Công đoàn GD Nghệ An yêu cầu trao máy tính cho học sinh sau phản ánh của Tạp chí
Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã ra văn bản để đôn đốc, yêu cầu các địa phương trong tỉnh rà soát và báo cáo lại đầy đủ về tình hình.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có bài viết “Phụ huynh THCS Quỳnh Tân “tố” trường om hiện vật “Sóng và máy tính cho em”, phản ánh về bức xúc của phụ huynh tại Trường Trung học cơ sở Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ra văn bản đôn đốc, yêu cầu địa phương báo cáo
Liên quan đến việc này, để tìm hiểu cụ thể về cách thức triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” tại địa phương, ngày 18/8, phóng viên cũng đã liên hệ với ông Đặng Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An.
Ông Hải cho biết: “Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển kinh phí về địa phương, chúng tôi được yêu cầu mua hiện vật là máy tính bảng để trao tặng cho các học sinh.
Trong chương trình, địa phương được phân bổ 70 tỷ đồng tiền mặt và được quy định cụ thể là phải mua 28.000 máy. Ngoài ra, có hơn 8.000 máy tính bảng khác được Bộ hỗ trợ luôn bằng hiện vật”.
Đề cập đến việc, thời điểm hiện tại có một số trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vẫn chưa trao tặng hiện vật của chương trình cho học sinh, việc này Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An có biết hay không?
Về việc này, ông Hải cho hay: “Có thể là do các trường triển khai chưa kịp. Còn Nghệ An là một trong những tỉnh được đánh giá là triển khai rất tốt, rất nhanh chương trình này.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, việc rà soát đúng đối tượng học sinh được nhận hỗ trợ của chương trình này mất rất nhiều thời gian. Đối tượng ở đây là con hộ nghèo, hộ cận nghèo và có bố mẹ tử vong do Covid-19 cần được xác minh chính xác.
Sự việc như phóng viên phản ánh là có, bởi vì quá trình triển khai từ lúc chúng tôi nhận được máy đến lúc hoàn thiện các thủ tục để trao tặng cho các học sinh phải điều chỉnh đi điều chỉnh lại và hoàn thiện mất rất nhiều thời gian
Quy trình làm việc này, đầu tiên chúng tôi yêu cầu nhà trường báo cáo và phải có xác nhận của địa phương. Sau khi có xác nhận của địa phương, chúng tôi phải cập nhập lên hệ thống dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Có thể một số địa phương do còn lúng túng trong việc chưa hiểu đúng bản chất của văn bản nêu ra nên mới xảy ra sự việc như vậy”.
Ông Hải cũng khẳng định, dù các trường có chậm trễ nhưng quyền lợi của các học sinh sẽ không bị lãng quên.
Sau phản ánh của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam vào ngày 18/8, đến ngày 20/8 Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có văn bản để đôn đốc và yêu cầu các địa phương rà soát và báo cáo lại đầy đủ về tình hình. Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cung cấp
Vị này nhấn mạnh, trước thời điểm khai giảng năm học 2022-2023, sẽ yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường tại địa phương phải bàn giao hiện vật Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cho tất cả các học sinh có danh sách.
Kể các những học sinh đã ra trường nhưng trước đó các em này nằm trong danh sách được nhận hỗ trợ thì các trường vẫn phải bàn giao máy tính bảng cho các học sinh đó.
“Có thể các nhà trường đang chọn thời điểm thích hợp để bàn giao cho các học sinh, chứ không thể nào có chuyện các em có danh sách mà trường lại không bàn giao cho các em.
Quan điểm của ngành giáo dục Nghệ An là tất cả các học sinh đều được đảm bảo quyền lợi. Kể cả học sinh lớp 9, lớp 12 đã tốt nghiệp thì vẫn bàn giao cho các em để tiếp tục sử dụng trong việc học tập ở cấp học cao hơn”, ông Hải nói.
Đề cập đến việc, một số hiệu trưởng tại huyện Quỳnh Lưu cho rằng đang thực hiện theo “chủ trương” chỉ cấp máy tính bảng cho học sinh trong điều kiện học trực tuyến, còn trong điều kiện bình thường nhà trường sẽ bảo quản, về việc này ông Hải cho hay: “Tinh thần của chương trình này là trao tặng cho các học sinh sử dụng.
Khi nào các em không sử dụng nữa, nếu có tấm lòng thì khuyến khích các em tặng lại để trao lại cho học sinh khác khi thiết bị vẫn còn sử dụng được.
Còn về mặt pháp lý, đối với chương trình này chúng tôi không chỉ là trao tặng máy tính bảng mà còn ủng hộ mỗi em 1 sim vào mạng nữa để các em sử dụng. Đảm bảo các em vừa có máy tính bảng, vừa có sóng. Sắp tới chúng tôi sẽ thành lập đoàn kiểm tra, giám sát. Còn đơn vị nào bàn giao sai thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm”.
Còn bao nhiêu trường ở Quỳnh Lưu chưa phát máy tính bảng cho học sinh?
Trước đó như phản ánh của Tạp chí, nhiều phụ huynh cho biết, con em họ chưa được nhận hiện vật của Chương trình dù có trong danh sách.
Phóng viên đã trao đổi với ông Trần Xuân Nhương – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Lưu để làm rõ.
Trong nhiều câu hỏi bằng tin nhắn được phóng viên nêu ra, trong đó có nội dung đề cập việc, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Quỳnh Tân nói, số máy tính bảng của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được bàn giao thì nhà trường tự bảo quản và chỉ cho học sinh mượn khi thật cần thiết chứ không phải trao tặng miễn phí cho học sinh là chủ trương chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quỳnh Lưu, việc này có đúng hay không?
Tuy nhiên, câu trả lời của vị lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Lưu không đề cập đến nội dung này.
Trong tin nhắn trả lời phóng viên, ông Nhương cho biết: “Máy giao hẳn cho học sinh, khuyến khích các em khi hết nhu cầu sử dụng thì nên tặng lại cho học sinh khác hoặc giao lại cho nhà trường để bố trí cho các học sinh có nhu cầu”.
Trong lần trao đổi trực tiếp qua điện thoại vào ngày 18/8, ông Nhương cho biết thêm: “Các trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu chậm trễ trong việc bàn giao máy tính bảng của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cũng đã có báo cáo về cho Phòng Giáo dục và Đào tạo về tình hình.
Thời điểm đó cũng là cuối năm học, khi ấy là cuối tháng 5 rồi. Không phải chúng tôi bàn giao muộn cho các trường mà đến thời điểm đó chương trình mới cấp máy về. Đâu phải chúng tôi mang máy về rồi giữ lại đó để trao bị muộn như vậy”.
Giáo viên Nghệ An vui mừng đón học sinh trở lại trường
Sau thời gian dài phải học ở nhà vì dịch COVID-19, đến nay tất cả trường học trên địa bàn Nghệ An đã đón học sinh trở lại.
Các giáo viên mầm non chăm sóc trẻ trong ngày tựu trường
Sáng 4/4, các trường mầm non, tiểu học ở Nghệ An đồng loạt mở cửa đón học sinh đến trường học trực tiếp sau gần một năm gián đoạn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Dù đã bước sang học kỳ II khá lâu nhưng việc mở cửa trở lại trường học không chỉ tạo điều kiện cho phụ huynh, học sinh mà còn tạo cơ hội cho nhiều giáo viên - nhất là giáo viên ở các trường mầm non ngoài công lập - có việc làm ổn định trở lại.
Tại Trường mầm non tư thục Họa My, phường Hưng Dũng (TP Vinh), từ sáng sớm các giáo viên đã tới trường, tất bật dọn dẹp lớp học đón trẻ. Cô Phạm Thị Lý - giáo viên nhóm trẻ 3 tuổi chia sẻ: dịch bệnh khiến gần 1 năm qua chúng tôi phải nghỉ dạy không lương, đời sống gặp nhiều khó khăn. Hôm nay trường lớp được mở lại, chúng tôi rất vui mừng vì lại được sống với nghề dạy trẻ.
Các học sinh được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn ở cổng trường trước khi vào lớp học.
Theo lãnh đạo nhà trường này, từ tháng 8/2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trường đóng cửa nên 45 cán bộ, giáo viên nhà trường phải nghỉ dạy không lương. Trong thời gian này, nhà trường vẫn đóng các chế độ bảo hiểm nhằm chia sẻ với các giáo viên hợp đồng và "giữ chân" người lao động.
Cùng với bậc mầm non, học sinh tiểu học ở các huyện như Yên Thành, Tương Dương, thành phố Vinh, Thanh Chương, Diễn Châu... hôm nay cũng đã đi học trở lại sau đợt học trực tuyến kéo dài từ sau Tết.
Niềm vui của trẻ mẫu giáo sau gần 1 năm ở nhà vì dịch COVID-19
Tại trường Tiểu học Hưng Dũng 2 (phường Hưng Dũng, TP Vinh) sáng 4/4, học sinh hào hứng, phấn khởi trong ngày đầu quay lại trường học. Các em được đo thân nhiệt ở cổng trường trước khi vào lớp học. Một phụ huynh chia sẻ, dù gia đình khá lo lắng khi hai con chưa đủ tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng khi tình hình dịch đã được kiểm soát, việc để các cháu đến trường học trực tiếp sẽ hiệu quả hơn.
Theo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An, hiện TP Vinh và một số địa phương quyết định sẽ tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sau khi học sinh trở lại trường thay vì chỉ học 1 buổi như trước đây. Theo kế hoạch, năm học này có thể kết thúc muộn hơn và kéo dài đến tháng 6 để các nhà trường tranh thủ thời gian củng cố kiến thức cho học sinh.
Từ đầu mùa dịch đến sáng 4/4, Nghệ An có hơn 408.200 ca COVID-19, trong đó có 170 người tử vong, hơn 362.200 bệnh nhân đã khỏi bệnh ra viện. Những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Nghệ An có giấu hiệu "giảm nhiệt", trung bình mỗi ngày có hơn 2.000 ca. Nghệ An đã mở lại các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ các loại hình kinh doanh karaoke, bar...
Câu chuyện 'con kiến leo tường' và bài văn giải nhất ở Nghệ An Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Nghệ An năm 2021 - 2022 cho bậc THCS, câu hỏi ở phần nghị luận văn học nhiều thầy cô, học sinh đánh giá cần phải có kiến thức mở đủ lớn mới có thể giành được điểm cao. Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn, có hai câu...