Công lập cũng lắm mức thu!
Nhiều bất hợp lý trong việc thu học phí khiến các trường ĐH công lập được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ tài chính cảm thấy hết sức khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như quyền lợi của người học.
Khó khăn hơn khi tự chủ
Từ năm 2002, một số trường ĐH công lập được Bộ GD-ĐT giao thí điểm tự chủ tài chính. Đây là những trường có nguồn thu sự nghiệp cao nên Bộ giảm chi phí thường xuyên hằng năm cấp cho trường. Nghĩa là, so với các trường công lập khác, những trường này không nhận được nhiều hỗ trợ tài chính từ Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, bất cập là dù bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên, tỷ lệ tuyển sinh sinh viên ngoài chính quy theo một số lượng nhất định (khoảng 70% trên tổng số sinh viên toàn trường) các trường này vẫn không được thu học phí cao hơn trần quy định của Chính phủ. Trong khi đó, các trường công lập tự chủ tài chính nhưng không thuộc Bộ GD-ĐT chủ quản thì được phép định mức học phí riêng, cao hơn quy định.
Tôi cũng không hiểu tại sao các trường thuộc bộ, ngành khác chủ quản được thu mức học phí cao hơn trần, trong khi chúng tôi vẫn phải thu theo quy định PGS-TS Nguyễn Việt – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM
PGS-TS Nguyễn Việt – Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Khi thí điểm tự chủ, trường phải tiết kiệm các khoản chi gần như tối đa. Lương giảng viên, tiền hoạt động… đều bị cắt giảm. Tôi cũng không hiểu tại sao các trường thuộc bộ, ngành khác chủ quản được thu mức học phí cao hơn trần, trong khi chúng tôi vẫn phải thu theo quy định”. Cụ thể, tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kinh phí chi thường xuyên được Bộ GD-ĐT cấp hằng năm từ 26 tỉ đồng (trước khi tự chủ tài chính) nay chỉ còn được hơn 4 tỉ đồng. Học phí để bù đắp lượng thiếu hụt này vẫn không đủ vì khá thấp.
Ngày 19.3.2011, trường ĐH Mở TP.HCM – cũng là một trường được áp dụng thí điểm tự chủ tài chính – đã phối hợp Văn phòng T.Ư Đảng tổ chức tọa đàm “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục” để tìm hướng ra cho vấn đề này. PGS-TS Lê Bảo Lâm – Hiệu trưởng trường ĐH Mở TP.HCM, đã cho rằng học phí thấp nên phương tiện giảng dạy, học tập nghèo nàn, từ đây dẫn đến việc chất lượng học tập không thể nâng cao. Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, một cán bộ của trường nêu thực tế: “Cơ chế tự chủ tài chính như hiện nay khiến trường phải đối mặt với một hệ quả là sinh viên giỏi không chịu ở lại trường làm giảng viên vì trường không thể trả lương cao”.
Sinh viên làm thủ tục đóng học phí tại một trường ĐH tại TP.HCM.
Video đang HOT
Cần thay đổi cơ chế
Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Bùi Hồng Quang – Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Đây là các trường có nguồn thu lớn nên khi cho các trường này thí điểm, Bộ GD-ĐT đã có tính toán. Các trường có thể có các phương án riêng để hoạt động, chẳng hạn như đào tạo chương trình chất lượng cao để thu học phí cao”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số các trường này đều có chương trình cử nhân chất lượng cao, chương trình đào tạo đặc biệt (điều kiện học tập tốt, ưu đãi thực tập, việc làm khi ra trường… nhưng thu học phí cao) để tìm thêm nguồn thu cho trường. Nhưng với đặc thù mỗi khóa chỉ một lớp, nguồn thu này tính ra cũng không đáng kể. Vả lại, những trường ĐH công lập không tự chủ tài chính cũng có những chương trình chất lượng cao nên không thể nói đây là hướng đi đặc thù của trường được tự chủ.
Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, GS-TS Bành Tiến Long cho biết: “Trước đây, hiệu trưởng một số trường ĐH công lập tự chủ tài chính tại Hà Nội từng phát biểu rằng nếu được tự chủ định mức học phí ở mức chấp nhận được, họ sẽ không cần đến ngân sách của nhà nước”. Ông Long thừa nhận việc cắt giảm ngân sách trong khi vẫn thu theo mức trần học phí là điều không hợp lý cho lắm. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: “Nếu được tự định mức học phí, các trường này phải đảm bảo được tăng chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng viên cũng như điều kiện học tập của sinh viên”. Để giải quyết vấn đề này, ông Long nói: “Có lẽ các trường cần có đề án, làm việc lại với các vụ chức năng của Bộ GD-ĐT, để những nơi này tham mưu lại cho lãnh đạo Bộ để có cơ chế thay đổi chuyện này”.
Mức học phí các loại hình trường ĐH – Các trường ĐH công lập tự chủ tài chính trực thuộc Bộ GD-ĐT: 3,55 – 4,55 triệu đồng/năm. – Các trường ĐH công lập tự chủ tài chính do Bộ khác chủ quản: 4,4 – 12 triệu đồng/năm. – Các trường ĐH ngoài công lập: 6 – 69 triệu đồng/năm. – Các trường ĐH quốc tế: 40 – 150 triệu đồng đồng/năm .
Theo TT
Rối như học phí đại học
Cùng là công lập nhưng có nhiều trường ĐH hiện thu học phí (HP) rất cao khiến sinh viên (SV) ngỡ ngàng, người trong ngành thắc mắc.
Cao như ngoài công lập
Nghĩ rằng HP các trường công lập đều như nhau nên Y.V, vừa thi đậu vào ngành Việt Nam học của trường ĐH Tôn Đức Thắng, đã rất bất ngờ khi biết HP và các khoản phí khác phải đóng cho trường đến gần 15 triệu đồng. Nhà nghèo, không thể kham nổi mức HP này nên Y.V quyết định kiếm việc làm chờ năm sau thi vào một trường công lập khác có mức HP nhẹ nhàng hơn.
Trên thực tế, hiện có nhiều trường công lập nhưng thuộc diện tự chủ tài chính nên học phí không theo khung quy định mà thường cao hơn nhiều lần
Cũng thi vào trường ĐH Tôn Đức Thắng ngành toán ứng dụng, T.V cũng gặp khó khăn về HP. T.V cho biết do không tìm hiểu kỹ HP của trường này so với các trường công lập khác, nên giờ phải chạy vạy khắp nơi. Mẹ V. đã phải bán chiếc xe máy là phương tiện làm ăn chính của gia đình cũng như phải đi vay nóng với lãi suất 20% để V. nhập học.
Nhiều thí sinh cho biết khi đăng ký dự thi ĐH thường không để ý đến HP vì nghĩ rằng các trường công lập thu HP theo quy định của Nhà nước. Trên thực tế, hiện có nhiều trường công lập nhưng thuộc diện tự chủ tài chính nên HP không theo khung quy định mà thường cao hơn nhiều lần.
Nhập nhằng
Từ năm 2002 cũng có một số trường ĐH công lập tự chủ tài chính nhưng lại thu HP theo đúng quy định dành cho các trường công lập. Đó là các trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội... Đây là các trường công lập đang được Bộ GD-ĐT thí điểm về tự chủ tài chính. Những trường này thường có nguồn thu sự nghiệp cao nên bộ giảm phí chi thường xuyên (lương, hoạt động dịch vụ...) cấp hằng năm cho trường. Chẳng hạn năm 2008 trường ĐH Kinh tế TP.HCM chỉ được bộ cấp 4,31 tỉ đồng - so với số tiền hơn 26 tỉ đồng những năm chưa thực hiện tự chủ tài chính.
Theo tìm hiểu, những trường như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm... là trường ĐH công lập tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên, không do Bộ GD-ĐT chủ quản. Theo Nghị định 43/2006 về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Chính phủ, có 3 hình thức trường công lập: Nhà nước lo 100%, tự chủ một phần và tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên.
Đối với 2 hình thức sau có quy định: "Đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định". Tuy vậy, đối với các trường mà Bộ GD-ĐT không phải là cơ quan chủ quản, trước tới nay chưa thấy các bộ, ngành chủ quản quy định khung mức thu HP cho trường ĐH mình quản lý. Tự xác định đứng ngoài Nghị định 49 của Chính phủ (thu HP theo khung quy định), những trường này định các mức HP khác nhau.
Thế nên mới có tình trạng cùng là trường ĐH công lập tự chủ tài chính mà có 2 mức HP khác nhau gây thắc mắc cho nhiều phụ huynh và SV.
SV đóng học phí năm học 2011-2012 tại trường ĐH Tôn Đức Thắng
Cần phải công khai thông tin
Mong muốn của người học là các trường phải công khai thông tin về loại hình trường cũng như mức HP trước khi tuyển sinh để thí sinh biết. Chắc chắn không một thí sinh nào biết được sự khác biệt giữa các trường công lập về vấn đề tự chủ tài chính. Các trường thường cũng lợi dụng điều này, không thông tin cụ thể để đặt SV vào chuyện đã rồi.
Đối với thí sinh dự thi ĐH-CĐ, Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ do Bộ GD-ĐT phát hành là tài liệu chính thống về thông tin tuyển sinh của các trường từ chỉ tiêu đến HP. Thế nhưng trong tài liệu này năm 2011, các trường ĐH công lập tự chủ tài chính như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Tài chính - Marketing, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM... không có một chi tiết nào công khai về loại hình trường cũng như mức HP. Chính vì thế, SV thường rất hoang mang trước thông tin về HP và các loại phí khác mà những trường này công bố vào mỗi đầu năm học.
Khung HP theo quy định các trường ĐH công lập Mức trần HP theo các nhóm ngành đào tạo năm học 2011 - 2012 gồm: Nhóm ngành khoa học xã hội - kinh tế - luật, nông - lâm - thủy sản: 355 ngàn đồng/tháng); khoa học tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ, thể dục thể thao - nghệ thuật, khách sạn - du lịch: 395 ngàn đồng/tháng, y dược: 455 ngàn đồng/tháng. Theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP HP một số trường ĐH công lập tự chủ tài chính (Bộ GD-ĐT không quản lý về tài chính) ĐH Tôn Đức Thắng: 6 triệu đồng/học kỳ. ĐH Tài chính - Marketing: gần 3 triệu đồng/học kỳ. ĐH Công nghiệp TP.HCM: khoảng 2,2 triệu đồng/học kỳ. ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM: 2,275 triệu đồng/học kỳ.
Theo TT
Khi trường tư chèo kéo học sinh Trường tư đang phải đối mặt với quy luật cạnh tranh, đào thải rất khốc liệt... Để trụ lại và phát triển, các trường phải đưa ra nhiều "chiêu" tuyển sinh và giữ học sinh. Giờ xem phim của HS nội trú Trường THPT Nhân Văn (quận Tân Phú, TP.HCM). Tân Phú là quận tập trung nhiều trường phổ thông dân lập, tư...