Công khai các nền tảng xuyên biên giới nộp thuế ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam đang có 39 nhà cung cấp nước ngoài đã thực hiện đăng ký, kê khai thuế được Tổng cục Thuế đăng tải công khai trong danh sách.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn cho biết, việc công bố danh sách các Nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế tại Việt Nam được căn cứ trên cơ sở quy định tại Luật Quản lý thuế số 38 và Nghị định 126 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và các thông tư hướng dẫn.
Các nhà cung cấp nước ngoài là các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và ác dịch vụ khác với các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không có có sở thường trú tại Việt Nam.
Ttrong danh sách của Tổng cục Thuế hiện nay đã có 39 nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế thông qua cổng thông tin trực tuyến. Các doanh nghiệp công nghệ và nền tảng xuyên biên giới như: Meta, Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple, Spotify, LinkedIn, ebay, Klook… đều đã thực hiện kê khai thuế.
Theothống kế từ Tổng cục Thuế, trong số các nhà cung cấp nước ngoài có 6 nhà cung cấp lớn là Meta, Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới tại Việt Nam.
Video đang HOT
Ngoài những công ty lớn chiếm 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại, trong lần công bố công khai lần này, một số nhà cung cấp nước ngoài được Tổng cục Thuế liệt kê bao gồm: iHerb, LLC; Netflix Pte. Ltd; Tiktok Pte. Ltd; Blizzard Entertainment Inc; Educational Testing Service; Ezviz International Limited; LinkedIn Singapore Tte. Ltd…
Tổng số thuế đã nộp tương ứng khoảng 1.800 tỷ đồng. Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 21/3. Thông qua cổng thông tin điện tử này nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế Việt Nam.
Số thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới tiếp tục tăng, kể từ khi cơ quan thuế cho phép các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử kể từ hồi tháng 3.
Với phương thức thu thuế mới này, Việt Nam trở thành 1 trong 4 quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN khẳng định chủ quyền đánh thuế của quốc gia đối với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới ở nước ta.
Google, Facebook, Netflix... nộp 1.200 tỷ đồng tiền thuế ở Việt Nam
Các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, Netflix... đã nộp hơn 1.200 tỷ đồng tiền thuế ở Việt Nam, chỉ 6 tháng sau khi cổng khai và thu thuế trực tuyến đi vào vận hành.
Số thu thuế từ các nền tảng xuyên biên giới trong 9 tháng năm 2022 đã bằng mức trung bình hàng năm, khi các doanh nghiệp này tự khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho các nhà cung cấp nước ngoài.
Cổng thông tin khai và nộp thuế được vận hành hồi tháng 3, giúp các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp từ bất cứ đâu trên thế giới. Sau hơn 6 tháng triển khai, đã có 36 nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook, Microsoft, TikTok,Netfix, Apple... đăng ký, khai và nộp thuế qua cổng. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế, các nền tảng nước ngoài đã khai, nộp trên 1.200 tỷ đồng.
Các nền tảng xuyên biên giới tự kê khai, nộp thuế trực tuyến. Ảnh minh hoạ: Internet
Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay các đơn vị này trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch, tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Thống kê của cơ quan Thuế cũng cho thấy, số thu từ hoạt động TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 giữa tháng 7/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.
Với mức tăng trưởng hai con số mỗi năm, các nghiên cứu cho thấy, doanh thu TMĐT Việt Nam có thể đạt 39 tỷ USD vào 2025 và là một trong những thị trường TMĐT hấp dẫn nhất trong khu vực. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới phát triển nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan đến quản lý thuế do những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế...số thuế nộp ngân sách nhà nước từ kinh doanh TMĐT chưa tương xứng với tiềm năng, gây thất thu và cũng khiến cạnh tranh chưa cùng một mặt bằng.
Mới đây, Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Trong đó nhấn mạnh tới việc hoàn thiện thể chế quản lý thuế; xây dựng, cập nhật và liên thông cơ sở dữ liệu giữa các bên để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT.
Ngoài ra, việc quản lý được dòng tiền cũng là một trong những nội dung được đề cập. Theo đó, các ngân hàng, trung gian thanh toán thực hiện việc cung cấp thông tin của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng xuyên biên giới theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thuế.
Trong khi đó, các sàn TMĐT đang hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ phải kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh và hộ kinh doanh trên sàn theo quy định tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 126 (năm 2020).
Facebook, Google nộp hơn 4.000 tỷ đồng tiền thuế Một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước, như Facebook 2.099 tỷ đồng; Google 2.114,6 tỷ đồng; Microsoft 714 tỷ đồng... Thông tin trên được Bộ Tài chính nêu trong báo cáo thực hiện Nghị quyết 62 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp 3. Ký...