Công kích dữ dội Clinton, Trump tạm thoát thế hiểm nghèo
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump được đánh giá tạm thời giải tỏa được rất nhiều sức ép và bất lợi sau cuộc tranh luận thứ hai.
Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton công kích nhau trong cuộc tranh luận thứ hai. Ảnh: AP
Sau khi đoạn video ghi lại những lời nói tục tĩu của tỷ phú Trump trong một chương trình truyền hình cách đây hơn 10 năm bị Washington Post tiết lộ, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa phải chịu sức ép và bất lợi lớn trước cuộc tranh luận thứ hai. Nhiều nhà phân tích thậm chí đã gọi đây là đòn knock-out đối với tỷ phú bất động sản.
Tuy nhiên, diễn biến cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai tại đại học Washington, bang Missouri cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton đã không thể dễ dàng hạ đo ván đối thủ, thậm chí nhiều lúc còn rơi vào thế bí trước những đòn công kích dồn dập của ông Trump, theo Atlantico.
Dĩ công vi thủ
Theo giáo sư Jean-Eric Branaa thuộc đại học Sorbone, Pháp, ông Trump đã nhận rõ thế yếu của mình trước cuộc tranh luận, nên quyết định lựa chọn phương thức “dĩ công vi thủ”, công kích cá nhân dồn dập như một biện pháp tự bảo vệ mình, trước một đối thủ được đánh giá có sự chuẩn bị kỹ càng và có bản lĩnh như bà Clinton.
Trước khi bắt đầu cuộc tranh luận, ông Trump chủ động xin lỗi dư luận Mỹ về đoạn video gây sốc vừa bị rò rỉ, đồng thời tung ra một quả bom, khi mời ba phụ nữ từng cáo buộc cựu tổng thống Bill Clinton quấy rối tình dục tham dự một cuộc họp báo, sau đó vào hội trường nghe tranh luận trực tiếp.
Trong 90 phút đối đầu với bà Clinton, ông Trump liên tiếp tung ra những đòn công kích cá nhân được đánh giá là có mức độ gay gắt chưa từng có, bất chấp cuộc tranh luận được tổ chức theo hình thức đối thoại với cử tri. Cuộc tranh luận trở thành một đấu trường nơi hai ứng viên chỉ tập trung tấn công cá nhân lẫn nhau, khiến nhiều nhà phân tích gọi đây là “bước ngoặt đen tối” trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Đòn tấn công hiếu chiến nhất của ông Trump nhằm vào bà Clinton là lời đe dọa sẽ bỏ tù cựu Ngoại trưởng Mỹ vì bê bối rò rỉ email. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một ứng viên tổng thống tung lời đe dọa đối thủ như vậy trong một cuộc tranh luận.
Theo ông Branaa, lời đe dọa này có phần thái quá và gây sốc cho nhiều người, nhưng lại có tác dụng nhất định khi làm bà Clinton bối rối một lúc. Bằng cách nhấn mạnh với cử tri rằng những sai phạm của bà Clinton khi còn làm ngoại trưởng Mỹ không chỉ đơn giản xuất phát từ sự cẩu thả, ông Trump phần nào đã ghi được điểm đối với cử tri ủng hộ.
“Trong khi bà Clinton nỗ lực giữ thái độ điềm tĩnh, dành thời gian cho cử tri theo dõi và dư luận Mỹ, thì tỷ phú Trump luôn thể hiện mình đang ở thế tấn công đối thủ với những ngôn từ mạnh, thậm chí bạo lực”, ông Branaa đánh giá.
Theo thống kê, “thảm họa” là cụm từ được ứng viên đảng Cộng hòa sử dụng nhiều nhất trong cuộc tranh luận.
Thoát khỏi thế hiểm nghèo
Theo bình luận viên Michel Colomès của Le Point, chính chiến thuật có phần hiếu chiến này đã giúp tỷ phú bất động sản tiếp tục trụ lại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, sau một quãng thời gian được đánh giá tồi tệ nhất trong chiến dịch tranh cử của ông.
“Phong cách tấn công dồn dập của ông Trump phần nào giúp ông lấy lại hình ảnh sau màn trình diễn kém ấn tượng trong cuộc tranh luận đầu tiên. Dư luận Mỹ dường như đang cảm nhận rằng ông Trump, một chính trị gia mới, chưa từng được bầu vào bất cứ cương vị nào, đang dần cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trên sân khấu diễn thuyết cũng như sân khấu chính trị Mỹ”, ông Colomès khẳng định.
Theo bình luận viên Philippe Berry của Vingt minutes, chiến thuật ôn hòa hướng đến cử tri của bà Clinton cũng là nhân tố góp phần giúp ông Trump có cơ hội và thời gian để áp đặt chiến thuật công kích.
“Đây lẽ ra phải là hiệp đấu mà bà Clinton có thể hạ đo ván đối thủ chỉ sau 30 giây đầu tiên. Tuy nhiên, chính chiến thuật của cựu Ngoại trưởng Mỹ đã tạo điều kiện cho tỷ phú Trump thoát khỏi quả bom ‘video tục tĩu’ cuối tuần qua, và công kích ngược lại, nhằm vào tính trung thực của bà”, bình luận viên Berry đánh giá.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Đảng Cộng hòa liệu có thể truất quyền tranh cử của Donald Trump?
Đảng Cộng hòa khó có thể khiến ông Trump dừng bước vì điều lệ đảng không quy định việc truất quyền tranh cử và thời gian đã quá gấp rút.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Reuters
Khi bê bối khoe khoang việc sàm sỡ phụ nữ của ông Trump nổi lên, nhiều thành viên quan trọng của đảng Cộng hòa đã bày tỏ sự phẫn nộ và quay lưng lại với tỷ phú. Điều này làm dấy lên câu hỏi liệu đảng Cộng hòa có thể truất quyền ứng cử của ông Trump hay không.
Thực tế, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) có Điều số 9 quy định về việc thế chỗ trống nếu "ứng viên tranh cử tổng thống qua đời, rút lui, hoặc các trường hợp khác", theo BBC.
Nếu ông Trump tự nguyện rút lui khỏi cuộc đua và Điều số 9 được kích hoạt, RNC có thể triệu tập lại đại hội 2.472 đại biểu để bỏ phiếu một lần nữa, hoặc hội đồng của RNC, với 168 thành viên đại diện cho tất cả các bang và vùng lãnh thổ, sẽ lựa chọn người thay thế.
Tuy nhiên, ông Trump đã khẳng định ông không có ý định rời khỏi cuộc đua. "Tôi sẽ không bao giờ rút lui", ông nhấn mạnh hôm 8/10.
Dù vậy, những người phản đối ông Trump có thể tìm cách khai thác sự mơ hồ trong ngôn từ. Điều 9 chưa bao giờ từng được sử dụng, vì vậy giới hạn của nó chưa bao giờ được thử nghiệm. Lần cuối cùng một ứng viên rời cuộc đua vào Nhà Trắng muộn là năm 1972, khi ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Thomas Eagleton buộc phải rút lui sau khi căn bệnh trầm cảm của ông bị công khai.
Cụm từ "trường hợp khác" trong quy định vốn được hiểu là ứng viên tổng thống có thể rơi vào tình trạng hôn mê, đột quỵ hoặc mắc các bệnh khác khiến họ tuy còn sống nhưng không thể tự đưa ra dấu hiệu xin rút lui.
Một số người đang đề nghị áp dụng cách giải thích rộng hơn, cho rằng "các trường hợp khác" cần bao gồm cả hành vi phạm tội, tội phản quốc hay thậm chí là "hành động không phù hợp với nguyên tắc đảng", theo nhà bình luận Thomas Balch.
Tuy nhiên, theo BBC, ông Trump có thể kiện nếu đảng Cộng hòa sử dụng "các trường hợp khác" chống lại ông. Thậm chí ngay cả khi ông Trump phạm tội, việc đó cũng không thể truất quyền tranh cử tổng thống của ông (Hiến pháp Mỹ không có quy định cấm về vấn đề này). Ông còn có thể ân xá cho chính mình sau khi đắc cử.
Đảng Cộng hòa cũng đã hết thời gian điều chỉnh quy định. Tuy Điều 9 có thể được sửa đổi nếu phần lớn Ủy ban Thường vụ của RNC và 3/4 số lượng thành viên RNC nhất trí, phải mất 30 ngày sự thay đổi đó mới có hiệu lực.
Ngoài ra, hàng chục nghìn đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu sớm, nhiều người trong số họ ở các bang chủ chốt như Florida và North Carolina.
Nhiều bang cũng đặt ra thời hạn đề tên ứng viên trên lá phiếu và thời hạn đó đã trôi qua. Bất cứ ai muốn bỏ phiếu cho một ứng viên đảng Cộng hòa có thể sẽ chỉ có lựa chọn duy nhất là ông Trump.
Phương Vũ
Theo VNE
Giới vận động viên nổi giận vì giải thích 'phòng thay đồ' của Trump Các vận động viên Mỹ giận dữ vì ông Trump giải thích những lời lẽ làm nhục phụ nữ chỉ là câu chuyện "trong phòng thay đồ". Lời bào chữa của ông Trump khiến nhiều vận động viên Mỹ giận dữ. Ảnh: Reuters. Nhiều vận động viên Mỹ hôm nay lên mạng xã hội Twitter bày tỏ giận dữ với lời bào chữa...