Công đoàn Singapore sa thải cán bộ nói ẩu trên Facebook
Phát biểu của bà Amy Cheong trên Facebook đầy những từ thô tục và xúc phạm nặng người Malay – Ảnh: chụp lại từ Facebook
Một nữ cán bộ Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) bị sa thải vào hôm nay sau khi đưa lên Facebook cá nhân bình luận mang tính kì thị sắc tộc vào tối qua 7.10.
Bà Amy Cheong, trợ lý giám đốc Ban quản lý Thành viên, đã bị NTUC sa thải với hiệu lực tức thì ngay trong sáng 8.10.
Tối chủ nhật 7.10, bà Cheong viết trên Timeline của mình lời phàn nàn về tiếng ồn từ một đám cưới của người gốc Malay ở tầng trệt khu chung cư dành cho người có thu nhập thấp cạnh nhà bà.
Không chỉ phàn nàn bình thường, bà Cheong dùng những thán từ thô tục và danh từ mang tính xúc phạm đối với người Malay. Bà cũng gay gắt ám chỉ người Malay có tỉ lệ li hôn cao.
Phát biểu của bà Cheong lập tức “hứng đá” khốc liệt. Trang Facebook NTUC Membership của bộ phận mà bà Cheong quản lý cũng ngay lập tức tràn ngập phản ứng giận dữ của công chúng.
Bà Cheong liền nhanh chóng có lời xin lỗi cho “bình luận ngu xuẩn” của mình trên trang cá nhân lẫn trang của NTUC.
Video đang HOT
Tuy nhiên, “bão táp” càng lúc càng dữ dội khiến bà đóng cửa trang cá nhân.
Dù vậy, “mặt tiền” Facebook của bà với lời bình luận xúc phạm đã được cư dân mạng nhanh tay chụp lại và phổ biến trên cả Twitter với hàng trăm bình luận phản đối.
Đồng thời trên Facebook, tài khoản Fire Amy Cheong (sa thải Amy Cheong) và Stop Racism in Singapore (Hãy chấm dứt tệ phân biệt sắc tộc ở Singapore) ra đời, lập tức được hàng ngàn người ủng hộ.
NTUC ngay trong đêm 7.10 cũng lên tiếng trên Facebook cho biết họ đang điều tra về “bình luận không đứng đắn” được nói là do một cán bộ của mình đưa ra trên mạng xã hội.
“Phong trào Công nhân lấy chủ trương tập hợp toàn thể là phương châm hành động, và không chấp nhận bất kì lời nói hay hành động nào có tính nhạy cảm hay xúc phạm đối với bất kì cộng đồng nào”, NTUC trấn an.
Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, gồm 3 nhóm chủ yếu: người Hoa, người Malay và người Ấn, trong đó người Hoa chiếm đa số với gần 75%, và người Malay chiếm khoảng 13%.
Hòa hợp sắc tộc được coi là một trong những chiến lược sống còn của chính phủ nhằm tránh bất ổn chính trị. Báo chí và ngành nghệ thuật nước này vì thế bị cấm tuyệt đối việc đụng chạm đến những vấn đề gai góc về sắc tộc.
Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi NTUC ngay trong sáng 8.10 đã ra quyết định đuổi việc bà Cheong.
Tổng thư ký NTUC Lim Swee Say, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, cho biết: “NTUC đã chấm dứt công việc của bà Amy Cheong, trợ lý giám đốc Ban quản lý Thành viên, với hiệu lực tức thì sau khi xác minh chính bà đã đăng trên Facebook cá nhân bình luận xúc phạm vào ngày 7.10.2012″.
“Chúng tôi lấy làm tiếc vì xảy ra việc này”, ông Lim nói them, đồng thời cũng nhắc lại: “Bà Cheong rất ân hận và cũng đã xin lỗi về sự bất cẩn nghiêm trọng trong phán xét của mình”.
Trang Yahoo! News cho hay theo “lý lịch” trên Facebook cá nhân (trước khi bị đóng cửa), bà Cheong tốt nghiệp đại học tại Đại học Tây Úc (University of Western Australia).
Trước đây, cũng trên Facebook, bà Cheong từng viết: “Nên cấm đám cưới tổ chức ở tầng trống của chung cư. Nếu anh không đủ tiền để tổ chức một đám cưới đàng hoàng, tốt nhất anh đừng kết hôn. Chấm hết”.
Theo TNO
Lại nổ ra đấu pháo trên biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã bắn trả một loạt đạn pháo sang Syria sau khi một quả đạn bắn đi từ Syria rơi trúng thị trấn biên giới Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây vụ pháo kích thứ hai trong vòng 5 ngày qua giữa hai bên.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ canh gác tại cửa khẩu Akcakale ở tỉnh miền Nam Sanliurfa ngày 7/10/2012.
Theo hãng tin Dogan của Thổ Nhĩ Kỳ, vụ pháo kích mới nhất này đã nhằm trúng khu đất gần một nhà máy thuộc Cơ quan ngũ cốc Thổ Nhĩ Kỳ, cách trung tâm thị trấn Akcakale vài trăm mét, nơi 5 dân thường đã thiệt mạng trong vụ pháo kích đầu tiên xảy ra hôm 3/10 vừa qua.
Thị trưởng Akcakale, ông Abdulhakim Ayhan, xác nhận quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức bắn trả sau khi những quả đạn pháo từ Syria bắn sang trong ngày thứ 5 liên tiếp. Theo ông Ayhan, mảnh đạn pháo gây thiệt hại cho một kho ngũ cốc, song không có ai bị thương.
Còn theo hãng tin Anadolu và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, các quả đạn pháo của Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trúng thị trấn Tal Abyad của Syria, đối diện với thị trấn Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây cũng là nơi lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad đang tổ chức các đợt pháo kích nhằm đánh bật các tay súng phiến quân cố thủ tại đây.
Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về con số thiệt hại ở Tal Abyad.
Trước đó một ngày, hai bên cũng đã xảy ra các vụ đấu pháo sau khi có 3 quả đạn pháo từ Syria bắn sang ngôi làng Guvecci của Thổ Nhĩ Kỳ, buộc Ankara bắn đáp trả.
Các vụ "đấu pháo" mới này là diễn biến quân sự nghiêm trọng nhất ở khu vực biên giới đầy bất ổn giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi bùng phát làn sóng bạo loạn đòi lật đổ chế độ của Tổng thống Assad tháng 3/2011.
Thổ Nhĩ Kỳ từng là đồng minh của Syria trong khu vực song kể từ mùa Hè năm ngoái, nước này đã quay sang chống chính quyền Assad vì cho rằng Damascus đàn áp người dân và đẩy đất nước vào một cuộc nội chiến "nồi da nấu thịt".
Theo thống kê chưa được kiểm chứng độc lập, cuộc xung đột kéo dài 19 tháng qua ở Syria đã cướp đi sinh mạng của gần 30.000 người, buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong đó có gần 100.000 đang lánh nạn tại các trại tị nạn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Dantri
Trung Quốc âm thầm xây đập khổng lồ trên sông Mêkông Theo Đài RFI, Trung Quốc (TQ) đã âm thầm cho khởi động đập thủy điện Nọa Trác Độ - con đập thứ năm trên thượng nguồn sông Mêkông. Đập thủy điện này đã được TQ đưa vào hoạt động đầu tháng 9.2012. Hành động này đang bị giới nghiên cứu chỉ trích, bởi đây là nguy cơ mới đe dọa hệ sinh thái...