Công nghệ có làm khổ giáo viên?
Việc ứng dụng công nghệ không phải là việc khó đối với giáo viên, vấn đề là trang bị thiết bị công nghệ như thế nào, có đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy…
Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản hướng dẫn chi tiết về thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2012-2013, cụ thể là nâng cao hiệu quả giảng dạy, hiệu quả học tập… Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng CNTT không phải là việc khó đối với giáo viên trẻ, vấn đề là trang bị thiết bị công nghệ như thế nào, trang bị có đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy… và không gây khổ cho giáo viên.
Phải có kỹ năng khai thác tài liệu
Thầy Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, nhìn nhận: Ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy là ứng dụng những phần mềm hỗ trợ soạn giảng, giáo viên được trình bày, trình chiếu một cách hợp lý mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Sử dụng công nghệ để giảng dạy không đơn thuần là chiếu lại những tư liệu bằng hình ảnh qua máy chiếu mà giáo viên phải biết khai thác nguồn tài nguyên tư liệu từ Internet.
Cô Nguyễn Thị Yên, tổ trưởng bộ môn ngữ văn Trường THCS Ngô Quyền (Tân Bình), chia sẻ: Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy rõ ràng là học trò rất thích thú, chăm chú theo dõi mà không làm chuyện riêng trong giờ học. Các em tiếp thu bài tốt, giảm được thời gian giáo viên ghi lên bảng. Tuy nhiên, một hạn chế lớn đối với môn văn là khi dạy bằng công nghệ không có sự gần gũi giữa thầy và trò, cảm xúc truyền đạt của người thầy chết dần. Người thầy chỉ đứng một chỗ điều khiển cái máy, không còn thời gian di chuyển quan sát học trò và các em cũng mất dần khả năng tư duy với các bài tự luận.
Một tiết giảng dạy bằng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT môn sinh học của thầy Nguyễn Minh Tân, Trường THCS Ngô Quyền, quận Tân Bình. (Ảnh: Q. Việt)
Chia sẻ với cô Yên, một giáo viên dạy văn ở quận Tân Phú cho rằng cũng tùy tiết học, bài học mà sử dụng công nghệ. Ví dụ khi học về bài thơ Đồng chí, giáo viên chiếu những tư liệu, hình ảnh anh bộ đội vất vả, những đoạn phim ngắn về chiến tranh thì học sinh sẽ tăng thêm hiểu biết, qua đó những lời bình của giáo viên sẽ tạo thêm nguồn cảm hứng cho học trò. Không cần thiết phải dùng máy chiếu suốt 45 phút liên tục mà phải kết hợp với phương pháp truyền thống để học sinh ham mê học văn qua lời giảng của giáo viên.
Chưa thay thế được phương pháp truyền thống
Cô Trần Thị Mỹ Linh, giáo viên sinh học Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Tân Bình, chia sẻ: Tùy vào một số bài giảng thì hiệu ứng hình ảnh, những thước phim ngắn sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Ví dụ khi giảng về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên thì những hình ảnh mà giáo viên thu thập được từ bệnh viện về việc lứa tuổi học sinh phá thai với nét mặt hoảng hốt, đớn đau cùng những biến chứng và bệnh tật liên quan đến tình dục không an toàn sẽ gây hiệu ứng hơn là lời nói, tranh ảnh trên sách giáo khoa.
Tuy nhiên, với những giáo viên lớn tuổi, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là điều rất khó khăn. “Tôi cũng cố gắng học hỏi để ứng dụng công nghệ nhưng cứ mỗi lần dạy lại run, khi gặp sự cố không biết nhờ ai. Nên tôi vẫn dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu”.
Chưa kể, khi học bằng máy chiếu các hình ảnh được thuyết minh, chạy chữ bằng tiếng Việt rất hay nhưng học sinh phàn nàn là chép bài không kịp.
Video đang HOT
Cần thiết bị CNTT đầy đủ để ứng dụng”Soạn giáo án mất rất nhiều thời gian, đầu tư công phu mới ra được một bài giáo án, xem tư liệu nào để học sinh dễ tiếp cận nhất. Ví dụ bài học di truyền, lên mạng tìm những phương pháp, thí nghiệm để dùng clip minh họa, bên cạnh đó giáo viên phải biết thêm một số kỹ năng như cắt phim, lồng tiếng. Cái khó khăn hiện nay là học sinh học với một số giáo viên lớn tuổi và khả năng nhạy bén về CNTT của các cô không còn uyển chuyển, trơn tru như giáo viên trẻ. Bù lại các giáo viên lớn tuổi tư vấn rất tốt về các kiến thức chuyên sâu về bộ môn khi mình đưa những tài liệu từ trên mạng về giảng dạy cho học trò.” – ThầyNguyễn Minh Tân, giáo viên sinh học Trường THCS Ngô Quyền, quận Tân Bình”Khó khăn lớn nhất là điều kiện cơ sở vật chất, như Trường THCS Ngô Quyền có đến 55 lớp nhưng chỉ có bốn phòng học có trang bị các thiết bị để phục vụ tiết học bằng CNTT nên nhà trường không thể nào đáp ứng nhu cầu giảng dạy bằng CNTT hết được. Đa phần giáo viên phải đăng ký lớp học, đến giờ thì giáo viên dẫn học sinh vào lớp phải nhanh nhẹn trong 5 phút chuyển tiết, chưa kể việc khởi động máy gặp sự cố là coi như tiết học thất bại, đành dạy bằng phương pháp truyền thống.” – Cô Ngô Lê Ý Trang, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền, quận Tân Bình
Theo Quốc Việt
Pháp luật TPHCM
Ngắm toàn cảnh trường Đại học FPT tại khu CNC Hòa Lạc
Là trường đại học đầu tiên xây dựng cơ sở khang trang tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trường Đại học FPT gây ấn tượng bởi nhiều điểm độc đáo và hợp lý trong thiết kế cũng như sự hiện đại và tiện dụng của cơ sở vật chất.
Cơ sở chính của Trường Đại học FPT nằm tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, cách trung tâm Hà Nội 30km. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng một trường đại học với quy mô lớn, như một đô thị thu nhỏ, giúp sinh viên có thể tập trung cho hoạt động học tập, cũng như có nhiều trải nghiệm với cuộc sống tập thể, tự lập.
Hiện nay, Trường Đại học FPT đã hoàn thiện giai đoạn 1 trên diện tích 9,1ha. Tận dụng lợi thế có sẵn với môi trường tự nhiên, các hồ nước tại đây vừa giúp điều hòa không khí trong trường, vừa là điểm nhấn lãng mạn của sinh viên.
Các khối nhà kí túc xá của sinh viên nằm xen kẽ giữa các bãi cỏ, tạo nên cảnh quan hài hòa, trong lành cho sinh viên.
Bước vào khu giảng đường, không gian mở tạo cảm giác rộng rãi và thư thái. Đây là không gian tận dụng triệt để khả năng sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên.
Một góc không gian dành cho sinh viên tại tòa nhà giảng đường. Những bộ bàn ghế hình thù độc đáo "hấp dẫn" nhiều bạn trẻ.
Giảng đường của ngôi trường này được phân chia thành các phòng học nhỏ với diện tích trung bình 50 m2. Trong mỗi phòng học đều có điều hòa, wifi, máy chiếu, với quy mô tối đa 30 sinh viên/lớp nhằm tăng cường sự giao lưu giữa giảng viên và sinh viên.
Trước và sau giờ lên lớp, sinh viên có thể tập trung học tập tại thư viện tiện nghi với hàng nghìn đầu sách. Đặc thù phải làm nhiều bài tập nhóm, sinh viên FPT khá tận dụng không gian mở, xinh xắn và tiện nghi của thư viện sát hồ này.
Ở đây cũng có các đầu sách được cập nhật thường xuyên dành cho sinh viên học và tham khảo.
Kí túc xá của sinh viên tiện nghi và thoáng đãng. Mỗi sinh viên có bàn học, giá sách, giường ngủ và tủ quần áo riêng biệt. Mỗi phòng tiêu chuẩn từ 3-4 sinh viên với khu vệ sinh riêng, đặc biệt các phòng đều được trang bị bình nóng lạnh.
Trong khuôn viên trường, có nhiều địa điểm cho sinh viên vui chơi, giải trí tổ chức các hoạt động ngoài trời cũng như thi đấu thể thao.
Khu thể thao của trường với sân bóng cỏ nhân tạo, nhà tập Vovinam, sân trượt băng, sân thể thao đa chức năng...
FPT là ngôi trường đại học đầu tiên xây dựng sân băng nhân tạo cho sinh viên. Với tổng diện tích mặt sàn gần 850 m2, trong đó sân trượt rộng hơn 400 m2, sân băng là điểm nhấn đặc biệt trong các hoạt động thể thao của sinh viên FPT.
Ngoài trượt băng, sinh viên còn có thể chơi một số bộ môn thể thao khác như khúc côn cầu, liễu kiếm trên băng..
Sân bóng đá cỏ nhân tạo hiện đại là địa điểm hấp dẫn không kém sân băng, nhất là trong mùa giải bóng đá sinh viên.
Các hoạt động nghệ thuật cần không gian phòng tập và biểu diễn sẽ diễn ra tại Phòng nghệ thuật đa chức năng Black Box - nơi tổ chức các sự kiện dành cho sinh viên như hòa nhạc, trình diễn nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim, hội thảo, các cuộc giao lưu, sân khấu kịch...
Bếp ăn tập thể do nhà trường tự vận hành. Các suất ăn tại đây được trợ giá nên ở mức hợp lý với 17.000 đồng/ bữa.
Ngoài ra trường cũng xây dựng siêu thị mini với hơn 2.000 mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sinh viên.
Là ngôi trường đầu tiên xuất hiện tại khu CNC Hòa Lạc, Đại học FPT đã tận dụng không gian để xây dựng một trường đại học kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và các công trình học tập hiện đại. Hy vọng rằng trong thời gian tới, mảnh đất này sẽ đón thêm nhiều công trình giáo dục độc đáo và tiện dụng cho sinh viên, thực hiện mục tiêu xây dựng làng đại học hiện đại với chất lượng quốc tế.
Theo dân trí
Năm học mới: Trĩu nặng tiền trường Theo Luật Giáo dục, học sinh tiểu học được miễn hoàn toàn học phí, nhưng nhiều phụ huynh nói họ phải chịu gánh nặng tiền trường lớn nhất. Chưa khai giảng đã phải chi tiền triệu Anh Th. có hai con học Trường Tiểu học Thành Công A (quận Ba Đình, Hà Nội), một cháu học lớp lớn, một cháu năm nay vào...