b-7372962-250x180.webp)
![Tiết lộ về nữ doanh nhân ở Hải Dương nhảy xuống hồ cứu 3 cháu bé](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/tiet-lo-ve-nu-doanh-nhan-o-hai-duong-nhay-xuong-ho-cuu-3-chau-be-600x432-039-7371920-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut](https://t.vietgiaitri.com/2024/1/6/nang-cao-nang-caova-bien-doi-hinh-anh-cua-ban-bang-trinh-chinh-sua-video-truc-tuyen-capcut-600x432-274-7075705-250x180.jpg)
Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut
![Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cach-dang-facebook-de-co-nhieu-luot-thich-va-chia-se-600x432-62c-6804125-250x180.jpg)
Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ
![Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/them-nhieu-bang-cua-my-cam-tiktok-600x432-622-6804122-250x180.jpg)
Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok
![Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/microsoft-cam-khai-thac-tien-dien-tu-tren-cac-dich-vu-dam-may-de-bao-ve-khach-hang-600x432-870-6804114-250x180.jpg)
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng
![Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/facebook-tran-ap-hang-loat-cong-ty-phan-mem-gian-diep-600x432-a41-6804110-250x180.jpg)
Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp
![Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/meta-doi-mat-cao-buoc-vi-pham-cac-quy-tac-chong-doc-quyen-voi-muc-phat-118-ty-do-600x432-18f-6804106-250x180.jpg)
Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô
![Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/khong-can-tham-do-musk-nen-som-tu-chuc-ceo-twitter-600x432-dd7-6804086-250x180.jpg)
Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter
![Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/dai-ly-viet-nhap-iphone-14-kieu-bia-kem-lac-600x432-5eb-6804078-250x180.jpg)
Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'
![Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/khai-truong-he-thong-ve-dien-tu-va-dich-vu-trai-nghiem-thuc-te-ao-xr-tai-quan-the-di-tich-co-do-hue-600x432-e68-6804057-250x180.jpg)
Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế
!['Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/do-khoc-do-cuoi-voi-tinh-nang-tro-giup-nguoi-bi-tai-nan-oto-cua-apple-600x432-c5d-6804051-250x180.jpg)
'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple
![Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/xiaomi-sa-thai-hang-nghin-nhan-su-600x432-fd5-6804032-250x180.jpg)
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự
![Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/apple-se-bat-dau-san-xuat-macbook-tai-viet-nam-vao-giua-nam-2023-600x432-137-6804027-250x180.jpg)
Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm
![Tử vi 12 con giáp 8/2: Dậu công việc viên mãn, Hợi tiền bạc dồi dào](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tu-vi-12-con-giap-82-dau-cong-viec-vien-man-hoi-tien-bac-doi-dao-600x432-ecf-7374081-250x180.webp)
Tử vi 12 con giáp 8/2: Dậu công việc viên mãn, Hợi tiền bạc dồi dào
Trắc nghiệm
09:14:56 08/02/2025![Ukraine bất ngờ ồ ạt tấn công, "vòng cung Kursk" đang rung chuyển dữ dội](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ukraine-bat-ngo-o-at-tan-cong-vong-cung-kursk-dang-rung-chuyen-du-doi-600x432-9cf-7374077-250x180.webp)
Ukraine bất ngờ ồ ạt tấn công, "vòng cung Kursk" đang rung chuyển dữ dội
Thế giới
09:14:27 08/02/2025![Chi tiết lộ rõ thái độ Phương Nhi với Lương Thuỳ Linh sau nghi vấn trục trặc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chi-tiet-lo-ro-thai-do-phuong-nhi-voi-luong-thuy-linh-sau-nghi-van-truc-trac-600x432-675-7374076-250x180.webp)
Chi tiết lộ rõ thái độ Phương Nhi với Lương Thuỳ Linh sau nghi vấn trục trặc
Sao việt
09:11:34 08/02/2025![Park Bom (2NE1) khoe body đồng hồ cát "đốt mắt" dân mạng, lần đầu lộ hình xăm ngay vị trí táo bạo](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/park-bom-2ne1-khoe-body-dong-ho-cat-dot-mat-dan-mang-lan-dau-lo-hinh-xam-ngay-vi-tri-tao-bao-600x432-5ae-7374070-250x180.webp)
Park Bom (2NE1) khoe body đồng hồ cát "đốt mắt" dân mạng, lần đầu lộ hình xăm ngay vị trí táo bạo
Sao châu á
09:08:46 08/02/2025![Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lat-xe-khach-tai-phu-yen-khien-3-nguoi-chet-nhieu-nguoi-bi-thuong-600x432-d12-7374048-250x180.webp)
Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương
Tin nổi bật
08:33:16 08/02/2025![Ju Ji Hoon: Thẳng thắn nhưng không bao giờ thô lỗ trên phim trường](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ju-ji-hoon-thang-than-nhung-khong-bao-gio-tho-lo-tren-phim-truong-600x432-f14-7374041-250x180.webp)
Ju Ji Hoon: Thẳng thắn nhưng không bao giờ thô lỗ trên phim trường
Hậu trường phim
08:30:51 08/02/2025![Nhận miễn phí tựa game trị giá gần 200k trên Steam, đồ họa mãn nhãn người chơi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nhan-mien-phi-tua-game-tri-gia-gan-200k-tren-steam-do-hoa-man-nhan-nguoi-choi-600x432-03a-7374036-250x180.webp)
Nhận miễn phí tựa game trị giá gần 200k trên Steam, đồ họa mãn nhãn người chơi
Mọt game
08:26:59 08/02/2025![Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kien-giang-lot-danh-sach-nhung-dia-danh-than-thien-nhat-the-gioi-600x432-c9d-7374017-250x180.webp)
Kiên Giang lọt danh sách 'Những địa danh thân thiện nhất thế giới'
Du lịch
08:10:07 08/02/2025![Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khong-thoi-gian-tap-37-thuong-dot-ngot-hi-sinh-trong-khi-lam-nhiem-vu-600x432-dfd-7374000-250x180.webp)
Không thời gian - Tập 37: Thương đột ngột hi sinh trong khi làm nhiệm vụ
Phim việt
08:00:06 08/02/2025![Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bung-binh-tinh-tay-6-xoan-nao-nhat-showbiz-viet-erik-yeu-toi-3-co-trong-4-nam-nguoi-nay-yeu-nguoi-kia-nhuc-cai-dau-600x432-7d3-7373993-250x180.webp)
Bùng binh tình tay 6 "xoắn não" nhất showbiz Việt: Erik yêu tới 3 cô trong 4 năm, người này yêu người kia "nhức cái đầu"
Nhạc việt
07:56:50 08/02/2025![Phát sốt nhan sắc đẹp đến siêu thực của bạn gái cũ Lee Min Ho sau 3 năm mất hút](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phat-sot-nhan-sac-dep-den-sieu-thuc-cua-ban-gai-cu-lee-min-ho-sau-3-nam-mat-hut-600x432-f68-7373985-250x180.webp)