Công dụng tuyệt vời của quế với sức khỏe trong mùa đông lạnh
Từ nghìn năm qua, quế đã được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe con người.
Cây quế là loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây quế để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, làm thảo mộc dưỡng da… Lá của cây quế có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ quế được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…
Ảnh minh họa
Trong quế có nhiều khoáng chất như kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và ma giê, một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hoá. Vì vậy, quế thường được sử dụng để chống nấm, giảm đau và sát trùng, điều trị tiêu chảy, cảm lạnh, đau bụng, tăng huyết áp, mất cảm giác ngon miệng và viêm phế quản. Loại thảo mộc này cũng được dùng để điều trị xuất huyết nội.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu về tác dụng hạ cholesterol và trị nhiễm trùng nấm ở người nhiễm HIV không cho kết quả tích cực.
Cũng có các nghiên cứu cho rằng quế có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được ứng dụng cho việc chữa bệnh ở người.
Do tính cay, nóng nên khi dùng cần đề phòng những tác dụng phụ sau:
Ảnh minh họa
Quế có dược tính cao, nên khi dùng loại thảo dược này có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như: Đỏ mặt, tăng nhịp tim, viêm miệng, viêm lưỡi, viêm nướu, tăng động, chán ăn, gây kích thích, Viêm da dị ứng, khó thở…
Nhìn chung, không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Ngoài ra, không nên dùng quế trong những trường hợp sau:
- Không dùng quế cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Không dùng lượng lớn bột quế. Bột quế bay vào mũi sẽ gây ngạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp. Có trường hợp phải nhập viện nhiều ngày sau khi hít phải bột quế.
Video đang HOT
- Việc dùng bột quế với lượng lớn có thể gây ngộ độc gan, loét miệng, lượng đường trong máu quá thấp, gây ra các vấn đề về hô hấp…
Dùng quế bao nhiêu là an toàn?
Liều dùng loại thảo dược này sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác của người sử dụng. Quế có thể không an toàn với bạn hoặc một vài người. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trưởng thành có thể dùng 1 – 1,5g bột quế/ngày mà không gặp tác dụng phụ hoặc dị ứng. Bạn có thể dùng loại thảo dược này kết hợp với mật ong để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe của chúng.
Theo giadinh.net
Mùa đông, bỏ túi cách ngừa 3 bệnh dị ứng 'phiền toái'
Hắt hơi, sổ mũi, mẩn ngứa hay khò khè nặng ngực là những phiền toái của các bệnh dị ứng. PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Chuyên gia Dị ứng Miễn dịch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cách phòng tránh những bệnh này.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh dễ gây kích thích và xuất hiện nhiều tác nhân nên những bệnh dị ứng thường hoạt động mạnh hơn, điển hình là: viêm mũi dị ứng (chiếm 20% dân số); hen phế quản (chiếm 3.9%, tức xấp xỉ 4 triệu người); viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa (10%). Phần lớn người mắc đã có cơ địa dị ứng và gặp nhiều ở trẻ em. Có những trẻ nhỏ 3 - 6 tháng đã phát hiện mắc hen.
Bệnh hen
Người bị hen suyễn có dấu hiệu điển hình khò khè, khó thở.
Những người mắc bệnh hen có dấu hiệu điển hình: ho, khò khè, cảm giác nặng ngực, khó thở. Đặc biệt, bệnh tái đi tái lại nhiều lần và thường xảy ra vào đêm, sáng sớm. Bệnh liên quan mật thiết đến thay đổi thời tiết, nóng lạnh thất thường.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh hen là bệnh di truyền và lây từ người này sang người khác, tuy nhiên PGS Đoàn cho biết đó là những quan niệm truyền miệng không có bằng chứng khoa học. Bệnh hen có yếu tố gia đình và không lây nhiễm.
Điều trị bệnh này không khó, người bệnh cần thực hiện song song việc dùng thuốc, cần phải tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích và nguyên nhân gây ra bệnh đó là: bụi nhà; phấn hoa; lông chó mèo; vi khuẩn; khói bụi; virus; thời tiết; hóa chất; làm việc gắng sức và các yếu tố nguyên nhân kể trên.
Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ: đường, đạm, mỡ, khoáng chất và vitamin. Kết hợp với lối sống khoa học, tập thể dục đều đặn, vừa phải, tập trong môi trường không khí trong lành. Tập với cường độ nhẹ, tăng mức độ từ từ. Tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, ...
Bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng - bệnh hay gặp mùa đông.
Bệnh viêm mũi dị ứng có mối liên quan đặc biệt với bệnh hen. Khoảng 40% người từ mắc bệnh viêm mũi dị ứng chuyển sang mắc bệnh hen. Bệnh viêm mũi dị ứng cũng liên quan đến thời tiết, toàn dân có khoảng 20% người mắc, đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng.
Người mắc viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện: Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sổ (chảy nước mũi) tái lại nhiều lần. Khi gặp các yếu tố kích thích thì bệnh tái phát, điều trị dai dẳng. Với mỗi đợt cấp và mạn sẽ có cách điều trị riêng, tùy cơ địa mỗi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh hen có các yếu tố kích thích giống nhau, muốn bệnh thuyên giảm cần tránh các yếu tố này.
Bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng gây rất ngứa và tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích.
Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, người mắc bệnh từ khi sinh ra. Đây là bệnh có yếu tố gia đình, người bệnh mắc từ nhỏ, có thể bị toàn thân. Xu hướng của bệnh từ nhỏ mọc mụn nước nhỏ gây cảm giác rất ngứa và tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Ở người trưởng thành, các mụn nước này tập chung tại các nếp gấp cẳng tay, cẳng chân.
Đặc biệt, bệnh có thể diễn biến sang hen phế quản và viêm mũi dị ứng. Khi tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường, thời tiết hanh, lạnh, khiến da khô thì bệnh càng nặng hơn.
Để điều trị bệnh này, theo PGS Đoàn cần tìm yếu tố tác động đến viêm da, ví dụ như: sữa bò, các loại sữa, các yếu tố về thức ăn, phấn hoa, hóa chất,... và điều trị dựa trên nguyên tắc:
- Làm bớt ngứa trong đợt cấp;
- Chống khô da;
- Tránh các yếu tố kích thích;
- Lưu ý chế độ ăn uống từ những thức ăn gây dị ứng;
- Uống đủ nước;
- Trẻ em cần lưu ý những sản phẩm như: sữa tắm, dầu gội, nước xịt phòng và tránh mặc đồ gây ngứa, đồ có lông gây dặm người.
Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát bệnh, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.
Khám dị ứng miễn dịch cùng chuyên gia
Hiện tại Chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC do PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch, BV Bạch Mai phụ trách. Với 40 năm kinh nghiệm trong ngành Dị ứng - Miễn dịch, PGS Đoàn đã chữa thành công hàng nghìn ca bệnh dị ứng nặng, phức tạp cho người dân trên khắp cả nước.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn khám và tư vấn các bệnh dị ứng tại MEDLATEC.
Cùng với hệ thống thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ, Chuyên khoa đáp ứng nhu cầu khám của người dân với các dịch vụ:
- Khám và điều trị nội khoa: Các bệnh như mày đay, viêm da cơ địa, hen, viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc, zona thần kinh, viêm mao mạch dị ứng, Herpes,...
- Điều trị Laser - Plasma: Các bệnh như sùi mào gà, mụn cóc, u mềm lây, u mềm treo, sẩn cục, nốt ruồi, các bớt tăng sắc tố,...
Để đặt lịch khám chuyên gia theo yêu cầu, khách hàng có thể đặt qua website medlatec.vn hoặc app iCNM.
Mọi thông tin liên hệ, gọi tổng đài 1900 565656 để được giải đáp.
Thế Định
Theo vietnamnet
Cách dùng gừng cực tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh Gừng là loại gia vị có tính chất sinh nhiệt nên việc ăn gừng vào những ngày thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Gừng từ lâu đã được xem là loại củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt, nhất là trong trường hợp kém ăn, ăn uống khó tiêu, chữa ho mất tiếng, giảm...