Công khai thủ tục phê duyệt Chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài
Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT vừa đưa ra thông báo công khai thủ tục phê duyệt Chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài tại Bộ GD-ĐT. Với việc công khai này, các cơ sở đào tạo sẽ được thuận tiện hơn khi làm hồ sơ xin cấp phép.
Theo thông báo của Cục đào tạo với nước ngoài, hồ sơ đề nghị phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài gồm: Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký; Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết; Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác; Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
Ảnh minh họa
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền; Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam thuộc cơ quan chủ quản.
Video đang HOT
Đề án liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng và cùng ký, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Sự cần thiết, mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; ngành và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến và lý lịch cá nhân; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.
Cơ sở giáo dục đại học nộp 6 bộ hồ sơ (trong đó có 1 bản gốc) trực tiếp tại Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện tới địa chỉ nêu trên. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ GD-ĐT (Cục Đào tạo với nước ngoài) sẽ được cấp Giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học nộp hồ sơ qua bưu điện, dấu bưu điện ngày đến sẽ là căn cứ để tính thời điểm nhận hồ sơ.
Cục Đào tạo với nước ngoài chủ trì, phối hợp với các đơn vị (Vụ Giáo dục đại học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế và Vụ Pháp chế )có liên quan thẩm định trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, phê duyệt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Các đơn vị tham gia thẩm định sẽ có trách nhiệm thẩm định tư cách pháp nhân của các bên liên kết; thỏa thuận hợp tác; dự toán thu chi và quản lý tài chính; các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình liên kết: cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, đội ngũ giảng viên, bộ phận phụ trách chương trình liên kết; đối tượng tuyển sinh; quy mô đào tạo; địa điểm đào tạo; chương trình và nội dung giảng dạy; văn bằng sẽ cấp, giá trị pháp lý và tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và cơ chế xử lý rủi ro.
Cục đào tạo nước ngoài cho biết, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đào tạo với nước ngoài kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Đào tạo với nước ngoài thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ; Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Đào tạo với nước ngoài chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định, lập báo cáo, trình Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có ý kiến trả lời. Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không đủ điều kiện phê duyệt, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, Cục đào tạo với nước ngoài phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
S.H
Theo dân trí
Cẩn trọng khi học liên kết với nước ngoài
Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT vừa đưa ra khuyến cáo bằng văn bản đối với người học Việt Nam trong việc cẩn trọng tìm địa chỉ học liên kết với nước ngoài.
Theo đó, thời gian qua Bộ GD-ĐT đã phát hiện một số cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài chỉ được cấp phép đào tạo trình độ sơ cấp nghề (cấp chứng chỉ, không có giá trị tích lũy để cấp văn bằng) nhưng đã tiến hành đào tạo và liên kết với nước ngoài đào tạo trình độ CĐ, ĐH và thậm chí cả trình độ sau ĐH.
Cục Đào tạo với nước ngoài khuyến cáo các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên, học viên cần cẩn trọng tìm hiểu về tính pháp lý của các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài trước khi quyết định đăng ký tham dự.
Chỉ có các cơ sở giáo dục ĐH mới được phép đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ CĐ, ĐH, sau ĐH.
Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ CĐ, ĐH và sau ĐH phải được cấp phép của Bộ GD-ĐT hoặc do ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng cấp phép cho các trường thành viên.
NGỌC HÀ
Theo tuổi trẻ
Hỗ trợ học phí ĐH liên kết tại Học viện Tài chính . Trong tình hình kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khó khăn, để tạo thêm điều kiện cho sinh viên Việt Nam có thể theo học chương trình liên kết đào tạo, khóa học tháng 9/2012, Học viện Tài chính và đại học Gloucestershire đã thống nhất giảm 100 triệu đồng học phí cho toàn bộ chương trình đại học 03 năm....