Cống hiến 2010: Trong cái khó chưa ló cái khôn
Đến thời điểm này, giải thưởng âm nhạc Cống hiến có thể xem là danh giá nhất trong các giải thưởng vẫn được thi nhau ban phát quanh năm. Không chỉ gây hiệu ứng về mặt công chúng, giải thưởng này còn ảnh hưởng sâu với giới làm nghề.
Thời này là thời của “truyền hình trực tiếp”, với ưu điểm quá dễ để nhìn thấy nên các nhà đài (chả phát thanh thì truyền hình) là nơi nắm giữ hầu hết các giải thưởng âm nhạc (Làn sóng xanh, Album vàng, HTV Award, Bài hát Việt…). Những giải thưởng còn lại nếu muốn sống phải “nương nhờ” vào họ bởi nếu chẳng truyền hình trực tiếp rất có thể giải thưởng nào đó sẽ đột quỵ vì nhà tài trợ… “chê”. Các nhà tài trợ ở ta vốn đỏng đảnh nên khi chê không thiếu cớ để viện, và một trong bạt ngàn cớ là họ thiếu tin tưởng giá trị của giải thưởng. Giá trị của giải thưởng không cao, thiếu uy tín, không thu hút được công chúng nên thôi thì ta cứ trực tiếp truyền hình để khán giả có lướt qua lễ trao giải náo đấy vẫn thấy được cái logo hay vài dòng quảng cáo nào đấy.
Nói thế để thấy Cống hiến không nằm trong quỹ đạo của những giải thưởng như vậy. Dù ít nhiều vẫn bị lệ thuộc vào truyền hình (tổ chức ghi hình phát lại) nhưng đó chỉ là cách mà BTC muốn phổ cập giải thưởng này đến gần hơn với công chúng chứ sự lớn lên của nó nằm ở các giá trị tự thân. Đó là sự công khai, minh bạch trong công tác bầu bán cũng như những “đặc sản” chỉ có ở Cống hiến.
(Ảnh: Bee)
Đặc sản đầu tiên có thể nhắc đến là người viết kịch bản lẫn MC cho đêm trao giải – đạo diễn Lê Hoàng. Với lối dẫn đanh đá, ngoa ngoắt và chịu động chạm vào hàng loạt vấn đề xã hội gai góc bằng chất giọng lảnh lót, chắc chắn rằng Lê Hoàng không phải là MC đắt show bởi gần như tất cả các chương trình hiện nay chỉ thờ phụng chủ nghĩa an toàn. Với Cống hiến thì khác, chính sự đáo để của Lê Hoàng đã làm không khí của lễ trao giải trở nên hóm hỉnh mà hiểu theo một nghĩa nào đó thì đó chính là cái duyên của giải thưởng Cống hiến.
Kế tiếp Cống hiến là giải thưởng đề cao những giá trị tinh thần, cực đoan đến mức những người tổ chức từng nghĩ nếu không chạy đủ kinh phí thì chương trình vẫn có thể diễn ra ở một quán cà phê chứ dứt khoát không thỏa hiệp với bất kỳ ai, điều gì để méo đi cái tinh thần ấy.
Một điểm đặc biệt nữa cần nhắc đến ở Cống hiến chính là sự tiên phong trong việc kiếm tìm cái mới, thậm chí dám tạo ra những đột biến để cổ vũ cho những sáng tạo, tìm tòi. Chính những đặc trưng vừa nêu đã tạo ra diện mạo của giải thưởng Cống hiến để nó trở thành một Grammy Việt Nam như một mặc định trong lòng nhiều người. Qua đó, giải thưởng này ít nhiều góp phần làm nên sự đổi thay thị hiếu của công chúng qua nhịp cầu báo chí.
Video đang HOT
Đáng tiếc, ở mùa giải năm nay, giải thưởng này đã không vượt lên so với chính nó. Đơn cử ở hạng mục ca sĩ của năm, mùa giải Cống hiến 2010 rơi vào tay Tùng Dương.
Cần phải nói rõ đây là một lựa chọn đậm chất an toàn, thiếu đi sự đột phá cần thiết. Tùng Dương được phát hiện vào mùa giải Sao Mai Điểm Hẹn năm 2004 và ngay sau đó, anh được giải tiền Cống hiến (tiền thân của giải Cống hiến hiện nay) cho cùng hạng mục. Sau những giải thưởng ấy, Tùng Dương bứt phá dữ dội trong sự nghiệp. Vốn là kẻ chịu tìm tòi, mê đắm sự sáng tạo lại vô cùng kỹ tính và cẩn trọng nên các sản phẩm của anh (Những ô màu khối lập phương, Chạy trốn, Li ti..) bao giờ cũng lạ lẫm, mới mẻ và gây được tiếng vang cho giới làm nghề. Chính vì lẽ đó, tên tuổi của Tùng Dương mỗi năm một lớn trong mắt của những người kỹ tính.
Song, ít nhất đến lúc này, nghĩa là trên dưới 7 năm Dương vẫn chỉ có thế! Không hơn. Dương có thể ma quái, liêu trai và tự đốt cháy mình trong một không gian âm nhạc ấm cúng chứ chưa bao giờ ra được với đám đông. Giọng hát lẫn phong cách của anh chỉ phù hợp với một bộ phận nào đó chừng như rất khiêm tốn chứ chưa thể tiệm cận được với đại chúng, nếu chẳng muốn nói phần lớn khán giả hiện nay dị ứng với lối hát có phần lập dị của Tùng Dương.
Nói như vậy, không có nghĩa người viết bài xích sự nghiệp âm nhạc của Tùng Dương bởi tạng của Tùng Dương nó thế, anh hoàn toàn có quyền lựa chọn cho mình một đường hướng như vậy nhưng để nâng cao thị hiếu công chúng thì không. Giữa Dương và đại bộ phận công chúng là một khoảng cách khổng lồ mà chẳng có gì có thể lấp đầy. Dương không nuông chiều thị hiếu nên giữ khư khư cái tôi âm nhạc của mình còn đại bộ phận công chúng vừa nghe Dương hát vừa khó chịu, bực dọc thậm chí cay cú.
Có thể giới làm nghề rất yêu, rất nể Dương đấy nhưng khán giả chưa sẵn sàng nghe Dương thì làm thế nào Dương góp phần nâng cao thị hiếu của khán giả? Nói cách khác, cả hai chưa bao giờ tìm ra được tiếng nói chung hay dân dã hơn ta có thể gọi đó là biểu hiện của việc: “thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ”. Để tìm ra đáp án cho bài toán đó, người ta kỳ vọng vào giới báo chí. Tiếc là, giới báo chí năm nay đã không làm được điều này.
Tùng Dương nhận cú đúp giải Âm nhạc Cống hiến 2010
Việc bầu chọn cho Dương ở mùa giải năm nay không hẳn đã thiếu hợp lý bởi như đã nói Dương có cống hiến nhưng sẽ là khôn ngoan hơn nếu giải thưởng này về tay Uyên Linh. Giữa một làng nhạc nhẹ đang vật vờ, gà gật suốt chục năm nay, thị trường ca nhạc nhường hẳn sân cho những ngôi sao hổ lốn thì sự xuất hiện của Uyên Linh ở mùa giải VN Idol 2010 là một dấu ấn đẹp đẽ cho nhạc Việt. Với lối trình diễn sáng tạo, mới mẻ của một cá tính âm nhạc văn minh, giọng hát của Uyên Linh đã làm lay động cảm xúc chây lười của đại bộ phận khán giả vốn đang bị ru ngủ trong một thị trường âm nhạc thiếu thành tựu nhưng quá thừa những lố lăng, kệch cỡm.
Nhìn kỹ lại sẽ thấy, suốt năm 2010, thị trường nhạc Việt ảm đạm như chục năm trở lại đây và nó chỉ sinh động, quyến rũ hẳn lên khi Uyên Linh xuất hiện. Dẫu là mong manh nhưng từ giọng hát của Uyên Linh mà khán giả lạc quan và tin tưởng hơn về sự phục hưng của nhạc Việt trong một tương lai gần nếu có thêm những giọng hát như thế. Chính lẽ đó, năm 2010 là năm của Uyên Linh dẫu cô chỉ sáng bừng lên sau một cuộc thi.
Nhưng tiếc thì tiếc vậy chứ trách ai giờ cũng khó, bởi trước lễ trao giải vài giờ thì BTC vẫn phải ngồi giải thích lại tiêu chí giải Cống hiến cho cánh phóng viên văn hóa thì làm thế nào để tin được sự chuẩn mực trong những phiếu bầu trước đó. Thế mới bảo, ở mùa giải lần này, người ta thấy trong cái khó vẫn chưa ló cái khôn.
Theo 2Sao
Giải Cống hiến: Khán giả "đòi" tặng tiền Tùng Dương
Một khán giả ái mộ vội chạy lên để đưa cho anh một triệu đồng tiền... lì xì.
Những thông tin bên lề của giải Cống hiến:
Từ vụ lùm xùm quanh bản quyền ca khúc Đường cong, Uyên Linh đã lên tiếng chính thức xin lỗi, khép lại mọi chuyện . Khán giả gần như chưa bao giờ có dịp thấy quán quân Vietnam Idol 2010 và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong, ca sĩ Thu Minh xuất hiện cùng nhau. Trong đêm trao giải Âm nhạc Cống hiến 2010, Uyên Linh và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong không chỉ chạm mặt, mà còn vô tình đứng kế nhau khi nhận kỷ niệm chương của BTC do đều có mặt trong Top 5 ứng cử cho giải Ca sĩ của năm và Nhạc sĩ của năm. Một điều khá bất ngờ là mặc dù đứng kế nhau, nhưng Uyên Linh và nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong lại gần như không cùng nói chuyện.
Trong đêm trao giải, bên cạnh âm nhạc, khả năng tung hứng của hai MC Thùy Minh và Lê Hoàng rất "hợp rơ" làm khán giả bật cười thú vị. Khi đạo diễn Lê Hoàng kể chuyện Mai Khôi bị mất túi và hỏi Thùy Minh có biết trong túi xách có gì không thì Thùy Minh khéo léo lồng ghép, trả lời rằng có một tấm ảnh đẹp của nhạc sĩ Dương Thụ nhưng nhạc sĩ chụp hình đó không phải vì...bảo vệ môi trường".
Để kéo dài thời gian cho nhân viên hậu trường chuẩn bị sân khấu, cả hai MC bắt đầu nêu tình huống giả tưởng nhận một lá thư của Lady Gaga xin tham gia chương trình. Và đạo diễn Lê Hoàng nổi tiếng "đanh đá" cũng đã đáp trả lại bằng cách kể về cuộc sống của ca sĩ Việt Nam, những chuyến lưu diễn ở các tỉnh xa...
Với các khách mời trao giải thì màn tung hứng ấn tượng là của diễn viên Hồng Ánh và nhạc sĩ Trần Tiến khi lên trao giải "Nhạc sĩ của năm". Nhạc sĩ Trần Tiến hỏi diễn viên Hồng Ánh: "Khi cầm trên tay chiếc cúp của chúng tôi, em cảm thấy thế nào?" Hồng Ánh đã hỏi lại nhạc sĩ Trần Tiến: "Là một người trong giới, đã bao giờ anh... nhận được giải này chưa?". Nhạc sĩ Trần Tiến chỉ xuống phía dưới hàng ghế VIP và nói: "Chưa, nhưng nếu có nhận được đề cử, tôi nghĩ người xứng đáng không phải là tôi, mà chính cây đại thụ của làng nhạc Việt, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, người đang ngồi dưới kia".
Vì hát quá hay, khán giả muốn tặng tiền Tùng Dương (Ảnh: NLĐ)
Đến cuối chương trình, khi Tùng Dương kết thúc bài hát "Con cò" để cảm ơn và hạnh phúc rạng ngời vì nhận "cú đúp". Một khán giả ái mộ vội chạy lên để đưa cho anh một triệu đồng tiền... lì xì. Tùng Dương từ chối nhưng người khách vẫn một mực nằn nì. Cô nói rằng Tùng Dương hát quá hay.
Theo 2Sao
Hai MC đanh đá nhất Việt Nam dẫn chương trình giải Cống hiến Sáng 30.3, BTC giải âm nhạc Cống hiến 2010 đã tổ chức lễ bầu chọn giải Cống hiến với sự tham dự của khoảng 50 phóng viên văn hóa nghệ thuật ở TP.HCM (khu vực phía Bắc đã bầu hôm 24.3). Trong 4 hạng mục: Album của năm, Chương trình của năm, Nhạc sĩ của năm, Ca sĩ của năm, không ít phóng...