Cộng đồng người Việt tại Đức đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm của Tổng thống Đức đến Việt Nam
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Berlin trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân Elke Bdenbender đến Việt Nam, GS.TSKH.
Nguyễn Xuân Thính, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học TU Dortmund, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội người Việt Nam tại CHLB Đức, khẳng định cộng đồng người Việt gốc Việt ở CHLB Đức kỳ vọng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nổi tiếng ở Đức tháp tùng Tổng thống Liên bang Đức tới Việt Nam sẽ ký được nhiều văn bản thoả thuận hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, khoa học-công nghệ, kinh tế, văn hoá, du lịch…
GS.TSKH Nguyễn Xuân Thính, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học TU Dortmund. Ảnh: TTXVN phát
GS. Nguyễn Xuân Thính cũng kỳ vọng rằng những tiềm năng, dư địa hợp tác giữa hai nước sẽ được khai thác tốt hơn nữa, giúp cho quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nhà nước sâu rộng hơn và đi vào chiều sâu, góp phần vào sự phát triển phồn vinh của Việt Nam và CHLB Đức, góp phần vun đắp hoà bình, trật tự, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
GS. Nguyễn Xuân Thính cho biết: “Trong chuyến thăm này, Tổng thống Đức sẽ đến thăm trường Đại học Việt Đức tại tỉnh Bình Dương. Đây là dự án hải đăng trong mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và CHLB Đức và cũng là dự án góp phần đào tạo các nhà khoa học, trí thức cho Việt Nam”.
GS. Nguyễn Xuân Thính cho rằng chuyến thăm này là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam-CHLB Đức và là minh chứng cho thấy thành công liên tiếp của đường lối “ngoại giao cây tre” của Chính phủ Việt Nam cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, chuyến thăm của Tổng thống Đức đến Việt Nam diễn ra chỉ một thời gian ngắn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm này lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động.
Ông Nguyễn Xuân Thính nhấn mạnh chuyến thăm là sự khẳng định của Chính phủ Đức rằng Việt Nam là đối tác chiến lược, có vị thế mới. Ông cho biết, sau khi nghe tin Tổng thống Đức sang thăm Việt Nam, cộng đồng người Việt gốc Việt nói chung và cá nhân ông rất phấn khởi và vui mừng vì đây là tín hiệu tốt cho cộng đồng Việt Nam có nhiều hoạt động mạnh mẽ hơn nữa hướng về cội nguồn, đồng thời cũng là nguồn cổ vũ hơn nữa cho lòng tin cũng như bồi đắp thêm tình yêu đất nước, cội nguồn trong cộng đồng kiều bào Việt Nam ở CHLB Đức.
Về hợp tác khoa học-công nghệ giữa Việt Nam và CHLB Đức, GS. Nguyễn Xuân Thính cho biết Việt Nam là đối tác quan trọng của nhiều bộ, ngành của CHLB Đức, như Bộ Giáo dục và nghiên cứu; Bộ Môi trường, bảo tồn thiên nhiên, an toàn hạt nhân và bảo vệ người tiêu dùng; Bộ Kinh tế và bảo vệ khí hậu; Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển. Trong những năm vừa qua, Đức đã có nhiều chương trình tài trợ, hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như Sáng kiến khí hậu quốc tế, Sáng kiến xuất khẩu công nghệ bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, cũng như tham gia hỗ trợ Việt Nam thực hiện thoả thuận Paris và hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Nước Đức có thế mạnh về nghiên cứu khoa học để ứng dụng cho tăng trưởng xanh, phát triển công nghệ xanh, công nghệ bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, thích ứng với biển đối khí hậu. Đây cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam trong những năm qua có nhiều dự án hợp tác và nhận được tài trợ của Đức. Ngoài ra còn phải kể tới các lĩnh vực như chế tạo máy, y tế và công nghệ 4.0. Hai bên cũng tăng cường trao đổi hợp tác về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi nguồn lực lao động chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực có tiềm năng lớn cần được khai thác sâu rộng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đòi hỏi sự trao đổi, kết nối cả hai bên trong mọi cấp, từ trung ương đến địa phương.
Đối với Mạng lưới đổi mới sáng tạo mà hiện GS. Nguyễn Xuân Thính là Chủ tịch, ông cho biết, mạng lưới này được thành lập vào tháng 9/2019, và từ đó đến nay thường xuyên có các hoạt động kết nối các trí thức, chuyên gia, các nhà khoa học trẻ, các sinh viên, nghiên cứu sinh người Việt gốc Việt ở Đức với nhau và với các chuyên gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam; Tổ chức các hội thảo để tăng cường năng lực cạnh tranh cho cộng đồng trí thức Việt Nam tại Đức, giúp nâng cao vị thế của cộng đồng trí thức người Việt gốc Việt tại quốc gia này, đồng thời xây dựng các dự án chuyển giao công nghệ, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ ở Việt Nam.
Trong thời gian tới, theo GS. Nguyễn Xuân Thính, Mạng lưới đổi mới sáng tạo tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ, cộng tác và hỗ trợ Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, xây dựng, phát triển công nghệ hiện đại cho Việt Nam.
Ông cho biết: “Chúng tôi mong muốn nhiều chuyên gia, trí thức đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ nổi tiếng của Đức có thể xây dựng được những dự án chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, đặc biệt là những mảng công nghệ mà hiện Việt Nam đang rất cần như vi mạch điện tử, bán dẫn, y tế, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, chuyển đối số, trí tuệ nhân tạo”.
Ông cho biết hiện đang chuẩn bị tổ chức các sự kiện công nghệ như Techfest, IT-Day của Việt Nam tại Đức nhằm kết nối các doanh nghiệp ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin với các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Đức.
Ngoài ra, Mạng lưới đổi mới sáng tạo cũng giúp đỡ các đoàn công tác của chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh thành Việt Nam đi tham quan, thực tập ở CHLB Đức, tạo điều kiện, trợ giúp các đoàn công tác thăm các tập đoàn nổi tiếng. các trường đại học, viện nghiên cứu hiện đại ở Đức. Đồng thời, mạng lưới cũng giúp các tập đoàn cũng như các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập mạnh hơn nữa thị trường CHLB Đức cũng như thị trường Liên minh châu Âu (EU).
Đức thắt chặt quy định về tị nạn
Ngày 18/1, Quốc hội Đức đã thông qua các quy định hạn chế mới đối với người xin tị nạn, hợp thức hóa quy trình trục xuất trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng người xin tị nạn gia tăng mạnh.
Người di cư chờ làm thủ tục đăng ký cư trú tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser khẳng định quy định mới là cơ sở để Đức đẩy nhanh việc hồi hương những người không được cấp quy chế tị nạn, giải phóng nguồn lực để phục vụ những người cần nơi tạm trú nhất. Quy định mới, với các biện pháp cứng rắn, trao thêm quyền hạn cho cảnh sát trong việc truy tìm người được yêu cầu rời khỏi Đức và xác định danh tính người di cư. Quy định cũng tăng thời gian tối đa giam giữ người tị nạn trước khi trục xuất từ 10 ngày hiện nay lên 28 ngày nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng có thêm thời gian thực hiện trục xuất.
Chính phủ Đức ước tính mỗi năm nước này sẽ có thêm 600 trường hợp bị trục xuất sau khi thực hiện quy định mới. Bộ trưởng Nancy Faeser cho biết trong năm 2023, với việc thực hiện chặt chẽ hơn chính sách hiện tại, Đức đã tăng 27% số yêu cầu trục xuất, đưa số lượng người xin tị nạn phải hồi hương lên 16.430 người. Lượng người di cư - chủ yếu từ Syria và Afghanistan - đến Đức tăng cao trong những tháng gần đây đã gây sức ép đối với chính quyền địa phương và làm dấy lên tranh luận gay gắt về nhập cư ở quốc gia châu Âu này.
Lo ngại chủ nghĩa dân túy cánh hữu, Đức kêu gọi trách nhiệm của cử tri Tổng thống Đức đã đưa cảnh báo nguy cơ chủ nghĩa dân túy cánh hữu bành trướng đang hiện hữu, đồng thời kêu gọi người dân 'bỏ phiếu một cách có trách nhiệm' trong các cuộc bầu cử sắp tới. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. (Ảnh: AFP/TTXVN) Phát biểu trên truyền thông ngày 13/1, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã bày tỏ lo...