Công dụng vượt trội của dầu gạo
Dầu gạo là tinh chất được chiết xuất từ lớp cám gạo, có chứa rất nhiều dưỡng chất quý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc làm đẹp như omega 3, 6, 9, vitamin E, phytosterol,…
Dầu gạo giúp ngăn chặn quá trình lão hóa – Ảnh: Shutterstock
Lớp cám tuy chỉ chiếm 7 – 8% trọng lượng của hạt gạo nhưng lại ẩn chứa hàm hượng cao các dưỡng chất quý giá. Một trong những minh chứng quan trọng cho giá trị dinh dưỡng ở lớp vỏ cám của hạt gạo, chính là gạo lứt (gạo nguyên cám). Gạo lứt được xem là sản phẩm thiên nhiên vô cùng quý giá tạo nên trạng thái cân bằng của các quá trình chuyển hóa – trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì thể trạng khỏe mạnh và hỗ trợ đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, dầu gạo đã được nghiên cứu và sản xuất thành công dựa trên những lợi ích dinh dưỡng vượt trội của lớp vỏ cám gạo, mang lại cho người tiêu dùng thêm sự lựa chọn uy tín để bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì vẻ đẹp của bản thân.
Thực phẩm cho sức khỏe
Trong dầu gạo có chứa hàm lượng cao gamma oryzanol – dưỡng chất chống ô xy hóa được tìm thấy trong hạt gạo nguyên cám. Cùng với phytosterol, vitamin E, omega 3, 6, 9, dầu gạo có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ vững chắc sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ năm 2005 đã cho thấy lượng cholesterol đã giảm xuống trung bình 7% sau chế độ ăn có sử dụng dầu gạo. Giảm lượng cholesterol đồng nghĩa với ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ cũng như các bệnh về tim.
Bên cạnh đó, dầu gạo có nhiệt độ bốc khói cao (khoảng 254oC) nên có khả năng hạn chế hiện tượng cháy khét, giúp lưu giữ hương vị thơm ngon của món ăn trong tất cả hình thức chế biến như chiên, xào, trộn salad hay làm bánh. Do vậy, tại các quốc gia tiên tiến như Úc, Nhật, New Zealand, Hàn Quốc… dầu gạo rất được tin dùng khi đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Cụ thể, ở Nhật, dầu gạo được xem là “dầu ăn của trái tim” hay tại châu Âu và Mỹ, dầu gạo được nhìn nhận như một biểu tượng tốt cho sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Bí quyết duy trì vẻ đẹp tự nhiên
Từ xa xưa, cám gạo được xem như một bí quyết thiên nhiên trong việc gìn giữ sắc đẹp của phụ nữ Á Đông, mà gần gũi nhất với người VN hẳn là phương pháp sử dụng nước vo gạo (thực chất có chứa các tinh dầu cám gạo hòa tan) để rửa mặt, rửa tay. Dựa trên những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, nhờ dưỡng chất gamma oryzanol (hiệu quả gấp 4 lần vitamin E), dầu gạo có khả năng đẩy lùi các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa da. Bên cạnh đó, gamma oryzanol còn hiệu quả trong việc chống lại tia UVA (nguyên nhân khiến da bị lão hóa sớm) và tia UVB, giúp giảm nguy cơ da bị cháy nắng, sạm nám, hoặc ung thư da.
Cùng với vitamin E, gamma oryzanol hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra sớm trước tuổi 30, đặc biệt đối với những người sống ở khu vực thành thị bị tác động thường xuyên bởi môi trường ô nhiễm, tình trạng căng thẳng, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ. Do đó, dầu gạo đang được phụ nữ trên toàn thế giới tin dùng như một liệu pháp thiên nhiên cho sắc đẹp hữu hiệu để dưỡng da mặt, dưỡng da toàn thân, chống nám, phục hồi da hư tổn, dưỡng ẩm, dưỡng tóc…
Với những công dụng vượt trội nêu trên, không ngạc nhiên khi loại dầu chiết xuất từ hạt gạo nguyên cám nhỏ bé đã trở thành nguyên liệu quý giá có khả năng chinh phục những người tiêu dùng khó tính nhất, để từ đó dẫn đầu xu hướng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp trên toàn thế giới.
Theo BĐT Tiền Phong
5 hiểu lầm về kem chống nhăn
Để nhìn nhận một cách công bằng về khả năng "níu giữ" tuổi xuân của dòng mỹ phẩm này.
Ảnh minh họa: Internet
1. Kem chống nhăn = kem chống lão hóa
Xét về mặt "lý thuyết" thì kem chống nhăn và kem chống lão hóa là hai khái niệm không đồng nhất. Chúng ta đều biết, ở tuổi 30, các sợi collagen và sợi elastin của da bị thoái hóa, khiến da kém đàn hồi và hình thành nếp nhăn.
Đầu tiên là ở khóe mắt, miệng, tiếp theo là trán và má. Vì vậy, để hạn chế nếp nhăn, trong thành phần của kem chống nhăn thường có collagen, elastin và một số hoạt chất sinh học khác có tác dụng hỗ trợ và làm vững chắc các sợi collagen và sợi elastin ở lớp bì của da, giúp da căng và đàn hồi tốt hơn.
Còn kem chống lão hóa lại chứa các thành phần làm ẩm da, chất chống oxy hóa, thành phần chống tia cực tím và các hoạt chất giúp tái tổ chức tế bào da. Và thông qua tác động tổng hợp này để làm chậm quá trình lão hóa của da, giúp da tươi trẻ, mịn màng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các thành phần này có thể được thay đổi, thêm bớt tùy thuộc vào ý muốn của nhà sản xuất. Vì vậy, trong kem chống nhăn cũng có thể xuất hiện các thành phần làm ẩm da, chất chống nắng, hoạt chất tái tạo da... và ngược lại.
2. Chỉ dành cho "tuổi băm"
Đừng đợi đến lúc nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều mới bắt đầu sốt sắng tìm đến kem chống lão hóa, xóa vết nhăn... Thực tế, từ tuổi 25, da bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa như sạm màu, lỗ chân lông to. Vì vậy, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn sử dụng kem chống nhăn và kem chống lão hóa để phòng ngừa khi bắt đầu bước sang tuổi 25.
Các hoạt chất trong kem chống nhăn sẽ thúc đẩy quá trình làm mới làn da và sản sinh lượng collagen và elastin cần thiết giúp da săn chắc. Bạn nên thoa kem khi da còn ẩm sẽ hỗ trợ cho quá trình chăm sóc da được hiệu quả hơn.
Với kem chống nhăn ở vùng mắt, bạn có thể sử dụng chúng ngay cả khi bạn mới 20. Vì đây là vùng da mỏng và rất nhạy cảm, cũng là vùng da sớm xuất hiện nếp nhăn nhất.
3. Càng đắt tiền hiệu quả càng cao
Với kem chống nhăn thì câu nói "tiền nào của nấy" không phải lúc nào cũng đúng. Báo cáo khảo sát về các loại kem chống nhăn của Viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết: Họ không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa giá cả và hiệu quả của dòng sản phẩm này. Vì vậy, bà Weinkle, chuyên gia da liễu Đại học Bắc Florida (Mỹ), đồng thời là phát ngôn viên của Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn: Hãy nhìn vào thành phần của sản phẩm chứ đừng nhìn vào giá cả. Theo bà, "các loại kem chống nhăn chứa nhiều tiền vitamin A dường như tác động mạnh nhất tới các nếp nhăn. Các chất chống oxy hóa cơ bản trong kem chống nhăn như vitamin C, tinh chất trà xanh cũng có thể ngừa nếp nhăn nhưng rất ít".
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ làn da mình để chọn đúng sản phẩm mà bạn cần:
Da mịn và hơi dày : Bạn nên chọn các sản phẩm chứa chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E, các nguyên tố vi lượng (kẽm, silic, selen), thực vật (chè xanh, hạt nho) và các loại tảo. Chúng giúp cải thiện sự sáng mịn cho da và chống lại những hậu quả từ ô nhiễm môi trường.
Da mỏng và có mụn: Nên chọn loại chứa vitamin A (giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giảm tối đa nếp nhăn và giúp tăng độ dày của da) hoặc thành phần rétinol (ít gây kích ứng da).
Da bị ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời : Nên chọn loại chứa AHA (loại acid trái cây có nhiều trong nho, mía, cam, quýt) giúp lột bỏ tế bào chết, dưỡng da giúp da mịn màng hơn.
4. Xóa sạch nếp nhăn nhờ kem chống nhăn
Sự thật là kem chống nhăn không thể giúp bạn xóa hết nếp nhăn. Điều mà kem chống nhăn có thể làm được đó là cung cấp dinh dưỡng cho làn da, giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da mềm mại hơn và làm phẳng nếp nhăn tạm thời.
Bạn nên sử dụng kem chống nhăn như một biện pháp dự phòng khi nếp nhăn chưa xuất hiện hơn là xem đó như một liệu pháp để xóa những nếp nhăn đã hình thành.
5. Thoa càng nhiều kem càng hiệu quả
Thật sai lầm khi bạn nghĩ rằng dùng nhiều kem hơn (cho mỗi lần dùng) giúp làm mờ nếp nhăn nhanh hơn, bạn chỉ đang làm tổn thương da nhiều hơn. Bạn nên sử dụng một lượng kem vừa đủ cho mỗi vùng da và nên thoa nhẹ nhàng.
Với vùng da quanh mắt, vốn rất nhạy cảm, chỉ cần một lượng kem bằng hạt đỗ, chia đều cho hai bên mắt. Tốt nhất nên sử dụng kem chống nhăn vào buổi sáng và buổi tối sau khi đã rửa mặt thật sạch và trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
Theo BĐT Tiền Phong
8 thành phần cực độc nên tránh xa trên nhãn mỹ phẩm Nhiều hóa chất độc hại trong mỹ phẩm gây kích ứng da, rối loạn nội tiết, gây ung thư. Vậy, nếu thấy những thành phần này hãy tránh xa. 1. Paraben. Được sử dụng rộng rãi như một chất bảo quản và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các sản phẩm mỹ phẩm. Song, lợi...