Công dân toàn cầu – (Kỳ 2): “Xuất khẩu giáo dục” theo cách của IFI
TS Ngô Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (IFI) chia sẻ: Mơ ước và trí tưởng tượng cực kỳ quan trọng nhưng xuất khẩu giáo dục không chỉ là mơ.
- Tôi từng được nghe ông nói về ý tưởng xuất khẩu giáo dục đầy tham vọng của IFI. Xin ông cho biết ý tưởng đó được thực hiện đến đâu rồi?
Có thể nói là thành công. Năm 2016, năm đầu tiên triển khai chiến lược xuất khẩu giáo dục, IFI tuyển được 25 học viên quốc tế, đến từ 15 quốc gia khác nhau. Năm 2017, số học viên quốc tế tăng lên 64 và tiếp tục tăng lên. Năm 2019, chúng tôi tuyển được khoảng 100 học viên quốc tế đến từ hơn 20 quốc gia. Theo dự kiến, năm 2020, chúng tôi sẽ tuyển khoảng 150 học viên quốc tế đến từ 30 quốc gia. Hiện nay, IFI đang dẫn đầu các tổ chức đại học cả nước về chỉ số quốc tế hóa.
TS Ngô Tự lập (bìa trái) tại lễ khai giảng khóa học của Viện Quốc tế Pháp ngữ 2018 – 2019
- Và thông qua xuất khẩu giáo dục, IFI đang mong muốn truyền tải văn hóa Việt Nam tới bè bạn năm châu?
Không, chúng tôi không dạy tiếng Pháp và cũng không dạy văn hóa Việt Nam, mà dạy công nghệ. Học viên nước ngoài đang theo học ba chương trình thạc sĩ, đó là: Hệ thống thông minh và đa phương tiện, Truyền dữ liệu và mạng máy tính và Truyền thông số và xuất bản, học hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Trong năm 2020 tới đây, chúng tôi bắt đầu tuyển sinh Thạc sĩ Công nghệ tài chính (Fintech), học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, mọi học viên của chúng tôi đều được học tiếng Anh. Học viên quốc tế còn được học tiếng Việt như là công cụ giao tiếp.
- Nhưng ý tưởng xuất khẩu giáo dục có mang màu sắc thương mại quá không, thưa ông?
Màu sắc thương mại thì sao? Thương mại có gì là xấu? Còn về tính cách, mặc dù nhiều người biết tôi là nhà thơ, nhưng tôi xuất thân là dân khoa học – công nghệ. Bằng đại học đầu tiên của tôi là kỹ sư hàng hải. Sau khi trải qua rất nhiều nghề, tôi nhận thấy rằng chất thơ hiện hữu ở mọi nơi, kể cả trong khoa học và kinh doanh. Tôi luôn nói rằng ở IFI, trí tưởng tượng lên ngôi.
Trong khi xã hội vẫn không ngừng ồn ào về khủng khoảng giáo dục đại học và du học ngày càng nhiều, thì IFI nỗ lực làm một công việc tưởng chừng bất khả thi, đó là xuất khẩu giáo dục.
- Và ý tưởng xuất khẩu giáo dục đến với ông như thế nào?
Xuất khẩu giáo dục còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng không mới đối với thế giới. Chúng ta đã từng có một nền giáo dục phát triển hơn nhiều so với Malaysia, Singapore. Trường đại học hiện đại đầu tiên của Việt Nam thành lập năm 1906, trong khi đến năm 1961, khi Singapore rời khỏi Liên hiệp Malaysia, họ mới có chung một trường cao đẳng gồm hai phân hiệu ở Kuala Lumpur và Singapore. Hai phân hiệu này về sau phát triển thành hai trường Đại học Quốc gia. Năm 1975, Malaysia chỉ có 5 trường đại học, trong khi miền Bắc Việt Nam có 36 trường, miền Nam có hơn một chục trường đại học đa ngành kiểu Mỹ. Nhưng đến năm 2000, Malaysia có 700 trường đại học và cao đẳng. Đến đầu những năm 2000, chúng ta bắt đầu nhập khẩu giáo dục từ Malaysia.
Video đang HOT
Nhưng ý tưởng xuất khẩu giáo dục Việt Nam không phải là của riêng tôi. Quốc hội và Chính phủ đã từng bàn đến. Là người từng học tập, nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới, tôi nhận thấy rằng mặc dù đang có nhiều vấn đề, nhưng cũng không thể phủ nhận nhiều thành tựu vĩ đại của nền giáo dục nước nhà trong mấy chục năm.
- Để triển khai ý tưởng của mình, việc đầu tiên ông thực hiện là gì?
Là thay đổi cách truyền thông. Nhưng để hiệu quả, cần làm rõ được thế mạnh của mình và phải hiểu rõ nhu cầu của các đối tượng tuyển sinh. Vì các chương trình của IFI khi đó đều giảng dạy bằng tiếng Pháp, tôi nhận định các quốc gia Pháp ngữ châu Phi và châu Mỹ là một thị trường tiềm năng. Chúng tôi có may mắn lớn là tình cảm của nhân dân các nước này với chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi hay nói đùa rằng họ là hai chuyên gia truyền thông xuất sắc của IFI.
Xin nói thêm rằng IFI được thành lập chính là nhờ tầm nhìn của đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông giữ chức Phó thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Ngoài ra, những thành tựu kinh tế của Việt Nam thời kỳ Đổi mới và sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ Việt Nam như Viettel, PFT… ở nước ngoài cũng gián tiếp tạo thuận lợi cho chúng tôi.
- Trở lại câu chuyện thương mại, theo ông điểm hấp dẫn của giáo dục Việt Nam của IFI có phải là giá rẻ?
Tôi không nghĩ vậy! Học phí của IFI nói chung là không quá cao: với hai chương trình công nghệ thông tin là 85 triệu cho 2 năm, còn với chương trình Truyền thông số là 108 triệu. Như vậy chưa hẳn đã thấp đối với học viên nước ngoài, bởi còn phải tính các chi phí sinh hoạt. Vì thế, chúng tôi có chính sách trợ giúp họ về ăn ở. Nhưng chi phí cao hay thấp còn nằm trong mối tương quan với chất lượng. Điều quan trọng nhất là tấm bằng, kiến thức và cơ hội mà người học nhận được. Hơn 80% học viên của chúng tôi được thực tập có trả lương tại châu Âu. Khoảng 40% tiếp tục học lên tiến sĩ tại các nước phát triển và nhiều cựu học viên của chúng tôi trở thành các nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp, doanh nhân… hoặc giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam và trên thế giới.
- Và kế hoạch tương lai của IFI?
Hiện nay IFI đã có một cấu trúc hoàn chỉnh để hoạt động hiệu quả với tư cách một trung tâm đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao của khu vực và thế giới. Các hoạt động của chúng tôi dựa trên ba trục chính là đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng, có sự hỗ trợ của 6 phòng thí nghiệm, Trung tâm đại học Pháp ngữ, Trung tâm chuyển giao tri thức, ấn phẩm khoa học và Vườn ươm thông minh (IFI-3i). Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu giáo dục, chúng tôi tập trung đẩy mạnh thu hút sinh viên từ châu Âu và các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản và các nước ASEAN.
Với châu Phi, chúng tôi dự kiến sẽ khai trương một phân hiệu tại Đại học Kinshasa (Congo). Một lần nữa, IFI lại đi tiên phong.
- Xin cảm ơn ông. Chúc IFI tiếp tục thành công!
Song Nhi
Theo enternews
Công dân toàn cầu - (Kỳ 1): Giấc mơ "hội nhập giáo dục"
Giáo dục đại học đã trở thành đối tượng xuất khẩu. Đó là một đặc điểm của thời đại, vừa đáng mừng vừa đáng lo.
Ai là người xây dựng chính xác chiến lược xuất khẩu dịch vụ giáo dục, người ấy chiến thắng. Bởi trong xu hướng cạnh tranh đó phải tìm được cách để "thiên hạ" đến với mình.
Đại học FPT - Đại học Việt Nam đầu tiên xuất khẩu giáo dục tại chỗ
Việt Nam đang... nhập siêu giáo dục
Theo thống kê của Việt Nam hiện nay có khoảng 110.000 đến 125.000 du học sinh đang học ở nước ngoài. Mỗi năm người Việt chi ước chừng khoảng 3 tỷ đô la (USD) cho con du học. Trong khi đó, chỉ có 3.000 du học sinh các nước đang học tại Việt Nam. Nếu nhìn giáo dục như một nền kinh tế thì chúng ta đang nhập siêu giáo dục. Tổng số sinh viên Việt Nam hiện nay là 2,4 triệu và chi phí hàng năm để đào tạo số lượng sinh viên này là 1,7 tỷ USD - 2 tỷ USD.
Ngoài chảy máu tiền tệ, chất xám, chúng ta còn để chảy máu lòng tin về giáo dục nước nhà. iều này phản ánh một thực trạng "thị trường" giáo dục của Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước. Một nền giáo dục không hấp thụ được học sinh thì đó là một nền giáo dục thiếu hội nhập.
Xuất khẩu giáo dục là điều được nhắc đến nhiều lần ở những bàn tròn giáo dục khác nhau tại Việt Nam. Nhiều đơn vị, cũng đã từng bước đi thử nghiệm, chẳng hạn đại học FPT ra sức "kéo" các du học sinh từ các nước khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc đến học tại trường này tại Việt Nam. Không chỉ có FPT, tại Việt nam, một số trường Đại học đã đi tiên phong từ nhiều năm nay trong việc mở rộng liên kết đào tạo, tuyển sinh sinh viên quốc tế như: Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại giao, Đại học Quốc gia, Đại học Khoa học và công nghệ, Hutech...
Chúng ta đang sống trong điều kiện nền kinh tế tri thức. Vốn con người là tài nguyên chính của bất cứ đất nước nào. Nó còn quan trọng hơn cả dầu khí, rừng, than đá, vàng...
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có 4 trường Đại học có vốn 100% nước ngoài là RMIT (Úc), Trường Đại học Anh, Đại học Y khoa Tokyo, Đại học FullBright. Tuy nhiên cũng chưa có một tổng kết cụ thể nào về lợi ích của những khóa liên kết đào tạo hoặc các đầu tư giáo dục nước ngoài vào Việt Nam đã mang lại được cho nền kinh tế Việt Nam.
TS. àm Quang Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Xuân ngoài công việc của một giảng viên, một nhà quản lý, anh luôn đặt cho mình một mục tiêu để nghiên cứu. Dù chất lượng giáo dục H Việt Nam còn nhiều điều chưa ổn, nhưng từ năm 2014, khi còn là hiệu trưởng trường Đại học FPT, TS. àm Quang Minh đã nghĩ đến giấc mơ xuất khẩu giáo dục.
Sau một thời gian vật lộn trên "thương trường" giáo dục quốc tế, anh nhận thấy du học sinh chọn quốc gia rồi mới chọn trường H. Tức là chọn uy tín giáo dục của một quốc gia rồi mới đến uy tín của một trường H. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu quốc gia giáo dục cho Việt Nam, không gì khác là các trường H của Việt Nam phải tích cực "xuất hiện" tại các diễn đàn lớn trên thế giới về giáo dục. Những năm vừa qua, TS. Minh cùng một số chuyên gia giáo dục đã vận động một số trường tham gia vào nhóm toàn cầu hóa giáo dục của QS (Quacquarelli Symonds - tổ chức giáo dục chuyên về đánh giá, xếp hạng các trường H trên thế giới).
Anh mong muốn thời gian tới, làm sao có được từ hơn 10 trường đến 20 trường H sẵn sàng tham gia nhóm toàn cầu hóa giáo dục của QS. Theo TS. Minh, các trường H công lập của Việt Nam đã bắt đầu chuyển mình. Mấu chốt của vấn đề là phải thay đổi hệ thống chính sách đối với trường công. Ví dụ như có chỉ tiêu nhất định cho việc này; thay đổi áp đặt yêu cầu cao với chương trình đào tạo. Không thể nói quốc tế hóa giáo dục mà chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt. Phải có chính sách để có được giảng viên nước ngoài... rồi mới nói đến chuyện có sinh viên quốc tế.
Xây dựng "cứ điểm" giáo dục mới
Với câu chuyện xuất khẩu giáo dục, bà Nguyễn Phi Vân, thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông nam Á, đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia đã mua lại toàn bộ franchise của Arkki Phần Lan ở vùng Đông Nam Á?
Khi khai trương Trung tâm STEM của Thái Lan, bà nói trong phần chia sẻ của mình: "We build job creators, not job seekers - Chúng tôi xây dựng một thế hệ tạo ra việc làm, không đi tìm việc...".
Nhưng vị nữ doanh nhân này vẫn không dứt ra được câu hỏi: "Sao phải là Arkki Phần Lan, mà không là một chương trình STEM nào đó của Việt Nam? Đủ tốt mà. Đủ thú vị mà. Đủ sáng tạo mà...".
Bởi mỗi năm chúng ta vẫn tiếp tục chi ra rất nhiều tiền để các bạn trẻ - và cả không còn trẻ - đi du học. Bao nhiêu phần trăm trong số này quay về, bao nhiêu ở lại với những cống hiến tốt hơn cho Việt Nam.
Bởi hơn lúc nào hết thực trạng "nhập khẩu giáo dục" đang ngày càng tăng. Từ các chương trình liên kết đào tạo, các chương trình chính khóa, các chương trình ngoại khóa lẫn các chương trình... vô thưởng vô phạt, cách làm hiệu quả nhất đối với nhà đầu tư giáo dục chính là nhập khẩu.
Việc thu hút sinh viên quốc tế, hay còn gọi là xuất khẩu giáo dục với Việt Nam trước kia vốn được xem là việc xa vời. Nhưng, những điều kiện mới, bối cảnh mới đang đem đến cho chúng ta nhiều điều kiện để trở thành một điểm đến mới của sinh viên quốc tế. Vì vậy, thu hút sinh viên quốc tế không nên xem là việc của từng trường đại học đơn lẻ mà nên nhìn điều này như một chiến lược cấp quốc gia...
Với nghị quyết về cải cách triệt để giáo dục, Việt Nam đã tỏ rõ lòng quyết tâm đưa giáo dục Việt Nam hội nhập cùng thế giới.
Vậy là hướng tới xuất khẩu giáo dục - tại sao không !
Đức Hạnh
Theo enternews
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Hải Phòng: Tiên phong mô hình dạy và học đa ngôn ngữ Hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường sư phạm tân tiến, thân thiện với chất lượng giáo dục cao, đào tạo thế hệ tương lai của đất nước tiệm cận nhu cầu của cuộc sống hiện đại, hội nhập và phát triển, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã mạnh dạn chọn hướng đi mới, đặt những viên gạch đầu tiên,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổi
Netizen
10:53:13 01/04/2025
Chứng khoán lao dốc vì thuế dồn dập từ Mỹ
Thế giới
10:45:20 01/04/2025
Những bí kíp diện đồ công sở thoải mái trong ngày hè
Thời trang
10:42:26 01/04/2025
Tiểu thư Harper chỉ cần thay đổi kiểu tóc đã chiếm trọn spotlight trong bữa tiệc toàn siêu sao của David Beckham
Sao thể thao
10:41:44 01/04/2025
Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!
Nhạc việt
10:16:54 01/04/2025
Cặp đôi bị "Dispatch Việt Nam" Trường Giang làm lộ bí mật đám cưới, đàng gái gấp rút viết thư tay thừa nhận 1 điều
Sao việt
10:11:31 01/04/2025
Từng bị đuổi khỏi nhà, Lee Jung Jae giờ là ngôi sao đắt giá nhất Hàn Quốc
Sao châu á
10:07:02 01/04/2025
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Địa đạo là tình yêu với mảnh đất Củ Chi và đất nước
Hậu trường phim
09:44:16 01/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 20: Nguyên bối rối khi An vẫn nhớ thói quen của mình
Phim việt
09:40:30 01/04/2025
Vụ án ở Trạm CSGT Suối Tre hé lộ nhiều bí mật
Pháp luật
09:29:24 01/04/2025