Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau rút
Vốn là một loại rau của người dân quê, nhưng ngày nay rau nhút đã trở nên phổ biến trong mâm cơm của người thành thị. Loại rau thân xốp này có 2 cách gọi, miền Nam gọi là nhút, miền Bắc là rút.
Dù là nhút hay rút thì khi chế biến cũng đều chung một chữ ngon
Là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng, lá kép lông chim. Hoa họp thành đầu màu vàng. Rút là loại rau ăn rất thông dụng, mùa hè nấu canh với khoai sọ và riêu cua. Rau rút có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn…
Rau rút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau rút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà… Những món ăn này có tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.
Hỗ trợ điều trị bướu cổ
Rau rút 300g, cá rô 200g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 500 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm.
Canh cua rau rút là một món ăn ngon không thể thiếu trong ngày hè
Ngày một lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc rau rút 30g, cải trời 20g, mạch môn 15g, sinh địa 15g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8g. Đổ 800ml nước sắc còn 250ml nước. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
Chữa chảy máu cam, mụn nhọt do trong người nóng (nội nhiệt)
Lấy rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.
Chữa nóng khát táo bón, tiểu tiện đỏ sẻn
Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).
Video đang HOT
Rau rút có rất nhiều công dụng chữa bệnh
Chữa chứng mất ngủ
Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 – 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Chữa rắn giun cắn (rắn nhỏ giống con giun đất to)
Rau rút 7 ngọn nếu là nam, 9 ngọn nếu là nữ, giã nát lấy nước cốt để uống, bã đắp chỗ bị rắn cắn.
Chữa đẻn cắn (rắn biển)
Rau rút 20 g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh.
Sốt cao khát nước
Dùng 30 g rau rút giã nhỏ vắt lấy nước cốt để uống.
Chữa phù thũng
2 nắm rau rút (cả thân) rửa sạch, giã nát lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng (dễ bị đi ngoài lỏng) thì luộc ăn cái, uống nước. Hoặc ăn sống trong bữa cơm kèm thức ăn khác! Trong vài ngày có kết quả.
Lưu ý: Rau rút tính lạnh cho nên người yếu bụng, thể hàn, dễ tiêu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn.
Theo Megafun
Những điều cấm kị khi ăn gừng
Gừng là thực phẩm có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau.
Những lưu ý khi sử dụng
Không nên gọt vỏ
Hầu hết mọi người đều có thói quen gọt vỏ trước khi ăn gừng, tuy nhiên có thể bạn không biết trong lớp vỏ ấy cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ và nâng cao tinh thần hiệu quả. Chình vì vậy, khi ăn bạn chỉ nên rửa sạch rồi thái lát.
Không nên ăn gừng trong thời gian dài
Đối với những trường hợp mắc các bệnh như nhiệt trong, viêm phổi, âm hư hỏa vượng, các bệnh mụn nhọt, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm thận, viêm gan, bệnh tiểu đường,Bệnh trĩ, xuất huyết, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ thì không nên ăn gừng quá nhiều và ăn trong thời gian dài.
Không nên ăn gừng tươi đã bị dập
Gừng tươi khi bị dập sẽ dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, khi bạn ăn gừng có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.
Không nên ăn nhiều
Vào mùa hè nóng nức, sự phân tiết dịch vị giảm sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống hàng ngày, vì vậy nếu trong bữa ăn có thêm vài lát gừng tươi sẽ giúp bạn thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên lạm dụng mà ăn quá nhiều bởi gừng thuộc loại thức ăn có tính nhiệt.
Không nên kết hợp gừng với các loại thuốc khác
Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim.
Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều. Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn, điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Những trường hợp không nên ăn gừng
Những người bị say nắng
Nước gừng tươi nấu với đường đỏ chỉ thích hợp cho những người bị vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa hoặc bị phong hàn cảm mạo, còn trong trường hợp bị cảm mạo thử nhiệt hay cảm mạo phong nhiệt hoặc bị trúng nắng thì tuyệt đối không nên dùng nước gừng.
Trong trường hợp này không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.
Ngoài ra, nước gừng tươi còn giúp trị chứng buồn nôn do lạnh gây ra nhưng nếu buồn nôn do những nguyên nhân khác gây ra thì không nên sử dụng.
Phụ nữ mang thai
Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Những người bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.
Những người bệnh gan
Người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng vì nó kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, vì những tế bào này sẽ bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích. Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng được khuyên không nên ăn gừng vì nó sẽ làm cho các viên sỏi bị mắc kẹt trong đó, thậm chí trong nhiều trường hợp cần thiết phải phẫu thuật.
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết
Nếu bạn có tiền sử bị rối loạn chảy máu (trong đó có cả chảy máu cam, tử cung...) thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào bởi nó sẽ làm tăng tình trạng chảy máu. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hay đã có tiền sử đột quỵ, nhồi máu và thiếu máu cục bộ.
Theo Phununews
Những loại quả chứa nhiều độc tố Qua hông trâu, cà chua xanh, cam thảo dây, qua ma tiên... la nhưng loai qua co hinh dang rât băt măt. Nhưng đăng sau ve đep "my miêu" ây tiêm ân rât nhiêu đôc tô va co thê gây tử vong nếu vô tình ăn phải. Qua hông trâu, cà chua xanh, cam thảo dây, qua ma tiên... la nhưng loai qua...