Công nghệ mới để những chiếc điện thoại giúp giảm tai nạn giao thông
Gọi điện mọi lúc. Nhắn tin mọi nơi. Chơi game mọi chỗ…Điện thoại di động từ khi ra đời đến nay đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại. Vào khoảng những năm 1993, MobiFone – Mạng điện thoại di động đầu tiên của Việt Nam – đi vào hoạt động, sẽ rất hiếm khi bạn thấy một người có thể đi trên đường, tai ốp vào chiếc điện thoại hay hình ảnh của những người cúi gằm mặt vào điện thoại nhắn tin (Hình ảnh thường thấy trên đường phố ngày nay).
Thậm chí, vào lúc bấy giờ, những chiếc điện thoại đầu tiên ở Việt Nam chỉ là những cục gạch Motorola, những chiếc điện thoại này ngoài chức năng gọi điện, nhắn tin thì gần như không hề có bất cứ một ứng dụng nào khác. Tuy nhiên, ngày nay, điện thoại di động đã phát triển vượt quá mức tưởng tượng, thậm chí ngay cả khi đi chơi với bạn bè, màn hình điện thoại vẫn là một mục tiêu mà đôi mắt bạn hướng vào. Những chiếc smartphone với đủ thứ chức năng giải trí đã trở thành thú tiêu khiển không thể thiếu mỗi ngày của chúng ta.
Nhưng chẳng lẽ điện thoại di động chỉ dừng lại ở đó? Những chiếc máy luôn gắn liền với cuộc sống của chúng ta sẽ chỉ như một món đồ giải trí, có thể mang theo hoặc cất bỏ ở một nơi nào đó tùy theo sở thích của chúng ta. Hãng sản xuất General Motors (GM) sẽ không đồng ý với suy nghĩ đó.
Hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng của Hà Lan đang nhắm tới mục tiêu phát triển một hệ thống tương tự như V2I ( Vehicle- to- Infrastruture: Hệ thống giao tiếp phương tiện giao thông với cơ sở hạ tầng) và V2V (Vehicle- to- Vehicle: Hệ thống giao tiếp giữa các phương tiện giao thông với nhau). Những hệ thống này được tạo ra để cho phép các loại xe thông minh của tương lai có thể tự nhận biết được môi trường đường phố cũng như các phương tiện xung quanh để có thể tự động hoạt động được. Con người chính là nguyên nhân lớn nhất gây tai nạn trên đường phố, do đó, với những hệ thống giao tiếp thông minh này, hệ thống đường bộ sẽ trở nên đỡ lộn xộn hơn so với khi con người một mình làm chủ tay lái.
Những tai nạn trên đường như thế này chủ yếu là do nguyên nhân con người.
Video đang HOT
Những hệ thống như V2I hay V2V không phải lần đầu tiên xuất hiện trong công nghệ sản xuất xe hơi, tuy nhiên, điểm đặc biệt của hệ thống nhận biết do hãng GM đang tiến hành phát triển là những chiếc xe có thể nhận biết cả người đi bộ lẫn những người đi xe đạp. Đối với việc nhận biết xe cộ hay môi trường xung quanh, những chiếc xe hơi thường sử dụng công nghệ giao tiếp tầm ngắn DSRC, tuy nhiên, công nghệ nhận biết khách bộ hành hay người đi xe đạp sẽ sử dụng đến kết nối Wi-Fi. Với công nghệ mới này, những chiếc máy điện thoại, thậm chí là một chiếc PSP có khả năng kết nối Wi-Fi cũng có thể trở thành phương tiện bảo vệ cho bạn trên đường. Những chiếc xe hơi hay những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ Wi-Fi direct sẽ kết nối trực tiếp với nhau mà không cần đến những Wi-Fi hotspot (Điểm truy cập không dây).
Với công nghệ này, những người ngồi đằng sau tay lái có thể dễ dàng tránh được những người đi bộ đang đi ngang qua đuôi xe khi xe đang lùi hoặc tránh khỏi những người đi xe đạp đang đi trong điểm mù của người lái xe. Công nghệ Wi-Fi Direct sẽ được áp dụng với các dòng xe Chevrolet, Cadillac, Buick…mới do GM sản xuất.
Và dành cho những người đi bộ, đi xe đạp đang sở hữu thói quen xấu là sử dụng điện thoại trên đường, những nhà phát triển tại GM sẽ tạo ra những loại app với tính năng cảnh báo dành cho điện thoại để giữ những người này xa khỏi vòng nguy hiểm.
Một ứng dụng nữa khi sử dụng công nghệ Wi-Fi Direct một cách rộng rãi như vậy, đó là những phương tiện có thể kết nối trong phạm rất rộng. Ngay cả khi bạn đang phi xe trên đường cao tốc, bạn vẫn có thể tải những thứ mình cần từ máy tính bàn đặt tại nhà lên chiếc điện thoại của mình.
Nhược điểm của hệ thống lái tự động này cũng có thể đến một phần từ con người. Khi hệ thống hoàn thành, chúng ta sẽ có những chiếc xe lái tự động, không cần phải động tay lên vô-lăng. Cũng chính vì khả năng tự động hoàn hảo mà hệ thống giao tiếp này có thể mang đến, con người có thể sẽ không còn chú ý đến những gì xảy ra trên đường nữa. Và rắc rối sẽ xảy ra với những người quên mất chiếc điện thoại ở nhà hoặc những người không đủ tiền để sở hữu những chiếc điện thoại với công nghệ kết nối Wi-Fi Direct.
Theo Genk
Tin vịt: Vợ ngoại tình nên kiện nhà mạng
Một anh chàng kiện một mạng điện thoại di động chỉ vì... vợ anh ta ngoại tình.
Số là một lần anh chàng này đi công tác xa, trước ngày về anh ta nhắn tin thông báo cho vợ rằng mình sẽ về vào giờ đấy, ngày đấy. Tuy nhiên khi đến nhà đúng như lịch trình, anh ta phát hiện ra vợ mình vẫn còn nằm trên giường với tay hàng xóm. Lấy điện thoại của vợ ra kiểm tra, không thấy có tin nhắn, anh ta đã nổi điên, lập tức đâm đơn... kiện hãng viễn thông vì chất lượng mạng quá tồi.
*
* *
Cuộc thi "Ai giống vua hài Sác-lô"
Vua hài Sác Lô, sinh ra ở Walworth, London, Anh và thành danh từ Mỹ và nổi tiếng trên toàn thế giới. Năm 1952 ông trở về thăm quê hương thì bất ngờ gặp một cuộc thi "Ai giống Sác Lô nhất?". Ông đã rất vui vẻ ghi tên dự thi. Kết quả chung cuộc ông đã giành được giải... ba. Dĩ nhiên nhận được kết quả này là bởi ban giám khảo cuộc thi không hề biết ông chính là Sác Lô "xịn".
*
* *
Tại sao thích đi lính?
Các nhà sử học và xã hội học tại châu Âu đã nghiên cứu để tìm nguyên nhân tại sao trong hai cuộc chiến tranh thế giới đầu thế kỷ 20 người ta có thể huy động nhiều đàn ông đến vậy tham gia vào cuộc chiến. Có khá nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là: Vì có nhiều người đàn ông chưa vợ và họ thích chiến tranh, số còn lại (chiếm đa số) là những người đàn ông đã có vợ và họ thích... "hòa bình", những người này ra chiến trường để mong tìm được sự yên tĩnh. Nghe đâu kết quả nghiên cứu này có thể sẽ được trao giải Ig Nobel vào năm tới.
*
* *
Thịt cho nấu... giả cầy
Theo một trắc nghiệm xã hội, ở đời những anh chàng thích nhậu, nấu ăn ngon thường vớ phải các cô vợ "chém to kho mặn". Để ám chỉ các cô vợ này, hiệp hội "những người đàn ông ưa nhậu" dùng thành ngữ: "Thịt chó nấu giả cầy". Lý giải điều này, một vị trong hiệp hội cho biết: "Đến thịt chó mà còn không nấu được cho giống thịt chó thì còn nói chuyện... chó gì nữa".
*
* *
Sửa cả lời hát
Một người đàn ông rất gia trưởng sau khi nghe bài hát "Ba ngọn nến lung linh" của nhạc sỹ Ngọc Lễ đã cho rằng nội dung bài hát thì tạm được nhưng ông khăng khăng phải sửa câu đầu tiên thành: "Ba là cây nến... to". Mặc dù hơi khó hát nhưng như vậy nó mới thể hiện được cái... tầm của người cha.
Theo vnexpress