Công đoàn ngành GD-ĐT: Cầu nối sẻ chia với giáo viên vùng khó
Trên những đỉnh núi cao, trong bản làng xa xôi hẻo lánh, ánh điện, con đường đôi khi còn chưa có thì những lớp học đã được thầy giáo, cô giáo dựng lên để mang cái chữ đến cho các em, cho người dân nơi đây.
Thấu hiếu khó khăn, vất vả các thầy, cô phải trải qua, Công đoàn ngành không chỉ là người đồng hành, mà còn là cầu nối để đồng nghiệp, xã hội đồng cảm, sẻ chia giúp họ vươn lên, hoàn thành sứ mệnh trồng người.
Nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn ngành
Thống kê của Công đoàn Giáo dục (CĐ GD) Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có trên 44 ngàn trường học, cơ sở giáo dục với trên 1,5 triệu cán bộ, nhà giáo và người lao động.
Theo Chủ tịch CĐ GD Việt Nam Vũ Minh Đức, nhìn chung, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động cơ bản đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo và các chuẩn theo quy định; thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành; Tận tụy với công việc; Có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác; Yêu nghề, tâm huyết, sáng tạo, đổi mới, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Với hơn 1,5 triệu cán bộ, nhà giáo và người lao động công tác trong ngành có không ít người là giáo viên cắm bản, đang công tác tại vùng sâu, vùng xa… Trong số này, có thầy cô gặp khó khăn về kinh tế, bệnh tật cần sự giúp đỡ. Thực hiện sứ mệnh của mình, CĐ ngành luôn đồng hành để động viên, giúp đỡ đoàn viên và trở thành cầu nối để cộng đồng đồng cảm, sẻ chia với khó khăn của họ.
Những năm qua, CĐ ngành xây dựng một chương trình về Quyên góp xây dựng nhà công vụ, giúp đỡ nhà giáo, người lao động ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Từ năm 2015, CĐ GD Việt Nam đã đổi mới hình thức triển khai cuộc vận động theo phương châm tập trung nguồn lực, giải quyết dứt điểm một số khó khăn tồn đọng lâu dài ở cơ sở, tránh dàn trải. 5 năm qua, CĐ ngành đã quyên góp được trên 700 tỷ đồng, xây dựng được 1.687 nhà công vụ giáo viên và hỗ trợ cán bộ, nhà giáo, người lao động gặp khó khăn, thiên tai, rủi ro. Tính riêng trong năm 2017, CĐ GD Việt Nam vận động quyên góp, hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão lũ đạt trên 8 tỷ đồng.
Những cách làm sáng tạo
Từ đổi mới của CĐ ngành, nhiều đơn vị cũng có cách làm sáng tạo, triển khai đạt kết quả tốt.
Điển hình như Trường ĐH Cần Thơ có chính sách hỗ trợ mua đất ở cho cán bộ, nhà giáo và người lao động. Trường ĐH Nha Trang hỗ trợ người dân bị hỏa hoạn. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hỗ trợ đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo 70 triệu/người, đoàn viên ốm đau 15 triệu/người. Còn ĐH Đà Nẵng tạo điều kiện cho cán bộ viên chức vay 300 triệu/1 năm để học tập nâng cao trình độ, xây dựng quỹ “Tình thương”, quỹ “Phụ nữ nghèo” vay không lãi 300 triệu/người.
Tại Trường ĐH Huế, nhiều năm qua, CĐ đã duy trì chương trình hỗ trợ vay vốn không tính lãi hỗ trợ cán bộ mua thiết bị để dạy học và học tập, hỗ trợ cán bộ trẻ, cán bộ, nhà giáo, người lao động có thu nhập thấp thuê nhà ở. Các tỉnh Long An, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bình Phước triển khai Quỹ Vòng tay đồng nghiệp nhằm giúp giáo viên vay vốn lãi suất 0% phát triển kinh tế gia đình…
Không chỉ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong trường, các cơ sở GD đã dành sự quan tâm của mình cho các đồng nghiệp. Công trình đem lại hiệu quả thiết thực cho thầy, trò vùng khó là 6 hệ thống điện năng lượng mặt trời, 6 máy tính xách tay, 6 máy in và 1 đường cấp nước cho 6 điểm trường của Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (Quế Phong, Nghệ An) của Công đoàn Trường ĐH Bách khoa.
Kinh phí vận động từ Quỹ Tấm lòng Vàng, Quỹ Tấm lòng Việt, sự ủng hộ của Trường ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên và các nhà tài trợ (trên 600 triệu đồng), CĐ ngành đã tổ chức 4 chương trình đón Tết sớm; 2 chương trình khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho trên 600 cán bộ, nhà giáo và người lao động vùng khó khăn của huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) và huyện Định Hóa (Thái Nguyên).
Những công trình, món quà hay hoạt động tri ân nhà giáo cắm bản, công tác tại vùng khó tuy không thể giải quyết hết những vất vả các thầy cô phải đối mặt hàng ngày nhưng cũng đủ để làm họ ấm lòng, đủ để giữ ngọn lửa nhiệt huyết cháy mãi trong tim mỗi thầy cô, giúp họ hoàn thành sứ mệnh của mình với học trò, với xã hội.
Minh Hằng
Theo giaoducthoidai.vn
Video đang HOT
Nên hay không việc thi thăng hạng giáo viên?
Để thăng hạng, ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên phải dự thi ngoại ngữ, tin học. Điều này gây khó khăn với nhiều giáo viên, đặc biệt là nhà giáo 6x, 7x.
LTS: Bàn về câu chuyện thi thăng hạng giáo viên, cô giáo Thuận Phương chia sẻ những nỗi vất vả của giáo viên khi phải tìm mọi cách đáp ứng điều kiện được thi thăng hạng là có chứng chỉ ngoại ngữ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Chuyện thi thăng hạng giáo viên lại trở nên nóng trên các diễn đàn giáo dục. Khá nhiều thầy cô hiện nay băn khoăn, thắc mắc: thi thăng hạng để làm gì? Mục đích của việc thi thăng hạng giáo viên?
Nhiều người còn không biết mình đang ở hạng nào.
Nhiều năm về trước, giáo viên từng cấp học ăn lương theo trình độ đào tạo.
Ví như giáo viên mầm non, tiểu học tốt nghiệp trung cấp sư phạm, ra trường nhận lương từ 1.86 đến 4.06.
Giáo viên bậc trung học cơ sở ăn lương theo trình độ cao đẳng với hệ số lương từ 2.1 đến 4.89.
Còn giáo viên bậc trung học phổ thông ăn lương đại học với hệ số lương 2.34 đến 4.98.
Thời gian sau này, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc của bản thân và của đơn vị sử dụng, các giáo viên mầm non, tiểu học, trung học đã học tập nâng cao trình độ chuyên môn từ trung cấp lên cao đẳng, đại học hoặc từ cao đẳng lên đại học hoặc từ đại học lên cao học.
Thế là, giáo viên được xếp vào các hạng theo trình độ văn bằng mình có mà không phải tham thi thăng hạng như quy định hiện nay.
Giáo viên vật lộn với quy định thi thăng hạng giáo viên. Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại.
Đến năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành một loạt Thông tư 20, 21, 22, 23/2015TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên từ mầm non đến giáo viên trung học phổ thông giáo dục công lập.
Các thông tư trên quy định giáo viên mầm non, tiểu học xếp từ hạng IV đến hạng II (hạng IV hệ số lương từ 1,86 đến 4,06; hạng III từ 2,1 đến 4,89; hạng II từ 2,34 đến 4,98), giáo viên trung học cơ sở từ hạng III đến hạng I (hệ số lương hạng III từ 2,1 đến 4,89; hạng II từ 2,34 đến 4,98, hạng I từ 4,00 đến 6,38).
Đến tháng 7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2017/BGDĐT quy định điều kiện thi thăng hạng giáo viên thì việc chuyển ngạch của thầy cô gần như chẳng còn nhiều hy vọng.
Để thăng hạng, giáo viên phải dự thi 4 môn, gồm kiến thức chung, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
Trong đó, môn ngoại ngữ sẽ kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ ngoại ngữ tương đương với khung 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo viên muốn thi thăng từ hạng IV lên hạng III, hoặc từ hạng III lên hạng II phải thi môn ngoại ngữ trình độ bậc 2 (A2), thi thăng hạng II lên hạng I phải môn ngoại ngữ trình độ bậc 3 (B1).
Một số trường hợp đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, đã có bằng đại học ngoại ngữ, có văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế... thì sẽ được miễn thi ngoại ngữ.
Nói về vấn đề này, nhiều giáo viên bức xúc, quy định về ngoại ngữ đã gần như cắt đứt mọi hy vọng của lớp giáo viên 6x, 7x vì thời còn học phổ thông có người chưa bao giờ biết đến ngoại ngữ là gì?
Những giáo viên này dù chuyên môn có tốt đến đâu nhưng không biết ngoại ngữ thì kết quả cũng bằng 0.
Càng nhiều quy định càng tiêu cực
Nếu môn Ngoại ngữ được tổ chức thi theo kiểu vấn đáp một cách nghiêm túc, minh bạch thì số lượng giáo viên vượt qua môn thi này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Thế nhưng Thông tư cũng đã có "nút mở" khi có quy định một số trường hợp được miễn thi ngoại ngữ nhưng phải nộp chứng chỉ, văn bằng ngoại ngữ.
Thế là, giáo viên như người chết đói vớ được cọc. Việc có được chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định đã trở nên dễ dàng như trở bàn tay miễn là biết đầu tư một khoản tiền hợp lý.
Vì điều này, trong thời gian qua hiện tượng tiêu cực như giáo viên phải đăng ký đi học cấp tốc, mua bằng cấp, chứng chỉ... đã đang diễn ra nhan nhản ở nhiều địa phương trong cả nước.
Những chứng chỉ "bóp cổ" giáo viên
Thông tư xếp hạng giáo viên các cấp quy định: thấp nhất, giáo viên các cấp phải có trình độ Anh văn A1 (Tiểu học, Trung học cơ sở), A2 (Trung học phổ thông) theo khung quy chuẩn tham chiếu châu Âu.
Tuy nhiên, trong thực tế "hầu như có rất ít giáo viên đạt được trình độ Anh văn theo như quy định" đặc biệt giáo viên thế hệ 6x,7x.
Trước những lo lắng của giáo viên, Báo Tin tức đã dẫn lời ông Trần Kim Tự rằng hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ, giao nhiệm vụ cho 15 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp.
Hiện nay, 15 cơ sở này đang phối hợp với các địa phương để tổ chức bồi dưỡng.
Vì vậy, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức trước ngày 31/12/2018 thì "chưa yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp".
Trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày công bố kết quả thi thăng hạng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng giáo viên có trách nhiệm cử giáo viên đã tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp tham dự khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi [1]
Trong thực tế thì chính giáo viên cũng chẳng biết đến tên 15 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp là những cơ sở nào.
Chỉ biết rằng, ở khá nhiều huyện thị trong cả nước hàng loạt trung tâm, trường đại học vẫn về chiêu sinh cấp chứng chỉ ngoại ngữ chỉ sau một hoặc vài ngày đăng kí.
Đăng kí học còn đỡ, nhiều giáo viên lại chẳng cần đi đăng kí mà chỉ cần ngồi nhấp chuột, nộp tiền là có ngay chứng chỉ ngoại ngữ mình cần.
Nếu đánh cụm từ "mua bán chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội" vào trang tìm kiếm google sẽ cho hơn 600 nghìn kết quả; cụm từ "làm chứng chỉ tiếng Anh lấy ngay" sẽ cho 385 nghìn kết quả tìm kiếm...
Tìm hiểu trang web: http://tienganhb1b2c1.edu.vn của Trung tâm ngoại ngữ T&G, có địa chỉ tại số 272 Khương ình (Thanh Xuân, Hà Nội), người đọc sẽ gặp những dòng quảng cáo bắt mắt như:
Tuyển sinh và đào tạo tiếng Anh A2, B2, B1, C1 theo khung tham chiếu châu Âu; hỗ trợ đầu ra 99%, học thật, thi thật và có lưu hồ sơ gốc.
Trong vai người có nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh B1, chúng tôi liên hệ với đại diện của Trung tâm ngoại ngữ T&G là anh Trung, số điện thoại 0977.179.xxx và được anh hướng dẫn rất nhiệt tình:
"Nếu anh cần chứng chỉ tiếng Anh B1 của Trường Đại học Hà Nội cấp thì nộp cho em 12 triệu đồng, thi tại trường. Nếu thi tại Trường ại học Vinh (Nghệ An) thì nộp 6,5 triệu đồng, em bao đỗ 99,9%.
Anh đưa trước cho em 50% tổng số tiền và kèm hai ảnh, chứng minh thư bản sao, số tiền còn lại đưa nốt trước khi vào phòng thi.
Nếu muốn chứng chỉ loại khá, giỏi thì nộp thêm từ ba triệu đến năm triệu đồng...". [2]
Bất kể giá cả bao nhiêu miễn có được trong tay chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định thì giáo viên cũng đành "tặc lưỡi" để bỏ ra một khoản tiền lấy về cho xong.
Thông tư 20/2017/BGDĐT quy định việc thăng hạng giáo viên đã trở thành "chiếc cần câu cơm" béo bở cho nhiều trung tâm ngoại ngữ và trung tâm dạy nghề ở các địa phương.
Bởi, nhờ việc quy định về chứng chỉ ngoại ngữ mà họ đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ còn giáo viên lại bị "bóp cổ" không thương tiếc.
Liệu việc giáo viên thăng hạng có đồng nghĩa với chất lượng học sinh cũng được nâng lên?
Tài liệu tham khảo:
[1] https://baotintuc.vn/giao-duc/thi-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-co-gay-kho-cho-giao-vien-20171104090919850.htm
[2]http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/34531102-chan-chinh-viec-dao-tao-cap-chung-chi-ngoai-ngu.html
Theo giaoduc.net.vn
Đà Nẵng: Chuẩn bị kiểm tra quy mô lớn tại các trường học Đây là đợt kiểm tra quy mô và nhiều nội dung nhất của ngành Giáo dục TP từ đầu năm học 2017 - 2018 đến nay. Đà Nẵng sẽ kiểm tra quy mô lớn các trường học. Ngày 16/3, thông tin từ sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.Đà Nẵng, Sở sẽ tổ chức đợt kiểm tra hoạt động của các đơn...