Công nghệ gen liệu có thắng HIV?
Các nhà khoa học đã tìm đủ cách những mong tiêu diệt được HIV, nhưng hiên nay ước mơ ây vân chỉ là con số không. Tuy nhiên ước mơ tiêu diệt vĩnh viễn căn bệnh thê kỷ này lại vân cháy bỏng. Câu chuyện cứ như mơ ấy bắt đầu từ một phòng thí nghiệm sinh học ở California.
Độ “khủng” của HIV
Trong thời đại ngày nay, một bệnh mà người ta thường cảnh báo nhiều nhất đó là AIDS. Bệnh do HIV gây ra. Đây là một loại virut gây bệnh cho con người có thể gọi là “khủng” nhất trong hàng các virut. Chúng cũng chỉ là những sinh thể sống có một bộ gen di truyền và một vỏ bao bên ngoài như bao loại virut khác nhưng chúng lại sở hữu những đặc tính khôn ngoan mà cho đến giờ khoa học vẫn chưa tìm ra cách chế ngự chúng.
Cái khôn ngoan của virut ấy là chúng không tấn công vào những tế bào bình thường mà lại tấn công vào những tế bào trọng yếu nhất của cơ thể (tê bào miễn dịch, đặc biệt là các tế bào lympho T). Đây là những tế bào tối cao có chức năng thực hiện thẩm quyền miễn dịch giúp cơ thể loại bỏ tất cả những mầm bệnh và vật thể xâm nhập. Không có các tế bào này, cơ thể chúng ta không thực hiện “phân cắt” hay tiêu hủy mầm bệnh được, cho dù đó là những mầm bệnh yếu xìu. Chính vì thế mà những người bị nhiễm HIV sẽ bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và người bệnh sẽ tử vong vì các bệnh nhiễm trùng nặng nề khác.
Và cho đến nay, người ta vẫn chưa thể tìm ra được một loại thuốc đặc trị nào cho HIV vì chúng không bao giờ tự sinh sản. Nhưng HIV lại có một cách để nhân lên số lượng, đó là tích hợp bộ gen của chúng với bộ gen của tế bào người. Khi tích hợp thành công thì HIV truyền đạt một mệnh lệnh là hãy thực hiện tổng hợp ra những virut mới mà không phải là đi phòng ngự nữa. Các tế bào này vô hình trung là những kẻ “phản gián” đầy nguy hiểm. Nhưng chúng ta không thể tiêu diệt hết những tế bào này vì làm như thế nghĩa là người có HIV cũng sẽ tử vong theo.
Và những hy vọng hé mở
Năm 2007, một bệnh nhân AIDS tại Berlin, Đức đã có được sức đề kháng tự nhiên với HIV sau khi được nhận máu từ một người cho đặc biệt. Người này bị khuyết thiếu gen CCR5, một loại gen chịu trách nhiệm tổng hợp ra các thụ cảm thể mở đường cho virut đi vào. HIV muốn thâm nhập được vào tế bào người thì cần phải có mặt một thụ cảm thể do gen CCR5 mã hoá. Một số người (theo nghiên cứu, chiếm khoảng 1% dân số người da trắng) lại khuyết thiếu gen CCR5, do đó những người này có sức miễn dịch tự nhiên với HIV. Điều này đã được kiểm chứng khi truyền máu từ người cho như vậy vào một bệnh nhân HIV tại Berlin cách đây 4 năm.
Video đang HOT
Cuộc thử nghiệm đã thành công nhất định và mở ra một hy vọng, nhưng người ta chưa kịp vui mừng được bao lâu thì lại lâm vào thế bê tắc. Vì công việc tìm kiếm những người có đặc điểm gen như vậy thực chẳng dễ chút nào. Thậm chí có tìm thấy đi chăng nữa thì sự bất đồng về miễn dịch cũng khó có khả năng thành công. Ngay lập tức, một câu hỏi đầy nghi vấn được đặt ra, vậy liệu chúng ta có thể loại bỏ gen CCR5 trên tế bào máu của chính bệnh nhân và sử dụng chúng để loại trừ HIV? Như để trả lời, các nhà khoa học lại mở cửa phòng thì nghiệm và những cuộc thí nghiệm mới lại bắt đầu.
Mô hình HIV trong cơ thê.
Một công ty chuyên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học là Sangamo BioSciences Inc., California, Mỹ phối hợp với Trường đại học Canifornia đã tiến hành thử nghiệm. Họ thử tiến hành cắt bỏ đoạn gen CCR5 để xem liệu những tế bào này có thể kháng cự với HIV không. Kết quả bước đầu, họ đã cắt bỏ thành công đoạn gen mã hoá tai hại trên.
Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm trên 6 người đàn ông bị nhiễm HIV tham gia thử nghiệm trên tinh thần tự nguyện. Những bệnh nhân này được lọc máu và được loại bỏ một phần nhỏ các tế bào lympho T, những tế bào là đích tấn công của HIV. Sau đó người ta thu hồi những tế bào này (tế bào chưa có virut) vào một dụng cụ riêng biệt và thêm vào hỗn hợp tế bào này một hợp chất định vị gen. Kết quả, 1/4 các tế bào đã được cắt bỏ hoàn toàn đoạn gen CCR5. Các tế bào này trước khi đem đi điều trị (truyền quay trở lại cho bệnh nhân) được trộn vào hỗn hợp các yếu tố kích thích sự phát triển để chúng nhân lên. Một nửa trong số họ được truyền lại 2,5 tỷ tế bào lympho mất gen của chính họ và nửa còn lại nhận 5 tỷ tế bào loại này.
3 tháng sau đó, các bệnh nhân này đã có gấp 3 lần số lượng các tế bào lympho cắt gen được sản sinh. Như vậy là dấu hiệu sinh tồn đã bắt đầu. Người ta thấy sự xâm nhập của HIV vào cơ thể người không thể xuyên thủng những tế bào trên và không thể nào tiêu diệt chúng. Ngược lại, các tế bào lympho còn sinh sản mạnh hơn. Mặc dù số lượng chưa nhiều, nhưng hình như người bệnh đang hồi phục. Điều này được thể hiện ở số lượng các tế bào lympho tăng. Kết quả này được báo cáo tại một hội nghị khoa học ở Boston và người ta đã để lại cho các chuyên gia nhiều bất ngờ thú vị.
Liệu chúng ta có thể thành công?
Như vậy là khoa học bước đầu đã làm đảo ngược tình thế. Người ta chưa tiến hành kiểm nghiệm số lượng HIV sau khi điều trị, nhưng cho dù như thể nào thì rõ ràng phương pháp này mang một tính khả quan. Người bệnh có thể tự sử dụng những tế bào của mình đê chữa bệnh cho mình mà không còn lo lắng về các hiện tượng như thải ghép, bất đồng miễn dịch…
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để có thể mãn nguyện. Người ta vẫn chưa thể trả lời được nhiều câu hỏi liên quan. Ví dụ như những người sinh ra không có gen CCR5 thì hoàn toàn khỏe mạnh nhưng liệu khi chúng ta xoá bỏ gen này ra khỏi bản đồ gen người thì chúng ta có thể có những rắc rối nào không hay là chúng ta lại phải mang một loại bệnh khác chưa từng có trong y văn.
Thứ hai, liệu HIV có thể có đột biến xâm nhập vào cả được những tế bào đã cắt gen sau một thời gian điều trị không? Vì người ta thấy nhiều loại virut có thể thay đổi thụ cảm thể nhận cảm để đi vào tế bào nếu như thụ cảm thể vốn có của nó bị ức chế. Và người ta đã quan sát được hiện tượng này ở HIV trong giai đoạn nặng. Vậy đây có phải là giải pháp có tính khả thi tuyệt đối. Đáp số cho câu hỏi liệu chúng ta có thắng vẫn còn đang ở phía trước
Theo Sức Khỏe Đời Sống
'Chuyện ấy" nóng hơn sau khi cãi nhau
Việc nhiều cặp vợ chồng làm lành trong phòng ngủ sau khi cãi nhau không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thực tế, một vài nghiên cứu cho rằng "chuyện chăn gối" thường "nóng" hơn sau những trận cãi vã.
Ảnh minh họa
Lúc vợ chồng cãi nhau, bạn sẽ dễ quên rằng mình vẫn còn yêu bạn đời của mình. Việc thường xuyên nhắc nhở bản thân về những điều khiến bạn yêu và đánh giá cao chồng sẽ giúp bạn lấy lại những cảm giác yêu thương một cách nhanh chóng khi xảy ra tranh cãi. Khi chúng ta cảm thấy tức giận, bị tổn thương hay xa lạ, chúng ta sẽ ít có cơ hội thành công trong lúc dàn hoà.
Không cần quan tâm tới những kiểu "chiến tranh nóng", tất cả chúng ta đều biết mình sẽ nói năng không được lưu loát hay thường bị rơi vào tình trạng "giận quá mất khôn" với những lời lẽ thiếu thiện chí khi đang "nổi cơn tam bành". Đôi khi, bạn còn thốt ra những câu nói làm tổn thương bạn đời và có xu hướng xúc phạm hơn là xoa dịu cơn thịnh nộ. Và rồi sau đó chúng ta buộc phải xin lỗi vì những lời phê bình, chỉ trích cũng như giải quyết những hậu quả của hành động tai hại đã xảy ra khi vợ chồng cãi nhau. Vậy tại sao chúng ta phải làm điều đó khi ai cũng biết rằng đó không phải là việc làm có hứng thú.
Tức giận là một xúc cảm lạ kỳ. Chúng ta có thể cảm thấy bị sở hữu hơn là chế ngự được nó. Xúc cảm tiêu cực càng cao đồng nghĩa với việc giảm sự kiểm soát về mặt cơ học và dễ nghe rõ ràng những lời thoá mạ. Khi bị đe doạ, cho dù bạn tiếp tục tấn công hay rút về phòng thủ, chúng ta sẽ dễ thể hiện những hành động mang tính bản năng hơn bình thường. Và cũng không có gì là bất thường khi chúng ta luôn nhớ rõ mồn một những câu nói nặng lời mà đối phương đưa ra trong khi lại quên hết những gì ta "trao tặng" cho phía kia.
Sau một cuộc tranh luận nảy lửa, chúng ta cần không gian để lấy lại bình tĩnh. Khi cách ly bản thân và nhìn nhận lại mọi mặt của một vấn đề, chúng ta sẽ có thời gian lên những kế hoạch tốt hơn cho việc giải quyết nỗi buồn sau cãi vã. Vấn đề là ở chỗ chúng ta không biết chấm dứt sự đấu khẩu vào đúng thời điểm. Một người thốt ra những lời lẽ mỉa mai thì người kia sẽ cảm thấy tổn thương, tức giận. Và rồi sự việc tiếp đến là lời qua tiếng lại. Cho đến khi chúng ta nhận ra lỗi lầm mà mình đã phạm phải thì mọi chuyện đã quá muộn để thay đổi.
Những cảm giác tổn thương sau sự hối lỗi chân thành có thể được hoá giải nếu chúng ta biết cách. Làm lành nên bao hàm cả việc nói chuyện chứ không phải bới móc lại cuộc tranh luận vừa xảy ra. Chúng ta có thể hỏi những câu về nguyên nhân gây ra sự đấu khẩu ấy, làm thế nào để giải quyết tình thế một cách tốt hơn hay sự thoả hiệp và những câu trả lời sáng tạo có thể giúp chúng ta bình tĩnh, sáng suốt hơn trong những lần tranh luận sau. Chúng ta có thể xin lỗi và tha thứ để rồi lãng quên. Sau đó, chúng ta có thể hoà hợp như những người bạn, những người tình tận tuỵ với nhau và cùng vun đắp mối quan hệ tình cảm.
Việc nhiều cặp vợ chồng làm lành bằng "chuyện ấy" sau khi cãi nhau không phải là chuyện ngẫu nhiên. Thực tế, một vài nghiên cứu cho rằng "chuyện chăn gối" thường "nóng" hơn sau khi cãi nhau. Khi ấy, chúng ta đều cùng bị đưa tới những cảm giác cao độ và biến đổi từ cảm giác tức giận sang đam mê. Những điều tốt lành sẽ tới và chúng ta sẽ tìm lại được sự thân mật của tình cảm vợ chồng. Những lúc như vậy, chúng ta càng cần tạo dấu ấn đặc biệt của tình yêu đối với nhau.
Chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu những cách giải quyết khác nhau mà không phải tranh luận gay gắt. Những cuộc "thương lượng" riêng tư giữa hai vợ chồng có khả năng tái thiết và làm mới tình cảm. Học cách chung sống hoà bình và hoà hợp là giải pháp giảm bớt nảy sinh mâu thuẫn.
Theo sinhcon
Sex sau cãi vã chỉ có trên phim Hai người tình đang cãi nhau nảy lửa pha chút bạo lực, bỗng: Cả hai khựng lại ánh mắt chuyển sang cháy bỏng, họ lao vào nhau hôn ngốn ngấu. Cảnh đó bạn thấy quen thuộc không? Có, vì dễ dàng gặp nó ở trên phim kiểu như "Ông bà Smith"... Trong khi đó, những người yêu đương dạn dày cho rằng kết...