Công nghệ đông lạnh tức thời được trình diễn ở Nghệ An
Việc áp dụng công nghệ làm đông tức thời sẽ giảm chi phí và tiết kiệm nước ngọt trên tàu thuyền cho ngư dân, giúp bảo quản sản phẩm trên tàu thuyền bảo quản hải sản sau đánh bắt.
Sáng 12/10, tại cảng Lạch Quèn (Quỳnh Lưu), Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Kết nối cung – cầu công nghệ, giới thiệu đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật cho các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Trình diễn công nghệ “làm đông tức thời”.
Video đang HOT
Tại Hội thảo, Sở Khoa học và Công nghệ giới thiệu, trình diễn công nghệ “làm đông tức thời”. Theo đó, thông thường tàu thuyền đánh bắt xa bờ dài ngày trên biển phải mang theo đá cây để bảo quản hải sản với chi phí lớn.
Tuy nhiên, công nghệ “làm đông tức thời” sẽ đưa nhiệt độ nước giảm xuống theo cấp số nhân với nhiệt độ lạnh sâu đến – 40 độ C (có thể điều chỉnh độ lạnh sâu tối đa đến – 60 độ C trong vòng 5 đến 15 phút tùy theo nhu cầu của từng sản phẩm), sản phẩm sẽ đông cứng và các tế bào trong sản phẩm sẽ giữ nguyên trạng thái như ban đầu.
Sản phẩm có thể bảo quản tối đa trong 36 tháng mà chất lượng không hề thay đổi. Với nhiệt độ âm sâu, trong quá trình ra khơi, tàu thuyền có thể dùng nước ngọt hoặc nước biển làm đá để tích trữ trong kho bảo quản.
Ông Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu làm rõ về công nghệ “làm đông tức thời”.
Đồng thời, ứng dụng công nghệ này sẽ giảm chi phí và tiết kiệm nước ngọt trên tàu thuyền cho ngư dân bởi có thể làm đóng băng nước biển thay đá giúp bảo quản sản phẩm trên tàu thuyền, vì thế sẽ giảm được chi phí kho lạnh và chi phí đá lạnh trên tàu thuyền.
Theo Nghệ AN
Người dân Nghệ An lại bắt được cá lệch 'khủng' dài 1,6m
Con cá lệch "khủng" dài 1,6 m nặng 16 kg do một người dân đánh bắt được trên sông Lam thuộc địa phận eo Vực Bồng, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông.
Con cá lệch nặng 16 kg, được cư dân huyện Con Cuông đánh bắt được vào chiều 21/9, bán với giá 15 triệu đồng. Ảnh: Bảo Hân
Chiều 21/9, một chủ nhà hàng ở thị trấn Con Cuông (huyện Con Cuông) cho biết, nhà hàng này vừa mua được con cá lệch "khủng" dài 1,6 m, nặng 16 kg của một người dân đánh bắt được trên sông Lam. Con cá lệch này được nhà hàng mua với giá gần 15 triệu đồng.
Cá lệch được xem là đặc sản của vùng miền Tây xứ Nghệ. Thịt của cá lệch bùi và dai, thơm ngon, ít xương, giá trị dinh dưỡng cao, nên được thực khách ưa chuộng, mua với giá cao từ 900.000 - 1 triệu đồng/kg.
Để đánh bắt được cá lệch, người ta thường dùng câu vương, hoặc ngạnh để xiên. Ảnh: Bảo Hân
Cá lệch là loài cá nước ngọt có da trơn, thân dài thuôn, mình tròn, đầu có râu dài. Loài cá này thường sống trong các hang, ngách nơi dòng nước chảy xiết. Để bắt được cá lệch lớn, người ta phải dùng câu vương, lưới hoặc dùng ngạnh để xiên bắt cá./.
Theo Ngệ an
Thủ khoa đại học thường là học sinh ở nông thôn? Danh tính thủ khoa các khối, các trường đại học sau kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã dần dần được công bố. Thủ khoa thường là học sinh ở nông thôn?, là câu hỏi nhiều người đặt ra. Các tỉnh thành chiếm ngôi thủ khoa 2019 - Lê Hiệp Năm nay, ngoại trừ thủ khoa khối D01 (toán, văn, tiếng Anh) là...