Công dụng tuyệt vời của cây thù lù mọc dại ở Việt Nam
Cây thù lù có tên khoa học là Physalis angulata, tên thường gọi ở Việt Nam là cây bôm bốp, tầm bóp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới, sống như cỏ dại.
Trong cây thù lù có chứa thành phần và hoạt chất tốt như các alkaloid, cacbohydrat, các chất xơ, chất béo, protein, các loại vitamin như vitamin A, C,… còn rất nhiều loại khoáng chất magie, kẽm, sắt, photpho.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây thù lù cũng tăng cường việc tạo ra các tế bào bạch cầu giúp loại bỏ các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể…
Dưới đây là công dụng của quả thù lù có thể bạn chưa biết.
Phòng bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu
Cây thù lù chứa một lượng lớn vitamin C, giúp bạn tránh xa các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu, từ đó giúp bạn giảm thiểu được các vấn đề về tim.
Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây có thể làm giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp bạn trách được các bệnh liên quan đến hàm lượng độ cholesterol cao ví dụ như bệnh đột quỵ.
Ngăn ngừa tổn thương mô cơ trong cơ thể
Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể ngăn ngừa đau nhức và tổn thương ở các mô cơ sau khi tập thể dục.
Video đang HOT
Hình ảnh cây thù lù. Ảnh: Tạo Nguyễn
Cây thù lù có thể điều trị ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ một lượng thực phẩm giàu vitamin C như thù lù có thể điều trị được nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư miệng.
Giúp sáng mắt
Tiêu thụ một lượng cây thù lù có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt, giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.
Thù lù có thể giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt
Cảm lạnh và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên, hãy tiêu thụ một lượng cây thù lù để cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày.
Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu
Cây thù lù có chứa nhiều vitamin C nên khá hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A có trong cây thù lù giúp hình thành lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương
Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể.
Vitamin C có trong cây thù lù cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Ngọn nhãn lồng chấm mắm nêm ăn ngon phải biết
Đọt nhãn lồng non luộc ngon không kém ngọn bí, ngoài ra nó còn là một phương thuốc quý dành cho người lớn tuổi với giấc ngủ trằn trọc hằng đêm.
Từ ngoài lộ quẹo vào khu vườn nhà tôi chừng năm trăm mét đã thấy yên ả hẳn, sau mưa ao cá được lên cao mấy bậc nước.
Ngọn nước lên đến bờ cỏ lúp xúp, lũ cá tìm thức ăn lên tới bờ cỏ, lộ sống lưng vàng óng rồi hốt hoảng quẩy đánh choác xuống nước, vẽ những đường nước hình vòng cung mạnh mẽ.
Chúng quen với người hết biết sợ, tiếng đớp nước của bầy cá thật yên tĩnh trong buổi sáng.
Ao vịt ngoài kia bèo hoa dâu đã phủ kín, bầy vịt tha hồ xúc. Ảnh: LƯU BÌNH
Bờ rào ao vịt dây nhãn lồng được thể sau mưa vươn ngọn lúp xúp, chúng trèo cả ra ngoài hàng rào đêm qua ngó chừng còn bò ngáng đường đi.
Chợt nhớ chị tôi hay kể chuyện mùa xuân trồng bí trồng bầu. Nửa đêm chợt thức nghe dây bí dây bầu chạy rào rào trên giàn, đụng khung cửa cộp cộp là dừng lại!
Ngọn nhãn lồng nhắm chừng đêm qua cũng chạy vậy nên mới sáng ra đã thấy chồm hết trên đường đi.
Cây nhãn lồng có quá nhiều tên gọi. Miền Nam gọi nhãn lồng chắc tại cái hình dáng cái trái được bọc ngoài lớp trái là một màng đường gân như gân lá mà không có lớp lá liên kết, trái nhãn nằm ở giữa lúc chín vàng mở ra bên trong là lớp cùi trắng mềm như nhãn, mềm hơn nhãn cho vị ngọt ngọt xen lẫn hạt đen nhánh. Còn thêm cái tên là lồng mứt do hạt mứt nằm trong cái lồng gân lá. Trong đông y gọi cái tên rất văn học dây lạc tiên chuyên trị bệnh mất ngủ.
Xứ Quảng chúng tôi gọi nhãn lồng là cây bọc đường, cây long nhãn, cây lồng đèn,...
Dây nhãn lồng thì có quá nhiều công dụng, là một phương thuốc an thần dành cho người mất ngủ. Chị tôi đợi dây leo đầy rào nhiều nhiều là chặt khúc rồi đem phơi khô là đã có một loại trà dành cho người mất ngủ, giấc ngủ kém sâu. Nhãn lồng là một thứ nước lá uống mát, cho giấc ngủ rất sâu đem đến cho người giấc mơ tiên nên mới gọi là dây lạc tiên vậy!
Ngọn nhãn lồng tươi non luộc ăn ngon lắm. Tôi vừa ngắt hàng đọt non vươn dài mép bờ rào luộc một đĩa, ngọn xanh rờn thơm thơm chấm mắm nêm thì ngon phải biết.
Thiên nhiên thật phong phú, mấy dây hoa chạy lạc bìa hàng rào cũng làm nên món rau luộc cho mâm cơm đơn sơ nhà vườn ngày thong thả.
Đọt nhãn lồng non luộc ngon không kém ngọn bí, ngoài ra nó còn là một phương thuốc quý dành cho người lớn tuổi với giấc ngủ trằn trọc hằng đêm.
Chúng ta quá quen thuộc với những loại thuốc luôn có sẵn ngoài quầy, luôn trong tầm tay mà ta quên mất những phương thuốc dân gian có mặt chung quanh ta.
Từ ngày có ngôi vườn, có những loại cây tự nhiên trong vườn đầy phương thuốc nào lạc tiên, lá dâu, lá vông thấy mình giàu có với những sản vật thiên nhiên...
Trong vườn trồng cây này chứng tỏ nhà có "thảo dược quý", công dụng chữa bách bệnh Cây tầm bóp là vị thuốc thiên nhiên, có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Khi sang nước ngoài, chúng trở thành "hàng hiếm", bán với giá 700k/kg. Ở Việt Nam, cây tầm bóp thường mọc dại ở bờ, bụi nhưng khi sang Nhật Bản và Trung Quốc, trái tầm bóp này có giá lên tới khoảng 700k/kg. Người Nhật mua trái tầm...