Công nghệ mới giúp bệnh nhân ghép phổi ít đau đớn, giảm mạnh chiều dài vết cắt
Một bệnh viện Tây Ban Nha đã tiến hành mổ ghép phổi sử dụng robot và cách tiếp cận mới giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Nhân viên y tế tại bệnh viện Đại học Vall d’Hebron (Tây Ban Nha) sử dụng robot trong phẫu thuật ghép phổi ngày 3/4. Ảnh: Reuters
Hãng AP (Mỹ) ngày 17/4 đưa tin các bác sĩ tại bệnh viện Đại học Vall d’Hebron ở Barcelona đã sử dụng một robot 4 tay có tên “ Da Vinci” để rạch qua lớp da, mỡ và cơ của bệnh nhân rồi lấy phổi bị tổn thương ra ngoài sau đó ghép lá phổi mới qua vết rạch dài 8 cm trong phần dưới của xương ức, ngay trên cơ hoành. Bệnh nhân được phẫu thuật có tên Xavier (65 tuổi) cần phải ghép phổi do xơ phổi.
Phương thức mới này gây ít đau đớn hơn cho bệnh nhân bởi vết thương sẽ đóng lại dễ dàng. Bên cạnh đó, nó cũng được đánh giá là an toàn hơn phương pháp truyền thống vốn thường tạo vết cắt 30 cm và kéo theo thời kỳ hậu phẫu cần phải điều trị cẩn thận.
Bà Albert Jauregui, người đứng đầu khoa phẫu thuật lồng ngực và ghép phổi tại bệnh viện Vall d’Hebron ngày 17/4 chia sẻ với các phóng viên: “Chúng tôi tin rằng đó là một công nghệ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thời kỳ hậu phẫu và giảm đau. Chúng tôi hy vọng rằng kỹ thuật này sẽ được phổ biến đến thêm nhiều nơi”. Kỹ thuật này mới được sử dụng để điều trị ung thư phổi.
Tây Ban Nha là một trong những nước dẫn đầu thế giới về cấy ghép nội tạng. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Tây Ban Nha, năm 2022 có tổng cộng 5.383 ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng tại nước này với trung bình mỗi ngày có 7 người hiến tạng và 15 ca ghép.
Thái Lan tiếp tục khẳng định hiệu quả khi tiêm vaccine phòng COVID-19
Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan ngày 8/2 cho biết, biến thể phụ CH.1.1 mới của Omicron - đã được phát hiện ở 67 quốc gia bao gồm cả Thái Lan - có thể tránh được khả năng miễn dịch do vaccine kháng thể tác dụng kéo dài (LAAB) tạo ra nhưng hiện tỷ lệ lây truyền thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 15/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cục trưởng Cục Khoa học y tế, Tiến sĩ Supakit Sirilak, thừa nhận có mối quan ngại rằng CH.1.1 có thể gây bất lợi cho hiệu quả của các mũi tiêm LAAB được sử dụng cho những người có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người mắc bệnh thận mãn tính, ung thư và nội tạng, bệnh nhân cấy ghép nội tạng...
Tiến sĩ Supakit nhấn mạnh các mũi tiêm LAAB vẫn có hiệu quả để tăng cường khả năng miễn dịch của con người chống lại COVID-19. Ông cũng cho biết Cục Khoa học Y tế đang theo dõi chặt chẽ các đột biến của virus, trong đó BN.1 là biến thể phụ chiếm ưu thế kể từ tháng 1. Ông không cho rằng CH.1.1 sẽ thay thế BN.1 do tốc độ truyền khác nhau của chúng.
Trong tuần tính từ ngày 28/1 đến ngày 3/2, có 94 người - bao gồm 87 người Thái Lan và 7 người nước ngoài - có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong các lần kiểm tra ban đầu. Tiến sĩ Supakit cho biết, biến thể phụ BA.2.75 được phát hiện trong 82 trường hợp, tiếp theo là BA.4/BA.5 trong 8 trường hợp và các biến thể khác trong 4 trường hợp còn lại.
Tiến sĩ Supakit cũng cho biết Cục Khoa học Y tế sẽ theo dõi các đột biến của virus bằng cách sử dụng toàn bộ trình tự bộ gene hai tuần một lần, thay vì tiến hành xét nghiệm di truyền đa hình đơn nucleotide (SNP) cho các biến thể phụ được chỉ định.
New Zealand có tiềm năng tham gia AUKUS Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết trong tương lai, New Zealand có thể trở thành thành viên mới của liên minh AUKUS cùng với Australia, Anh và Mỹ. Một quân nhân của Quân đội New Zealand đang quan sát các tàu chiến cập cảng Waitemata. Ảnh: AFP Trả lời phỏng vấn đài Radio New Zealand ngày 9/8, bà Wendy Sherman...